

Em hãy viết một đoạn văn giải thích câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn">
Tải vềKho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ là những bài học đạo lý sâu sắc, giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn trong các khía cạnh của đời sống. Trong đó các câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" là những bài học đúng đắn khi nhắc về đạo lý của con người trong xã hội
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN...
Bài mẫu 1
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ là những bài học đạo lý sâu sắc, giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn trong các khía cạnh của đời sống. Trong đó các câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" là những bài học đúng đắn khi nhắc về đạo lý của con người trong xã hội. Cả 2 câu tục ngữ đều khuyên con người nên học hỏi không ngừng để có thể đạt đến thành công. Trước hết, con người cần phải học từ người thầy bởi "không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò, vị trí quyết định của người thầy đối với học trò. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả. Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh. Thầy ở đây là bất kỳ ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết. Bởi vậy nên có câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người bạn trong quá trình học tập của mỗi người. Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải giúp ta dễ tiếp thu hơn. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh chỉ khác nhau ở đối tượng học tập, học thầy và học bạn. Vì vậy, mỗi người học sinh không nên tuyệt đối hóa vai trò của thầy hay của bạn mà phải đồng thời kết hợp học tập ở cả thầy và bạn.
Bài mẫu 2
Cả hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" đều đề cập đến việc học tập. Câu thứ nhất khẳng định vai trò quan trọng của thầy, người truyền đạt kiến thức, định hướng con đường học vấn. Nhờ thầy, ta hiểu sâu rộng và vững chắc hơn. Câu thứ hai nhấn mạnh việc học hỏi từ bạn bè, bởi sự gần gũi, dễ trao đổi giúp tiếp thu nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu quá đề cao một bên sẽ dẫn đến sai lầm. Vai trò của thầy là chủ đạo, còn bạn bè chỉ hỗ trợ. Trong thời đại ngày nay, việc học không chỉ dừng lại ở thầy và bạn mà còn mở rộng qua nhiều phương tiện khác. Dù học với ai, sự nỗ lực bản thân vẫn là yếu tố quyết định. Vì vậy, ta cần biết ơn thầy cô, trân trọng bạn bè, đồng thời chủ động học tập để phát triển bản thân.
Bài mẫu 3
Hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" tưởng như đối lập nhưng thực chất lại bổ sung cho nhau. Câu thứ nhất nhấn mạnh vai trò quan trọng của người thầy trong việc truyền đạt tri thức, đặc biệt trong xã hội xưa khi phương tiện học tập còn hạn chế. Ngược lại, câu thứ hai đề cao việc học từ bạn bè, bởi sự đồng cảm, dễ dàng trao đổi giúp tiếp thu hiệu quả hơn. Thực tế, học tập không chỉ giới hạn ở thầy hay bạn mà còn từ nhiều nguồn khác như sách vở, báo chí, mạng internet… Quan trọng là người học cần biết chọn lọc thông tin chính xác, bổ ích. Hai câu tục ngữ đều nhắc nhở chúng ta phải tận dụng mọi cơ hội học tập để phát triển bản thân toàn diện.
Bài mẫu 4
Hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" không hề mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Câu thứ nhất nhấn mạnh vai trò quan trọng của người thầy trong việc truyền đạt tri thức và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn giúp học sinh định hướng tương lai. Tuy nhiên, thầy cô không thể theo sát học sinh mọi lúc, vì vậy việc học từ bạn bè cũng rất quan trọng. Bạn bè có thể hỗ trợ nhau trong học tập, giúp hiểu bài nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Cả hai cách học đều cần thiết để tiếp thu kiến thức hiệu quả. Học không chỉ giới hạn ở thầy hay bạn mà còn từ nhiều nguồn khác như sách vở, thực tế cuộc sống. Vì vậy, mỗi học sinh cần biết kết hợp cả hai cách học, đồng thời giữ thái độ kính trọng thầy cô, yêu thương và hợp tác với bạn bè để đạt được thành công.


- Em hãy viết đoạn văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "không thầy đố mày làm nên"
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn"
- Viết đoạn văn khoảng 150 – 200 chữ tóm tắt văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng
- Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) phân tích hình tượng người anh hùng Thánh Gióng
- Từ văn bản “Góc nhìn”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc “thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân” để đạt đến thành công trong cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ