Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn- Văn mẫu 6 Chân trời sáng tạo

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá

Tải về

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

    Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấcTôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước. 

Chú thích:

- Nhân hóa: in đậm

- Câu có nhiều vị ngữ: gạch chân.

Bài mẫu 2

Tết năm nay, tôi được đi chợ hoa cùng với bố. Chiều hai bảy Tết, chợ rất đông đúc và nhộn nhịp. Sắc xuân đang tràn ngập khắp muôn nơi. Hàng trăm loài hoa thi nhau khoe sắc thắm. Nhưng có lẽ hoa đào, hoa mai vẫn là nổi bật nhất. Những cánh đào hồng duyên dáng. Những cánh mai vàng ấm áp. Hai bố con đi dạo một vòng quanh chợ, ngắm nghía những chậu hoa. Bố nói rằng sẽ mua một chậu hoa đào về chơi Tết. Mất một lúc lâu, tôi và bố mới chọn được một chậu ưng ý. Chính tôi là người đã gợi ý cho bố cây đào này. Cây khá cao, được trồng trong một chiếc chậu màu trắng. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, khoác lên mình một chiếc áo màu nâu đậm. Từ thân cây tỏa đâm ra nhiều cành cây được tạo dáng độc đáo. Trên cành, những chiếc lá xanh non cùng với nhiều nụ đào đang chúm chím. Sau đó, tôi và bố lại tiếp tục dạo quanh chợ. Khi đi qua khu bán cây quất, tôi đã đề nghị bố mua thêm một chậu về cho căn nhà thêm phần rực rỡ. Hai bố con lại vào chọn cây. Dạo quanh chợ hoa, tôi mới cảm nhận không khí mùa xuân đang đến rất gần. Khi cây đào được mang về nhà, ai cũng khen ngợi. Bố đã nói với mọi người rằng tôi đã giúp bố chọn cây đào. Tôi nhận được lời khen mà vô cùng vui vẻ. Tết năm nay, tôi đã có một kỉ niệm thật đẹp cùng với bố của mình.

  • Câu có nhiều vị ngữ: Hai bố con đi dạo một vòng quanh chợ, ngắm nghía những chậu hoa.
  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, khoác lên mình một chiếc áo màu nâu đậm.

Bài mẫu 3

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học thật đáng trân trọng. Buổi sáng hôm ấy, tôi không cần mẹ phải đánh thức như mọi khi, mà thức dậy từ rất sớm. Tôi đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Sau đó, mẹ đã đưa tôi đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy vừa háo hức, vừa hồi hộp. Ông mặt trời đã lên cao. Tiếng chim hót ríu rít. Khoảng mười lăm phút sau, tôi đã nhìn thấy mái trường thân yêu. Mẹ gửi xe máy, rồi dắt tôi vào trong trường. Trên sân trường có rất nhiều học sinh và phụ huynh. Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng, hồi hộp hơn. Nhưng mẹ đã động viên, giúp tôi tự tin hơn. Mẹ đưa tôi đến phòng học số 21. Cô giáo đã đứng chờ ở cửa lớp, đón tôi bằng một nụ cười dịu dàng. Tôi còn nhớ mãi cái ôm động viên của mẹ trước khi ra về. Ngày hôm đó, tôi được làm quen với cô giáo và bạn bè. Buổi học đầu tiên thật tuyệt vời biết bao!

  • Câu có nhiều vị ngữ: Tôi đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới.
  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Ông mặt trời đã lên cao.

Bài mẫu 4

Bà ngoại là người tôi yêu mến nhất. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ cùng với bà. Mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được về quê thăm bà. Tôi vẫn còn nhớ mãi về kì nghỉ hè năm lớp một. Hôm đó là buổi sáng chủ nhật, tôi và mẹ ra bến xe. Khoảng sáu giờ ba mươi phút, xe xuất phát. Gần trưa, xe mới đến nơi. Tôi và mẹ xuống xe rồi đi bộ theo con đường làng về nhà bà ngoại. Hai hàng cây bên đường khẽ rung rinh đang chào đón tôi. Từ xa, tôi đã thấy bà ngoại đứng đón ở ngoài cổng. Tôi háo hức chạy đến ôm lấy bà và chào hỏi: “Cháu chào bà ạ!”. Bà mỉm cười, rồi dắt tay tôi vào nhà và hỏi han chuyện học hành của tôi. Mẹ ở lại một hôm rồi phải trở về thành phố để đi làm. Những ngày sau đó, tôi đã có nhiều trải nghiệm thú vị. Sáng sớm, tôi theo bà ra thăm đồng lúa. Buổi trưa, tôi được thưởng thức rất nhiều món ngon do bà nấu. Tối hôm đó, hai bà cháu ra ngoài sân ngồi hóng mát. Tôi được nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích tôi đã đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Bà giống như bà tiên trong các truyện cổ tích vậy. Tôi cảm thấy vô cùng yêu mến và kính trọng bà ngoại.

  • Câu có nhiều vị ngữ: Bà mỉm cười, rồi dắt tay tôi vào nhà và hỏi han chuyện học hành của tôi.
  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Hai hàng cây bên đường khẽ rung rinh đang chào đón tôi.

Bài mẫu 5

Mỗi người đều có những kỉ niệm về thời thơ ấu. Tôi cũng có một kỉ niệm vẫn còn ấn tượng mãi. Hồi bé, tôi là một đứa trẻ ham chơi. Chuyện xảy ra vào năm học lớp năm. Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi game. Tôi không suy nghĩ mà đồng ý ngay. Chúng tôi mải chơi đến tận chín giờ tối. Khi bác chủ quán nhắc nhở thì cả nhóm mới nhận ra đã muộn. Tôi lo sợ, nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi không để ý nên xảy ra va chạm với một chiếc xe máy từ trong ngõ đi ra. Tôi bị ngã ra đường, cảm thấy đau đớn. Đến khi tỉnh dậy, tôi đã ở trong bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Tôi nhìn vào đôi mắt của mẹ. Đôi mắt đã nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào. Tôi biết mẹ rất lo lắng cho mình. Mấy hôm sau, tôi đã bình phục và được về nhà. Khi trở về, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, nhìn bàn ăn có toàn những món mà yêu thích của mình, cảm thấy xúc động vô cùng. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ kỉ niệm đó, tôi cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Tôi tự hứa sẽ khiến cho bố mẹ cảm thấy tự hào về tôi.

  • Câu có nhiều vị ngữ: Tôi nhẹ nhàng đi vào, nhìn bàn ăn có toàn những món mà yêu thích của mình, cảm thấy xúc động vô cùng.
  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Đôi mắt đã nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào.

Bài mẫu 6

Em rất yêu thương và kính trọng bố của mình. Năm nay, bố bốn mươi tư tuổi. Công việc của bố là một hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Sau mỗi chuyến đi, bố đều mang về cho em những món quà từ vùng đất mà bố đi qua, kể cho em nghe nhiều câu chuyện thú vị. Mỗi món quà đều thể hiện tình cảm của bố. Và mỗi câu chuyện lại gửi gắm một bài học giá trị. Những điều đó đã trở thành hành trang quý giá cho em trong cuộc sống. Em mong rằng tương lai có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi đến nhiều nơi, giống như bố vậy. Dù bận rộn, nhưng mỗi khi được ở nhà, bố luôn giúp đỡ mẹ công việc nhà. Em thường nói đùa rằng bố chính là “siêu nhân” của riêng mẹ. Với em, bố chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc.

  • Câu có nhiều vị ngữ: Sau mỗi chuyến đi, bố đều mang về cho em những món quà từ vùng đất mà bố đi qua, kể cho em nghe nhiều câu chuyện thú vị.
  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi món quà đều thể hiện tình cảm của bố.

Bình chọn:
4.2 trên 14 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí