

Viết đoạn văn nêu lên tình cảm của tác giả Bùi Mạnh Nhị được thể hiện trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng>
Tải vềĐứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng là một trong những bài ca dao, dân ca đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã có công trình nghiên cứu sâu sắc về bài thơ này
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN...
Bài mẫu 1
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng là một trong những bài ca dao, dân ca đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã có công trình nghiên cứu sâu sắc về bài thơ này. Theo tác giả, bài ca dao gây nên ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu. Đó là vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống. Bài viết đã nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ với các biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. Qua sự ngợi ca vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản là tình cảm yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. Điều đó được thể hiện qua chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống… Tác giả còn thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ: bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát… Có thể thấy, đây là một công trình nghiên cứu đặc sắc vì tài năng, sự tinh tế của tác giả và vì cả tình cảm mà tác giả thổi hồn trong bài ca dao trên.
Bài mẫu 2
Ca dao, dân ca là một thể loại văn học dân gian đặc sắc của văn học Việt Nam. "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát / Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông." là một bài ca dao, dân ca hay nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Trong công trình nghiên cứu về bài thơ này của tác giả Bùi Mạnh Nhị cho rằng bài ca dao đã gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu tiên. Đó là vẻ đẹp của cánh đồng lúa rộng lớn, phong phú, tươi tốt và tràn đầy sức sống. Nổi bật trên cánh đồng lúa mênh mông đó là hình ảnh thiếu nữ mảnh mai, thon thả, duyên sáng, tràn đầy sức sống. Bài viết đã nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ với các biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ và ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. Qua sự tôn vinh vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn bản, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. Bài ca dao đã tạo ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu tiên, nhưng đó có thể chỉ là một trong những tinh tế khác, phụ thuộc vào cách hiểu và cách trình bày. Có thể thấy rằng đây là một công trình nghiên cứu đặc sắc nhờ vào tài năng và sự tinh tế của tác giả cùng với tình cảm ông đưa vào bài ca dao này.
Bài mẫu 3
Ca dao và dân ca là hai thể loại văn học dân gian đặc sắc của Việt Nam. Bài ca dao, dân ca "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát / Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông" thể hiện vẻ đẹp của quê hương và đất nước. Bài thơ này đã để lại ấn tượng mạnh ngay từ những câu đầu tiên. Nó miêu tả vẻ đẹp rộng lớn, phong phú và tràn đầy sức sống của cánh đồng lúa. Trên đó, có hình ảnh của một thiếu nữ mảnh mai, thon thả và tràn đầy sức sống. Bằng tình yêu văn học dân gian và yêu quê hương đất nước, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã tạo ra một công trình nghiên cứu bài ca dao trên. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ và sử dụng ngôn ngữ địa phương. Có thể thấy, đây là một công trình nghiên cứu đặc sắc vì tài năng, sự tinh tế của tác giả và vì cả tình cảm mà tác giả thổi hồn trong bài ca dao trên.


- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài “Hoa bìm”: Hoa bìm tim tím đong đưa Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tuổi thơ trong bài “Hoa bìm”
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về văn bản “Hoa bìm”
- Từ văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng – Bùi Mạnh Nhị, em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Việt Nam quê hương ta.”
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ