Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức Tổng hợp 50 bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của ..

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,... đã đọc: Hãy chia sẻ với những phận người còn nghèo khổ (qua truyện ngắn Cô bé bán diêm) lớp 6


Qua truyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Qua truyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. Bằng việc xây dựng những hình ảnh qua những lần quẹt diêm, nhà văn đã tạo cơ hội cho cô bé được mơ ước thêm một lần. Bươn chải quá sớm, em đã mất đi những non nớt ngây thơ của trẻ con, em không còn dám thể hiện ước mong của mình, những ước mong giản dị của một con người bình thường. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng một cái kết rất buồn, khi để em chết, nhưng đối với cô bé, đây lại là một sự giải thoát cho cuộc sống khốn cùng và không có tình thương này.

Qua những chi tiết trên, tác giả đã dành tình yêu của mình cho những phận đời như thế, dù chỉ là mơ thôi, nhưng chính những giấc mơ đó đã cứu rỗi linh hồn của em bé, để em bớt đau thương hơn, bớt bất hạnh hơn và ít ra trước khi lìa bỏ cõi đời này em còn lưu lại được “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Ít nhất, trong khi không một ai thương lấy họ, nhà văn cũng đã thay họ đem lại một cuộc sống hạnh phúc ở một thế giới khác, không có đói rét, không có lạnh giá, nơi ấy là thiên đường có người thân yêu của họ đang đợi. Và thế là em không cần phải chịu cái hiện thực trống rỗng này nữa.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Qua câu truyện Cô bé bán diêm có thể thấy được tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen còn được thể hiện ở sự cảm thông và tình yêu thương sâu nặng đối với cô bé bán diêm đáng thương, bất hạnh. Khi nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị cho đêm giao thừa thì em bé tội nghiệp ấy vẫn không trở về nhà vì em sợ bố sẽ đánh em vì cả ngày nay em không bán được bao diêm nào.

Sự tương phản giữa không gian rực rỡ ánh đèn, sự ấm áp trong mỗi ngôi nhà với hoàn cảnh tội nghiệp của em trong màn đêm giá rét đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước hoàn cảnh của cô bé, đặc biệt gợi lên trong người đọc niềm cảm thương với những số phận bất hạnh, nghèo khổ đặc biệt là trẻ em. Em bé đáng thương ngồi trong góc tường, ấy vậy mà người người đi qua lại đều không mảy may để ý đến em đang buốt rét trong trời tuyết trắng xóa, cho thấy được sự vô cảm thờ ơ trước hoàn cảnh bất hạnh của một số người lúc bấy giờ.

Đó là đêm giao thừa đương nhiên cô bé cũng muốn được đón Nô-en, một đêm giao thừa thật ấm áp, nhưng tiếc thay hoàn cảnh của cô không cho phép. Tác giả đã để cho cô bé bán diêm thực hiện những mong ước của mình – những thứ mà trong cuộc sống đời thường cô bé tội nghiệp ấy chưa bao giờ có được.

Qua lần quẹt diêm em được gặp lại người bà thân thương của mình và rồi cô bé đã van xin bà của mình là hãy cho em đi theo cùng, cô bé muốn được đi theo bà của mình vì cuộc sống đã quá khổ cực và bất hạnh rồi. Điều ấy là biểu hiện của sự cảm thông và yêu thương sâu sắc mà tác giả dành cho cô bé bán diêm đáng thương. Cuối cùng, nỗi xót xa trước cái chết của cô bé là minh chứng cho tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.

Câu truyện đã kết thúc với cái chết của em bé đáng thương. Em không chết đi chỉ bởi vì cái lanh lẽo thấu xương của trời tuyết băng giá mà còn bởi vì sự vô tâm, thờ ơ của chính những con người trong xã hội ấy. Kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh cái chết của em bé và sự vô tâm của những người qua đường, tác giả đã thể hiện rõ nỗi đau xót xa trước những số phận nghèo khổ, bất hạnh, đặc biệt là trẻ em và đồng thời lên án sự vô tâm, dửng dưng của một số người trong xã hội lúc ấy.

Tóm lại, qua câu truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của minh với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Cô bé bán diêm là câu chuyện cảm động về cô bé tội nghiệp, đáng thương phải đi bán diêm trong đêm giao thừa giá rét. Và qua câu truyện này tác giả cũng mang lại nhiều bài học và thông điệp sâu sắc vô cùng quý giá cho người đọc mọi thế hệ sau này.

Bài tham khảo Mẫu 1

Những câu chuyện của An-dec-xen đã trải qua nhiều thời thơ ấu của con người. Nó gợi lên một trí tưởng tượng phong phú cho người đọc, đồng thời gửi nhiều thông điệp từ tác giả. Không ai có thể quên ngọn lửa nhỏ bùng lên trong đêm giao thừa lạnh lẽo gắn liền với một thế giới tưởng tượng tuyệt đẹp của cô gái nghèo trong "Cô bé bán diêm" với một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, mang tính nhân văn.

Vào mùa đông lạnh giá đó, có một cô gái mồ côi với đôi môi tím, bụng đói, đi chân trần trên đường phố. Cô không dám về nhà bởi vì nếu cô không thể bán các bao diêm, cô sẽ bị cha cô đánh đập. Vào đêm giao thừa, cô "ngồi nép mình trong một góc tường", "kéo chân vào cơ thể cô". Cô không thể về nhà vì cô biết "cha cô chắc chắn sẽ đánh đập cô". Một cô gái nghèo thiếu sự ấm áp của ngọn lửa và sự ấm áp của tình yêu con người.

Cô bí mật hy vọng sẽ có một bao diêm để dễ chịu với sự ấm áp. Ước gì đó cô không dám thực hiện đơn giản chỉ vì cô sợ cô sẽ làm hỏng hộp diêm. Nhưng sau đó cô cũng "mạo hiểm một cây". Nhờ đó, cô dường như nhìn thấy phép màu của ngọn lửa quá nhỏ: "Lúc đầu, nó có màu xanh, dần biến mất, chuyển sang màu trắng, phát sáng xung quanh thanh gỗ, nó sáng đến mức nó rất vui vẻ". Cô nhận thấy có "một lò sưởi bằng sắt với hình dạng đồng sáng bóng".

Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của những tình huống thực tế, nó khiến cô có một giấc mơ đơn giản nhưng xa vời. Que diêm kết thúc là khi giấc mơ của cô kết thúc và cô trở lại hiện tại. Cô đã hình dung ra lời nguyền khủng khiếp của cha cô cho chính mình. Nỗi sợ hãi tràn ngập tâm hồn cô.

Không chỉ phải đối phó với cái lạnh của mùa đông, cô còn phải chịu đựng cơn đói khi cô không có một mảnh trong dạ dày cả ngày. Ánh sáng của ngọn lửa của que diêm thứ hai được thắp sáng cùng lúc bức tường màu xám biến thành một "bức màn vải màu". Cô tràn ngập hạnh phúc khi thấy: "Bàn ăn được đặt, khăn trải bàn màu trắng, bàn đầy những món đồ sứ quý giá, và có một con ngỗng nướng".

Nhưng tất cả chỉ xảy ra một thời gian. Không chỉ vậy, cô còn chứng kiến sự thờ ơ lạnh lùng của người qua đường. Yêu cô bé bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy phẫn nộ vì sự chăm sóc xã hội vô tư mà bạn được sinh ra và lớn lên.

Và một lần nữa, que diêm thắp sáng, cho cô "một cây thông Noel", như thể trả lại tuổi thơ của cô: "Hàng ngàn ngọn nến tươi sáng, lấp lánh trên cành cây xanh và rất nhiều hình ảnh. hình ảnh với màu sắc rực rỡ như trong tủ quần áo ".

Niềm vui của cô chỉ nảy sinh và sau đó chết như một que diêm. Tất cả những gì cô thấy chỉ là một ảo ảnh. Cô không thể chạm vào nó bằng tay, nhưng chỉ có thể cảm nhận nó trong một khoảnh khắc thông qua trí tưởng tượng của chính cô. Trước đêm mùa đông lạnh lẽo, cô dần kiệt sức và suy sụp.

Thường thì những phút cuối cùng của cuộc đời thường là mong muốn được ở với những người thân yêu. Có lẽ đó là lý do tại sao khi cô thắp sáng que diêm tiếp theo, cô thấy bà ngoại tốt bụng mà cô tôn trọng rất nhiều. cô cảm thấy như mình sẽ trở lại thời gian ấm áp trong quá khứ. Cô khao cầu, khao muốn được ở bên cạnh cô ấy: "Cô cầu xin cô ấy, cô ấy cầu xin Thượng Đế ban phước cho cô với cô ấy. Bạn không được từ chối." 

Trong lời thú nhận đó, chúng cô hiểu những khó khăn và khó khăn cực đoan mà bạn đang trải qua. Điều cần thiết cho cô bây giờ là không được ấm áp, để ăn uống tốt. cô muốn sống trong tình yêu thương của gia đình cô. Đó là giấc mơ bí mật của cô trong một thời gian dài.

Do đó, mặc dù sợ bị cha mắng, tuyết lạnh rơi xuống, cô vội vã thắp sáng tất cả các que diêm còn lại để ở lại với cô ấy lâu hơn. Sau đó, cô được phép quay trở lại với bà cô, đến một nơi mà "không còn đói hay cảm lạnh, bất kỳ nỗi đau nào đe dọa". Cô đã qua đời một cách hòa bình trong niềm hạnh phúc tràn ngập.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh "ngày đầu tiên của năm xuất hiện trên cơ thể của một em bé ngồi giữa hộp đấu". Không ai biết chuyện gì đã thực sự xảy ra vào đêm mùa đông đó. Một kết thúc buồn trong lòng người đọc, nhưng niềm hạnh phúc nhỏ bé của đứa bé bán vé số không hạnh phúc.

Thông qua câu chuyện, nhà văn đã gửi một thông điệp nhỏ đến toàn nhân loại: thông điệp về tình yêu con người. Có rất nhiều trẻ em đường phố bị bỏ rơi ngoài kia, những người cần chúng tôi mở rộng vòng tay của họ để giúp đỡ. Họ thực sự cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ.

Bài tham khảo Mẫu 2

Dòng hồi ức dẫn cô bé tội nghiệp “nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà”, “ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”. Nhưng rồi Thần Chết đã cướp bà đi và bi kịch đến với cô bé từ đây.

Để tìm một chút hơi ấm cho mình, cô bé quẹt một que diêm, rồi hai que, ba que… ước mơ trong lòng cô bé cũng được theo những que diêm mà rực sáng. Que thứ nhất đem đến cho cô bé cảm giác “như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng” – phải thôi, cô bé đang rét, cô thèm được sưởi ấm và giấc mơ về chiếc lò sưởi hiện ra. Que diêm tắt, cô bé đối mặt với hiện thực phũ phàng – nếu trở về , thế nào cũng “bị cha mắng”. Que diêm thứ hai lại bùng cháy, trong ánh lửa diêm sáng rực, hình ảnh ngôi nhà ấm áp có tấm rèm bằng vải màu, bàn ăn trải khăn trắng tinh, trên bàn “có một con ngỗng quay” và kì diêu thay “ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa, mang theo cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía cô bé”. Tội nghiệp biết bao, cô bé đang đói, nên mơ một bữa ăn ngon, món ngỗng quay – món ăn truyền thống vào đêm giao thừa mà nhà nào cũng có. Vậy mà với em bé đáng thương, món ngỗng quay chỉ có trong giấc mơ. Diêm tắt, hiện thực nghiệt ngã lại hiện về “trước mặt em chỉ là bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Thực tế khác xa với mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn với ngỗng quay nào, chi có gió rét và con người quanh em, thờ ơ lãnh đạm.

Rồi để tìm niềm an ủi trong giấc mơ, cô bé quẹt diêm thứ ba. Cây thông Noel với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi mời gọi em. Nhưng tất cả đều vụt tắt theo ngọn lửa diêm còn các ngọn nến thì hóa thành những ngôi sao bay mãi, bay mãi lên trời như vẫy gọi cô bé. Cô bé chợt nhớ tới người bà hiền hậu của em. Que diêm thứ tư “sáng xanh, tỏa ra xung quanh”, Và hạnh phúc biết bao, ánh lửa diêm kì diệu đem đến cho em hình ảnh bà và “thấy rõ ràng, bà đang mỉm cười với em”. Cô bé khẩn cầu tha thiết xin bà cho theo, bởi lẽ cô bé biết rằng, khi diêm vụt tắt, tất cả đều biến mất như lò sưởi, ngỗng quay, cây thông Noel lấp lánh. Cô bé quẹt tất cả những que diêm để níu bà lại với em, diêm nối nhau sáng mãi và hình ảnh bà cũng lớn theo. “Rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, buồn đau đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế!”.

Khép lại câu chuyện là hình ảnh em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa, Nhưng khác với người chết vì giá rét, cô bé vẫn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Bởi trước khi về với thượng đế, cô bé đã được sưởi ấm bằng những mộng tưởng đẹp, được sưởi ấm bằng nụ cười hiền hậu và vòng tay ấm áp của bà. An-đéc-xen đã đem đến cho người đọc một chút an ủi đẫm tình yêu thương như thế. 


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí