Giải mục 2 trang 89, 90 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo


Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi \(A\) là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 5”

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 2

 Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi \(A\) là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 5”, gọi \(B\) là biến cố “Xuất hiện hai mặt có củng số chấm”. Hai biến cố \(A\) và \(B\) có thể đồng thời cùng xảy ra không?

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần tử của tập hợp và nhận xét.

Lời giải chi tiết:

\(A = \left\{ {\left( {1;4} \right);\left( {2;3} \right);\left( {3;2} \right);\left( {4;1} \right)} \right\}\)

\(B = \left\{ {\left( {1;1} \right);\left( {2;2} \right);\left( {3;3} \right);\left( {4;4} \right);\left( {5;5} \right);\left( {6;6} \right)} \right\}\)

Hai biến cố \(A\) và \(B\) không thể đồng thời cùng xảy ra.

Thực hành 2

Hãy tìm một biến cố khác rỗng và xung khắc với cả ba biến cố \(A,B\) và \(C\) trong Ví dụ 1.

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần tử không là phần tử của các tập hợp \(A,B\) và \(C\) và tìm điểm chung.

Lời giải chi tiết:

\(D = \left\{ {\left( {2;6} \right);\left( {3;5} \right);\left( {4;4} \right);\left( {5;3} \right);\left( {6;2} \right)} \right\}\): “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8”.

Thực hành 3

a) Hai biến cố đối nhau có xung khắc với nhau không?

b) Hai biến cố xung khắc có phải là hai biến cố đối nhau không?

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa biến cố đối và biến cố xung khắc.

Lời giải chi tiết:

a) Hai biến cố đối không đồng thời xảy ra nên hai biến cố đối nhau xung khắc với nhau.

b) Hợp của hai biến cố xung khắc có thể không bằng không gian mẫu nên hai biến cố xung khắc không phải là hai biến cố đối nhau.


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí