Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm (Tố Hữu) lớp 6>
1. Dàn ý chi tiết a) Mở đoạn: - Dẫn dắt, giới thiệu nhan đề và tác phẩm. - Cảm xúc chung của em về bài thơ: tự hào về những người chiến sĩ cách mạng, đặc biệt là chú bé Lượm- một chú bé liên lạc hồn nhiên, trong sáng và anh đã hi sinh khi làm nhiệm vụ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý chi tiết
a) Mở đoạn:
- Dẫn dắt, giới thiệu nhan đề và tác phẩm.
- Cảm xúc chung của em về bài thơ: tự hào về những người chiến sĩ cách mạng, đặc biệt là chú bé Lượm- một chú bé liên lạc hồn nhiên, trong sáng và anh đã hi sinh khi làm nhiệm vụ.
b) Thân đoạn:
* Cảm xúc chung về nội dung bài thơ:
- Hinh ảnh chú bé Lượm hiện lên trong lần đầu tiên gặp gỡ với người chú: “loắt choắt”, “xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”… gợi nên một hình ảnh hồn nhiên, nhí nhảnh.
- Hình ảnh Lượm: dũng cảm, gan dạ, nhanh nhẹn, hăng hái thực hiện nhiệm vụ, không sợ nguy hiểm “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề “Thượng Khẩn”/ Sợ chi hiểm nghèo”.
- Tư thế hi sinh anh dũng của Lượm: dù hồn lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào cánh đồng lúa quê hương. Một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.
=> Sự hi sinh của Lượm đã cho chúng ta một cảm xúc vừa thán phục vưa xót thương.
* Cảm xúc về nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm.
- HÌnh ảnh so sánh “như con chim chích” gợi dáng vẻ hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, nhanh nhẹn.
- Câu hỏi tu từ “Lượm ơi còn không?” bộc lộ một cảm xúc ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin điều đó là sự thật.
- Phép lặp từ ngữ một lần nữa khẳng định: dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh chú bé vẫn luôn ngự trị trong tâm trí mọi người, sống mãi cùng đất nước.
c) Kết đoạn: Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thành công thể hiện lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến chống quân xâm lược.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng. Tác giả đã khắc họa hình ảnh một cậu bé liên lạc mang vẻ hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm, gan dạ. Mở đầu là cuộc gặp gỡ với người chiến sĩ ở Hàng Bè vào những ngày tháng thực dân Pháp trở lại xâm lược Huế. Chiến tranh xảy ra, Lượm tham gia cách mạng với tư cách là một chiến sĩ liên lạc. Cậu được miêu tả với dáng người nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Cùng với đó là cái xắc đeo trên vai để đựng thư, chiếc ca lô đội lệch trên đầu. Không chỉ ngoại hình, chúng ta còn thấy được nét tính cách hồn nhiên của Lượm. Điều đó được thể hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ” đã diễn tả được tâm trạng của Lượm, đồng thời qua đó còn khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam. Không chỉ vậy, khi đọc bài thơ, tôi còn cảm thấy ngưỡng mộ với tinh thần của Lượm. Dù vẫn còn nhỏ tuổi nhưng cậu lại có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ được giao. Khi nhận được nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”, Lượm đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Cách nói “sợ chi” cho thấy một tâm thế chủ động của người chiến sĩ nhỏ, cậu sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm mà không hề run sợ. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ. Khi đọc khổ thơ viết về sự hy sinh của Lượm, tôi cảm thấy đau đớn, nghẹn ngào. Lượm ngã xuống giữa cánh đồng của quê hương. Có thể thấy, Lượm là một bài thơ giàu cảm xúc, mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Tố Hữu.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Bài thơ "Lượm" của Tố Hữu là một bài thơ hay và vô cùng ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ giản dị, thân thuộc, tác phẩm đã đưa đến cho người đọc hình ảnh chú bé vô cùng dũng cảm. Ngay trong khổ thơ đầu, ta bắt gặp Lượm vui vẻ, hồn nhiên đi làm nhiệm vụ. Vượt qua chiến trường với "đạn bay vèo vèo", trên tay cầm bức thư khẩn, chú bé vẫn rất thoải mái "sợ chi hiểm nghèo". Vậy nhưng chi tiết "bỗng lòe chớp đỏ" đã đánh tan khung cảnh đẹp đẽ kia: "Chú đồng chí nhỏ/Một dòng máu tươi". Sự ra đi của Lượm khiến cho tâm trạng của độc giả chùng xuống. Hai khổ thơ: "Chú bé loắt choắt/.../Nhảy trên đường vàng" xuất hiện ở cả đầu và cuối tác phẩm, nhưng lại mang theo những xúc cảm trái ngược. Nếu như ban đầu đó là lời giới thiệu đầy thương yêu thì khi kết bài thơ, nó lại là sự tiếc thương, đau xót cho một chú bé hi sinh khi còn quá trẻ. Bằng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh quen thuộc, tác giả đã làm nổi bật sự nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc. Đồng thời, khắc họa được thực tế đau xót của chiến tranh. Có thể nói, Lượm chính là hình tượng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, dũng cảm của nhân dân ta trong công cuộc gìn giữ độc lập dân tộc.
Bài tham khảo Mẫu 1
"Lượm" là một trong những bài thơ hay của nhà văn Tố Hữu được đông đảo thế hệ học sinh yêu thích.Bài thơ ra đời năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ kể về cuộc đời cách mạng của Lượm. Chú bé Lượm hiện lên thật ngây thơ, tinh nghịch, hăng hái. Đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên, chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Lượm là chú bé liên lạc trên chiến trường đầy nguy hiểm, cạm bẫy luôn rình rập cậu. Nhưng vì lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình Lượm đã xuất sắc hoàn thành những nhiệm vụ được giao.Trong một lần đi giao thư "Thượng khẩn" Lượm đã hy sinh, chú bé ngã xuống ngay trên cánh đồng quê hương và cánh đồng như ôm Lượm vào lòng. Tuy Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của chú còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng thể thơ bốn chữ, kết hợp miêu tả và biểu hiện cảm xúc bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh chú bé Lượm. Tấm gương dũng cảm và lòng yêu nước của Lượm đáng để mọi người noi theo.
Bài tham khảo Mẫu 2
Bài thơ "Lượm" của Tố Hữu đã gợi lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ. Ngay từ đầu bài thơ, nhân vật trữ tình đã giới thiệu hoàn cảnh gặp cậu bé Lượm trong "ngày Huế đổ máu". Lúc đó, tác giả có dịp ra Hà Nội và tình cờ gặp được Lượm. Những câu thơ mở đầu đã vẽ lên hình ảnh một cậu bé nhỏ tuổi, nhưng rất nhanh nhẹn và đáng yêu. Dáng người bé nhỏ, cầm một cái xắc "xinh xinh". Đôi chân của Lượm chạy nhanh trên đường và cái đầu luôn nghênh nghênh. Tính cách của Lượm hồn nhiên, ngây thơ như bao đứa trẻ khác, với hành động huýt sáo vang tạo nên âm nhạc vui tươi. Tuy nhiên, điều làm tôi ấn tượng hơn cả là lòng dũng cảm của Lượm. Mặc dù còn nhỏ, cậu bé đã tham gia công việc liên lạc, vận chuyển thư từ cho cán bộ. Hình ảnh Lượm vượt qua mặt trận, với đạn bay vèo vèo, quên mình vì nhiệm vụ quan trọng, khiến tôi cảm thấy thật ngưỡng mộ và tự hào. Sự hy sinh của Lượm được nhắc đến trong những câu thơ cuối cùng. Hình ảnh một dòng máu tươi như đánh thẳng vào trái tim người đọc, khiến nước mắt trào ra, thương tiếc cho cậu bé anh hùng. Bài thơ "Lượm" để lại trong lòng người đọc yêu thơ Tố Hữu một ấn tượng sâu sắc. Đó là một tác phẩm tuyệt vời, tả lại một câu chuyện đậm chất nhân văn, tôn vinh lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính nhí tuổi trẻ. Bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí và tình cảm của tôi, làm tôi trân trọng và tự hào về những anh hùng nhỏ tuổi như Lượm.
Bài tham khảo Mẫu 3
“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng và rất đáng nhớ của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm này đã để lại ấn tượng sâu đậm và gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc khi thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé thiếu nhi dũng cảm và hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Lượm không chỉ là một biểu tượng của lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu, mà còn là một minh chứng cho sự hy sinh và cống hiến của những người trẻ tuổi trong cuộc sống cách mạng. Hình ảnh Lượm hiện ra trước mắt với vài nét mô tả chân thực, tạo nên một ấn tượng sắc nét và đậm đà. Cậu bé Lượm có vẻ ngoài nhỏ nhắn và nhanh nhẹn, luôn di chuyển một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Với tuổi đời còn nhỏ, cậu vẫn giữ được sự ngây thơ và trong sáng, được thể hiện qua cách cậu đội chiếc mũ ca-lô lệch sang một bên, tạo nên một vẻ hài hước và đáng yêu. Cậu vừa chạy nhảy tung tăng, vừa huýt sáo, làm vang cả cánh đồng. Từ cách so sánh “như con chim chích” đã làm cho người đọc hiểu rõ hơn về tâm hồn trong sáng và ngây thơ của cậu bé Lượm. Nhưng không chỉ miêu tả hình ảnh của Lượm, Tố Hữu còn kể lại hành trình thực hiện nhiệm vụ của cậu. Với lá thư đề “Thượng khẩn”, cần phải nhanh chóng đưa tới tay người nhận. Cậu bé Lượm đã không ngại nguy hiểm, hy sinh để có thể giao đến đúng người. Từ cách diễn đạt “sợ chi” đã khẳng định ý chí chiến đấu kiên cường của người liên lạc nhỏ. Trong tâm trí của cậu, không có sự sợ hãi trước những nguy hiểm và khó khăn xung quanh, mà chỉ có suy nghĩ về nhiệm vụ cấp bách phải hoàn thành ngay lúc này. Lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa của quê hương. Cậu bé là một người chiến sĩ dũng cảm và gan dạ. Trong bài thơ này, tôi cảm nhận được sự ca ngợi và tôn vinh cho tinh thần cách mạng và lòng yêu nước. Lượm không chỉ đại diện cho một người anh hùng cá nhân, mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và lòng trung thành của những người con của dân tộc. Đọc bài thơ này, tôi không chỉ cảm phục thêm về một thế hệ anh hùng Việt Nam đã dành tuổi thanh xuân và tính mạng để xây dựng cách mạng cho đất nước, mà còn cảm nhận sâu sắc hơn về ý chí và tinh thần cao đẹp của những con người như Lượm.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trường hoa (Tago) lớp 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6