Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Giải Tích 12>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Giải Tích 12
Đề bài
Câu 1. Trong các số sau số nào lớn nhất ?
A. \({\log _2}5\) B. \({\log _4}15\)
C. \({\log _8}3\) D. \({\log _{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{1}{6}\)
Câu 2. Đạo hàm của hàm số \(y = {(2x + 1)^e}\) là:
A. \(y' = 2{(2x + 1)^e}\)
B. \(y' = 2e{(2x + 1)^{e - 1}}\)
C. \(y' = e{(2x + 1)^{e - 1}}\)
D. \(y' = 2{(2x + 1)^{e - 1}}\).
Câu 3. Cho a > 1. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau :
A. \({\log _a}x > 0\) khi \(x > 1\).
B. \({\log _a}x < 0\) khi \(0 < x < 1\).
C. Đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\) có tiệm cận ngang là trục hoành.
D. Nếu 0 < x1 < x2 thì \({\log _a}{x_1} < {\log _a}{x_2}\).
Câu 4. Điều kiện xác định của phương trình \({\log _x}(2{x^2} - 7x + 5) = 2\) là:
A. \(x \in (0; + \infty )\)
B. \(x \in (0;1)\)
C. \(x \in \left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\)
D. \(x \in \left( {0;1} \right) \cup \left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\).
Câu 5. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hàm số \(y = {\log _a}x\) với \(a > 1\) nghịch biến trên khoảng \((0; + \infty )\).
B. Hàm số \(y = {a^x}\)với \(0 < a < 1\) đồng biến trên khoảng \((0; + \infty )\).
C. Hàm số \(y = \log x\) nghịch biến trên khoảng \((0; + \infty )\).
D. Hàm số \(y = {a^x}\)với \(0 < a < 1\) nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; + \infty )\).
Câu 6. Phương trình \({3^{3x + 1}} = 27\) có nghiệm là:
A. 4 B. 1
C. \(\dfrac{2}{3}\) D. \(\dfrac{3}{4}\).
Câu 7. Tập nghiệm của bất phương trình \({3^{2x - 5}} < 9\) là:
A. \(\left( { - \infty ;\dfrac{7}{2}} \right)\)
B. \(\left( {\dfrac{7}{2}; + \infty } \right)\)
C. \(\left( { - \infty ;\dfrac{5}{2}} \right)\)
D. \(\left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\).
Câu 8. Biểu thức \(\sqrt {x\sqrt {x\sqrt {x\sqrt x } } } \,\,(x > 0)\) được viết dưới dạng lũy thừa số mũ hữu tỷ là;
A. \({x^{{{15} \over {16}}}}\)
B. \({x^{{{15} \over {18}}}}\)
C. \({x^{{3 \over {16}}}}\)
D. \({x^{{7 \over {18}}}}\).
Câu 9. Cho phương trình \(\ln x + \ln (x + 1) = 0\). Chọn khẳng định đúng :
A. Phương trình vô nghiệm.
B. Phương trình có hai nghiệm .
C. Phương trình có nghiệm \( \in (1;2)\).
D. Phương trình có nghiệm \( \in (0;1)\).
Câu 10. Số nghiệm của phương trình \({2^{2{x^2} - 7x + 5}} = 1\) là:
A. 0 B. 1
C. 2 D. 3
Lời giải chi tiết
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
D |
B |
C |
D |
D |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
A |
D |
C |
Câu 1. Ta có
\(\begin{array}{l}{\log _4}15 = \dfrac{1}{2}{\log _2}15 = {\log _2}\sqrt {15} \\{\log _{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{1}{6} = - {\log _2}\dfrac{1}{6} = {\log _2}6\\{\log _8}3 = \dfrac{1}{3}{\log _2}3 = {\log _2}\sqrt[3]{3}\end{array}\)
Do \(6 > 5 > \sqrt {15} > \sqrt[3]{3}\) và \(2 > 1\)
\(\Rightarrow {\log _2}6 > {\log _2}5 > {\log _2}\sqrt {15} > {\log _2}\sqrt[3]{3}\).
Do đó, \({\log _{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{1}{6}\) lớn nhất.
Chọn đáp án D.
Câu 4. Điều kiện xác định của phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x \ne 1\\2{x^2} - 7x + 5 > 0\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x \ne 1\\x \in \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow x \in \left( {0;1} \right) \cup \left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\)
Chọn đáp án D.
Câu 6. Ta có \({3^{3x + 1}} = 27\)
\(\Leftrightarrow {3^{3x + 1}} = {3^3}\)
\(\Leftrightarrow \,3x + 1 = 3\)
\(\Leftrightarrow \,\,x = \dfrac{2}{3}\)
Chọn đáp án C.
Câu 7. Ta có
\({3^{2x - 5}} < 9\, \Leftrightarrow \,\,\,{3^{2x - 5}} < {3^2}\)
\(\Leftrightarrow \,\,\,2x - 5 < 2\,\,\, \Leftrightarrow x < \dfrac{7}{2}\)
Chọn đáp án A.
Câu 8. Ta có
\(\begin{array}{l}\sqrt {x\sqrt {x\sqrt {x\sqrt x } } } = \sqrt {x\sqrt {x\sqrt {x.{x^{\dfrac{1}{2}}}} } } \\= \sqrt {x\sqrt {x\sqrt {{x^{\dfrac{3}{2}}}} } } = \sqrt {x\sqrt {x.{x^{\dfrac{3}{4}}}} } \\= \sqrt {x\sqrt {{x^{\dfrac{7}{4}}}} } = \sqrt {x.{x^{\dfrac{7}{8}}}} \\ = \sqrt {{x^{\dfrac{{15}}{8}}}} = {x^{\dfrac{{15}}{{16}}}}\end{array}\)
Chọn đáp án A.
Câu 9. Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x + 1 > 0\end{array} \right.\,\, \Leftrightarrow x > 0\). Ta có phương trình tương đương
\({\mathop{\rm lnx}\nolimits} \left( {x + 1} \right) = 0\)
\(\Leftrightarrow x\left( {x + 1} \right) = 1\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}\\x = \dfrac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\end{array} \right.\) .
Trong đó: \(x = \dfrac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2} \in (0;1)\).
Chọn đáp án D.
Câu 10. Ta có
\(\begin{array}{l}{2^{2{x^2} - 7x + 5}} = 1\,\, \Leftrightarrow {2^{2{x^2} - 7x + 5}} = {2^0}\\ \Leftrightarrow \,\,2{x^2} - 7x + 5 = 0\\ \Leftrightarrow \,\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{5}{2}\\x = 1\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy số nghiệm của phương trình là 2.
Chọn đáp án C.
Loigiaihay.com