

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong văn bản “Một năm ở tiểu học">
Tải vềNhân vật “tôi” trong “Một năm ở tiểu học” chính là nguyên mẫu của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời. Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh cậu bé ở những ngày đầu của Tiểu học và cuộc sống đúng nghĩa của một đứa trẻ
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN...
Bài mẫu 1
Nhân vật “tôi” trong “Một năm ở tiểu học” chính là nguyên mẫu của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời. Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh cậu bé ở những ngày đầu của Tiểu học và cuộc sống đúng nghĩa của một đứa trẻ. Ít ai ngờ được một học giả, một nhà văn xuất sắc lại có quãng đời ấu thơ đáng nhớ như vậy. Cha mất sớm, cậu bé trong hồi kí sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ và tình yêu thương của bà. Đó là cuộc sống dù không đủ đầy vật chất nhưng lại thoải mái tinh thần khi cậu được vui chơi và có tuổi thơ đúng nghĩa bên chúng bạn. Đó là những ngày cậu bỏ bê việc học hành và tham gia những trò chơi của đám trẻ con xóm lao động. Mùa hè, các cậu bé thường thơ thẩn bắt côn trùng, tụ tập ra bờ sông, bến tàu trò chuyện, đuổi bắt. Mùa đông không ra ngoài được, thì cậu ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe. Nhà văn đã kể lại một cách chân thực, sinh động những hồi ức thơ ấu của mình. Quãng thời gian đó, nhân vật “tôi” đã bỏ phí nhiều và không học hành nhưng xét về mặt nào đó, nhân vật “tôi” lại cảm thấy mình có lợi khi có thể chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn. Qua nhân vật “tôi”, chúng ta có thể thấy việc dung hòa giữa các hoạt động học hành và vui chơi là vô cùng cần thiết. Nếu việc học nâng cao trí tuệ thì những hoạt động vui chơi sẽ nâng cao sức khỏe và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ cho các em học sinh.
Bài mẫu 2
Khi đọc văn bản “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật tôi. Có lẽ mỗi người đã bắt hình ảnh của mình trong những năm tháng tuổi thơ ở nhân vật này. Cậu bé “tôi” trong bài đã có những năm tháng Tiểu học đáng nhớ. Khi cha mất, không còn người nhắc nhở nên “tôi” đã bỏ bê việc học một niên khóa. Mẹ thì suốt ngày bận rộn lo toan mọi chuyện trong gia đình, lại không biết chữ nên không thể kèm cặp. Cậu thường đi sớm nhưng về trễ, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tối muộn mới về nhà. Ngày nghỉ, nhân vật “tôi” đi chơi suốt, đến bữa cơm bà đi gọi mới về. Đến khi nghĩ lại, “tôi” đã thấy đáng tiếc vì bỏ phí rất nhiều về việc học. Nhưng ngược lại về thể chất tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn. Từ nhân vật này, người đọc nhận ra được rằng việc dung hòa giữa các hoạt động học hành và vui chơi là vô cùng cần thiết.
Bài mẫu 3
Nhân vật tôi trong “Một năm ở tiểu học” được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời. Khi đọc văn bản, ít người nghĩ rằng một học giả, một nhà văn xuất sắc lại có quãng đời ấu thơ đáng nhớ như vậy. Cha mất sớm, “tôi” được sống trong sự chăm sóc của người mẹ, người bà. Cuộc sống không phải đầy đủ về vật chất nhưng tinh thần lại thoải mái khi cậu được vui chơi và có tuổi thơ đúng nghĩa bên chúng bạn. Mùa hè, các cậu bé thường thơ thẩn bắt côn trùng, tụ tập ra bờ sông, bến tàu trò chuyện, đuổi bắt. Mùa đông không ra ngoài được, thì cậu ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe. Nhà văn đã kể lại một cách chân thực, sinh động những hồi ức thơ ấu của mình. Chúng ta dường như cũng bắt gặp được hình ảnh của chính bản thân mình ở trong đó. Quãng thời gian đó, nhân vật “tôi” đã bỏ phí nhiều và không học hành nhưng xét về mặt khác, nhân vật “tôi” lại cảm thấy mình có lợi khi có thể chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn. Qua nhân vật “tôi”, chúng ta có thể thấy việc dung hòa giữa các hoạt động học hành và vui chơi là vô cùng cần thiết. Nếu việc học nâng cao trí tuệ thì những hoạt động vui chơi sẽ nâng cao sức khỏe và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ cho các em học sinh.


- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về văn bản “Một năm ở Tiểu học”
- Từ văn bản “Đánh thức trầu”, em hãy viết đoạn văn về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong “Đánh thức trầu”
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Đánh thức trầu”
- Từ văn bản “Thương nhớ bầy ong”, em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ