Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc” lớp 8>
Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet – một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 10x
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu ý kiến cần nghị luận "Cần biết lựa chọn sách để đọc".
- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
- "Lựa chọn" là việc lựa chọn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu, sở thích, mục đích của người đọc.
- "Sách" là một kho tàng tri thức vô tận, chứa đựng những kiến thức, tư tưởng, tình cảm của con người.
b) Bàn luận ý kiến
- Việc lựa chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc đọc sách.
- Nếu không lựa chọn sách phù hợp, người đọc sẽ lãng phí thời gian, công sức và không có được những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích.
- Ngược lại, nếu lựa chọn sách phù hợp, người đọc sẽ thu nhận được những kiến thức, tư tưởng, tình cảm quý giá, giúp ích cho việc học tập, công việc, cuộc sống.
- Ý nghĩa quan trọng của việc chọn sách đối với người đọc
+ Giúp người đọc tiết kiệm thời gian và công sức.
+ Giúp người đọc tiếp thu được những kiến thức, thông tin hữu ích, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
+ Giúp người đọc phát triển trí tuệ, nhân cách.
- Một số tiêu chí lựa chọn sách:
+ Mục đích đọc: đọc để học tập, đọc để giải trí, đọc để thư giãn,...
+ Nhu cầu và sở thích của bản thân về lĩnh vực kiến thức: khoa học, văn học, lịch sử,...
+ Tác giả: tác giả có uy tín, có kiến thức sâu rộng, có phong cách viết hay,...
+ Nội dung: nội dung sách hấp dẫn, bổ ích, có giá trị thiết thực,...
c) Liên hệ bản thân
- Em đã từng lựa chọn sách không phù hợp, khiến cho việc đọc sách trở nên nhàm chán, không hiệu quả.
- Từ đó, em rút ra bài học: cần biết lựa chọn sách để đọc sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích và mục đích của mình.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến đã nêu là đúng đắn: Chọn sách để đọc là một việc quan trọng, cần thiết để đảm bảo việc đọc đạt hiệu quả cao.
- Lời kêu gọi: hãy biết lựa chọn sách để đọc, để việc đọc sách trở nên hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân.
Bài mẫu 1
Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet – một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 10x
Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games… đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao “nạp” được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.
Thứ hai, đó chính là việc đọc sách theo phong trào. Đọc theo trào lưu và nguy hiểm hơn là giới trẻ không có sự chọn lọc trong việc đọc sách, điều đó còn tạo nên một phong trào xấu hơn cả việc lười đọc sách nếu cuốn sách đó không mang nội đung giá trị phù hợp đối với văn hóa Việt sẽ tạo ảnh hưởng xấu đối với suy nghĩ tư tưởng và hành động của một bộ phận giới trẻ. Chúng ta hãy cứ thử nhìn vào các thể loại của các tác giả trong và ngoài nước cũng lập tức tạo được cơn sốt đối với giới trẻ như tập truyện ngắn Nhật ký son môi (2010) và Cho em gần anh thêm chút nữa (2009) của tác giả Gào hay những truyện Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Yêu anh hơn cả tử thần… của tác giả Tào Đình (Trung Quốc), Rừng Nauy của tác giả Murakami (Nhật Bản).Chúng đã tạo thành một làn sóng mạnh trọng bộ phận giới trẻ nhưng đọc, cảm nhận một cách hời hợt và kéo theo đó là sự lãng quên giá trị của tác phẩm khi trào lưu qua đi, và những câu đối thoại về quyển sách đó chỉ đơn giản là câu hỏi: “Mày đọc quyển truyện kia chưa?” và trả lời: “Đọc rồi”. Đôi khi sự “thiếu trách nhiệm” trong việc đọc cũng khiến giới trẻ có những cái nhìn lệch lạc của tác phẩm, nhất là khi vấn đề “tình dục” đang được các tác giả hướng đến như một thứ “gia vị” để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách.
Khi được hỏi lí do tại sao lại tìm đến những cuốn sách đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, một bạn trẻ đã trả lời rất “thật” với chúng tôi rằng: “Đọc những cuốn sách đó vì thấy nhiều người cũng tìm đọc, đọc để khi người ta bàn luận về chúng mình không bị “lép”. Và hơn nữa, phải đọc những cuốn sách đó mình mới cảm thấy bằng bạn bằng bè và cũng là cách để mình theo kịp thời đại” – chính những suy nghĩ đó là một phần nguyên do khiến giới trẻ đọc sách và cảm nhận chúng một cách hời hợt.
Với tốc độ sống gấp gáp và việc cuốn theo những thú vui của cuộc sống, dễ dàng hơn so với việc đọc một cuốn sách. Nhiều bạn lại cho rằng các bạn có đọc nhưng truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm, hay những cuốn sách về tình cảm dễ cuốn hút so với việc cảm nhận một tác phẩm văn học hay một cuốn sách khoa mang nặng tính phân tích tư duy có giá trị. Một số học sinh, sinh viên mà mình gặp cho biết, lúc rảnh rỗi, cô bạn chỉ thích đọc truyện ngắn đang hot trên mạng. Còn Phương Thảo (lớp 12) lại chỉ “kết” truyện tranh Nhật Bản vì vui nhộn. Hai bạn cũng cho biết truyện tranh ngoài ưu điểm dễ cảm nhận kết cấu truyện đơn giản, truyện tranh còn có hình ảnh minh họa tình tiết, sống động. Nhiều bạn sinh viên cho rằng giáo trình là quá đủ thậm chí còn chưa sờ đến huống gì là những cuốn sách tham khảo khác.
Còn với nhà viết sách, biên soạn sách, xuất bản sách góp phần đọc giả lười đọc, nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, nhiều tác phẩm chủ yếu sưu tầm, tập hợp các sách khác làm thị trường sách phong phú hơn nhưng lại thành hỗn độn, phức tạp hơn cho sự lựa chọn sách từ giới trẻ. Và vấn đề sách lậu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối của thị trường sách hiện nay. Đó chính là nguyên nhân thứ ba ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ VN.
Nói đi thì cũng phải nói lại, không phải là không có những bạn trẻ yêu sách, không thiếu các bạn trẻ đi tìm giá trị đích thực của những cuốn sách với niềm say mê thích thú và ham muốn được học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn đã đọc. Mỗi cuốn sách như một kho tàng tri thức nó chứa đựng những tinh túy của cuộc sống nếu chúng ta biết cảm nhận nghiền ngẫm một cách sâu sắc sau khi đọc xong một cuốn sách. Thanh (HVNH) có một sở thích khi stress đó là mua và tìm đọc sách. Dù là một dân kinh tế nhưng bạn không chỉ tìm đọc những cuộc sách về chuyên ngành của mình đang học mà còn tìm đọc thêm những cuốn sách về kĩ năng sống, sách văn học VN, văn học nước ngoài kể cả những cuốn sách được coi là “cổ” bạn cũng cố tìm để đọc nhưng điều quan trọng nhất. Thanh luôn có sự chọn lọc các tác phẩm mà mình đọc. Qua những cuốn sách, Thanh đã học hỏi được rất nhiều về ngôn ngữ, giá trị nội dung, giá trị cuộc sống, tri thức của những cuốn sách mà bạn đã đọc qua. Nó tích lũy thêm cho Thanh những bài học kinh nghiệm quí báu sau khi rời ghế giảng đường và bắt đầu với cuộc sống tự lập.
Học tập là một quá trình lâu dài, đọc sách cũng vậy, đó là một quá trình từ việc đọc, nghiền ngẫm và rút ra cho mình những chiêm nghiệm của bản thân từ sách. Không chỉ là tích lũy về kiến thức mà nó còn tăng cho chúng ta khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho mỗi thanh niên của thế hệ trẻ Việt Nam. Hãy đọc sách để nâng cao tầm hiểu biết và tích lũy cho vốn kiến thức của mình, các bạn nhé!
Bài mẫu 2
Sách là một nguồn tri thức quý giá của con người. Hiện nay, có rất nhiều loại sách khác nhau, bởi vậy mà cần phải chọn sách để đọc sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về sách. Hiểu một cách đơn giản, sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển. Trong sách chứa đựng một khối lượng thông tin, kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm của tác giả. Trải qua nhiều năm, nguồn tri thức vô cùng rộng lớn của nhân loại đã được lưu giữ lại trong những cuốn sách. Đến ngày hôm nay, số lượng sách trên thế giới là không thể đếm hết được. Và chúng còn thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học… Điều đó đòi hỏi con người cần phải có một phương pháp đọc sách đúng đắn, không nên chú trọng về số lượng, mà cần quan tâm đến chất lượng.
Quỹ thời gian của mỗi người là hữu hạn, còn số lượng sách là vô hạn. Những kiến thức mà chúng ta học được giống như một giọt nước giữa đại dương vô tận. Bởi vậy, khi đọc sách, người đọc cần xác định được mục đích đọc. Mục đích là để nghiên cứu lĩnh vực mình đang học tập, làm việc hay để giải trí, thư giãn. Cùng với đó, trước một cuốn sách cần xem trước phần giới thiệu để nắm được nội dung chính, tránh mất thời gian với những cuốn sách vô bổ. Có thể khẳng định rằng, bước lựa chọn sách sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình đọc sách.
Đến khi đọc sách lại cần đọc cho kĩ - vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Khi đọc, chúng ta cũng không nên quá chú trọng đến việc đọc được nhiều hay ít sách, mà phải đọc cho kĩ càng, hiểu sâu để tích lũy được lượng kiến thức cần thiết cho bản thân. Một nhà khoa học, họ không thể trở nên uyên bác nếu không đọc sách mỗi ngày. Hay như người nghệ sĩ, họ cũng cần đọc sách để trau dồi vốn từ, nâng cao khả năng viết lách và tìm tòi ra cái hay, sáng tạo ra cái mới. Với một học sinh, nhiệm vụ chính là học tập, thì việc đọc sách và chọn sách để đọc lại càng cần thiết hơn. Sách là con đường mở để tiếp cận với tri thức của nhân loại.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, khi đọc sách, cần lựa chọn sách để đọc. Đọc sách cũng không nên đề cao số lượng, mà phải quan tâm đến chất lượng, đọc và hiểu được bao nhiêu. Mỗi người hãy tích cực đọc sách nhiều hơn để có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết.
Bài mẫu 3
Có người đã từng khẳng định: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia” để cho thấy tầm quan trọng của sách đối với con người. Bởi vậy mà chúng ta cần biết cách chọn sách mà đọc.
Trước hết, sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển, chứa đựng những thông tin, kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu và kinh nghiệm của các tác giả. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, con người đã tạo cho xuất bản ra một số lượng sách khổng lồ với rất nhiều thể loại khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, quỹ thời gian của con người là có hạn, không thể đọc hết toàn bộ số sách đó. Mỗi người đọc, khi lựa chọn một cuốn sách để đọc cần chú ý đến mục đích và nhu cầu đọc sách của bản thân. Đọc sách phục vụ nhu cầu học tập hoặc làm việc nên lựa chọn những cuốn sách thuộc lĩnh vực đang nghiên cứu. Đọc sách để giải trí thì nên chú trọng đến sở thích cá nhân, nhưng cũng cần lựa chọn ra những cuốn sách có nội dung phù hợp, tích cực… Việc lựa chọn một cuốn sách chính là bước đầu tiên để đạt được hiệu quả trong quá trình đọc sách.
Đến khi đọc sách, chúng ta cần phải đọc cho kĩ, tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng cho tinh thần ham đọc sách. Trong suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Người đã học được nhiều thứ tiếng, đọc được nhiều tác phẩm lớn của các nước. Việc đọc sách đã giúp ích cho người trên con đường tìm đến với con đường cách mạng cộng sản, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Qua chứng minh trên, chúng ta thấy được việc lựa chọn sách là điều rất cần thiết. Từ đó, mỗi người hãy biết lựa chọn ra những cuốn sách phù hợp cho bản thân.
Bài mẫu 4
Con người muốn trở nên trưởng thành cần phải chiếm lĩnh tri thức. Và sách chính là công cụ hữu ích cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về một vấn đề, một nội dung hay giải đáp thắc mắc nào đó. Nhưng chọn sách sao cho đúng sao cho phù hợp thì không phải ai cũng có thể làm được, để có thể chiếm lĩnh trọn vẹn tri thức thì cần phải chọn sách sao cho phù hợp.
Qua hàng trăm, hàng nghìn năm con người sống cùng với thiên nhiên, sống để chinh phục thiên nhiên, sống để tìm hiểu thêm những điều kỳ thú mà thiên nhiên đem lại, để rồi lượng kiến thức khổng lồ đó được lưu giữ vào các cuốn sách. Đọc sách là để bồi dưỡng nhận thức, tìm hiểu những thứ xung quanh mà bản thân chưa biết, kiến thức là vô tận mà những mình biết chỉ là giọt nước nhỏ giữa đại dương vô tận, vì vậy việc đọc sách là vô cùng có ích bởi sách rất đa dạng cả về nội dung và hình thức.
Qua sách vở con người được tiến gần hơn với những điều không thể trực tiếp chứng kiến, qua sách con người có thể tự bản thân mình sáng tạo hơn trong bất kì hoàn cảnh nào, qua sách con người có thêm kinh nghiệm, có thêm vốn sống. Thế nhưng không phải cuốn sách nào cũng giống nhau, không phải cuốn sách nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu mà người đọc mong muốn, thế hệ học sinh được tiếp cận sách với độ khó tăng dần qua các cập, chính vì thế mà việc chọn lựa sách là hết sức quan trọng
Bên cạnh những cuốn sách có nội dung tích cực thì hàng loạt những cuốn sách có nội dung tiêu cực ra đời, những cuốn sách đó đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội, những cuốn sách mang bên trong có nội dung đồ trụy, nội dung phản động, nội dung phản khoa học làm cho con người khi đọc những cuốn sách đó sẽ có suy nghĩ lệch lạc, sẽ có tư tưởng không được trong sáng, bản thân chính người đọc sẽ cảm thấy chán nản, tạo tâm lý bất ổn, tinh thần vừa không thoải mái lại phải chịu thêm nhiều áp lực. Chính vì vậy, khi tiếp cận với cuốn sách nào đó, không thể chỉ nhìn sự hào nhoáng cuốn hút bên ngoài mà trở nên yêu thích cuốn sách đó, cần phải tìm hiểu về nội dung bên trong mà cuốn sách muốn truyền tải, hơn nữa khi chọn sách cũng cần chọn đúng mục đích, đúng với từng lứa tuổi bởi khi chọn cho bản thân một cuốn sách hay, thích hợp sẽ tạo cảm giác thích thú khi tiếp cận với kiến thức, cảm thấy thư giãn với những nội dung mà sách đem lại.
Tầng lớp đang trong độ tuổi tiếp cận nhanh nhạy nhất với tri thức là tầng lớp học sinh, sinh viên. Vì thế mà những nội dung tiêu cực trong những cuốn sách với nội dung đồ trụy sẽ để lại hậu quả không thể lường trước được. Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, những cuốn sách mang nội dung tiêu cực sẽ bị quản lý một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó là sự khuyến khích xuất bản những cuốn sách hay, độc đáo, nội dung truyền tải mới lạ.
Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn sách để đọc, bản thân mỗi người cần tự nâng cao ý thức trong việc tiến tới tri thức sao cho phù hợp, phát triển bản thân theo hướng tích cực góp phần vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh hơn nữa trong tương lai.
Bài mẫu 5
“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Sách có giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể thành công mà không bao giờ đọc sách. Nhưng muốn thành công thực sự thì cần phải chọn sách mà đọc.
Cần phải hiểu được những cuốn sách chính là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của nhân loại, được con người khám phá, tích lũy qua quá trình lịch sử lâu dài. Nó đem đến cho con người nhiều tác dụng khác nhau, không hề bị giới hạn không gian, thời gian. Sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những miền đất xa xôi, về những vì sao không thể chạm tới. Ngày nay, nó còn giáo dục con người ta đạo đức, lối sống, kỹ năng sống rất bổ ích. Nhưng mỗi người cần biết chọn sách mà đọc.
Vì sao lại phải cần biết chọn sách mà đọc? Trước tiên, trên thế giới có rất nhiều đất nước, dân tộc khác nhau, loài người cũng trải qua quá trình lịch sử rất dài lâu, lượng sách có được là vô cùng vô tận. Sách có hàng tỷ hàng nghìn loại khác nhau, không phải loại nào cũng tốt, cũng hiệu quả và phù hợp. Nếu chỉ chọn sách trên tiêu chí cuốn sách đó được nhiều người đọc thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Cuốn sách này có thể phù hợp với tư duy của người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người kia. Lấy ví dụ trong thực tế, một đứa trẻ mẫu giáo không thể đọc hiểu được sách của học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học cũng phải học từ cơ bản cộng trừ nhân chia chứ không thể học sách giáo khoa với những bài toán cấp hai hóc búa. Khi còn bé, đọc sách thiếu nhi, đọc những câu chuyện cổ tích, truyện cười sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách, tính cách. Nếu đưa những cuốn sách văn học kinh điển, sách khoa học vật lý của những nhà khoa học vĩ đại, trẻ không thể tiếp thu, thậm chí còn gây hoang mang, mông lung cho trẻ.
Bên cạnh đó, nếu không biết chọn sách, người đọc dễ rơi vào tình trạng không kiên quyết, quyển nào cũng muốn đọc, sau cùng sẽ dẫn đến rối loạn khi tiếp nhận quá nhiều kiến thức từ các cuốn sách khác nhau. Như nhiều học sinh ôn thi hiện nay, không chọn lựa kỹ càng mà nghe người khác nói tốt nói hay sẽ mua ngay. Dần dần mới phát hiện ra cuốn sách đó không có tác dụng cho mình. Rất nhiều học sinh sử dụng sách văn mẫu, phụ thuộc vào đó và dần mất đi phong cách, tư duy của riêng mình. Đó là những hậu quả điển hình của việc không chọn sách.
Nguy hiểm hơn, hiện nay có rất nhiều loại sách không phù hợp văn hóa, lưu truyền những nội dung không lành mạnh. Nếu không biết chọn lựa, bản thân người đọc rất dễ chọn phải những loại sách như thế và tiếp nhận ảnh hưởng từ nó, tâm lý thay đổi, thậm chí khiến cho nhân cách bị thoái hóa. Công nghệ phát triển cao, không chỉ sách in, sách điện tử cũng vượt tầm kiểm soát, nhiều loại sách lưu trữ nội dung nhạy cảm, không phù hợp văn hóa, lứa tuổi thanh thiếu niên. Giới trẻ tiếp xúc nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra nhiều vụ việc đau xót trong xã hội.
Từ những lý do đó, mỗi chúng ta cần biết chọn sách để đọc. Tiêu chí đầu tiên là sách phải phù hợp văn hóa, đạo đức. Đồng thời chọn sách phù hợp lứa tuổi, phù hợp khả năng tiếp nhận, đọc hiểu của mình. Không chọn sách sai mục đích, không chạy theo đám đông. Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi chọn một cuốn sách. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cuốn sách nào cũng hoàn hảo tuyệt đối, đọc sách cần chủ động lựa chọn những điều đúng, điều tốt và tránh những điều chưa hoàn thiện, chưa thực sự đúng đắn.
Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường mà còn là người thầy, người bạn trung thành. Sách có đem đến hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cả sự lựa chọn của người đọc. Hãy biết chọn lựa để có được cho mình nguồn kiến thức bổ ích từ sách.


- Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri) lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về sự ba phải, thiếu chủ kiến khi làm việc nhóm lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về thói lười nhác, hay than vãn lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phận thanh thiếu niên lớp 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri) lớp 8
- Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc” lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri) lớp 8
- Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc” lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8