

Viết đọan văn ngắn nêu cảm nhận về bài ca dao số 2>
Tải vềNhắc đến Việt Nam, bạn bè bốn phương phải nghiêng mình thán phục một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam anh hùng đã được ghi dấu trong những áng văn chương từ thời cổ xưa cho đến hiện đại
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN...
Bài mẫu 1
Nhắc đến Việt Nam, bạn bè bốn phương phải nghiêng mình thán phục một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam anh hùng đã được ghi dấu trong những áng văn chương từ thời cổ xưa cho đến hiện đại. Vẻ đẹp ấy in hằn trong truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ và trong cả những câu ca dao dân ca mượt mà, lắng đọng:
Em đố anh từ nam chí bắc,
Sông nào là sông sâu nhất?
Núi nào là núi cao nhất ở nước ta?
Anh mà giảng được cho ra,
Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh.
- Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Bài ca dao đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước oai hung của dân tộc. Tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc ta, đó là sự kiện ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng để giữ cho nhân dân cuộc sống ấm no. Đó là cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh ngông cuồng, giành lại độc lập cho dân tộc. Đó là hai trong những trang sử oanh liệt, tự hào của nhân dân ta. Qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam ta.
Bài mẫu 2
Bài ca dao là lời đối đáp giữa đôi trai gái. Đó là những câu kiểm tra về địa lý và lịch sử để thử tài nhau. Cô gái trong bài ca dao đổ chàng trai: Sông nào là sông sâu nhất/ Núi nào là núi cao nhất nước ta ... nếu giải đố được thì mới kết nghĩa giao hòa anh em. Lời đó đưa ra nhẹ nhàng, tình cảm nhưng để giải đố được đòi hỏi chàng trai phải có kiến thức về địa lý và lịch sử. Cô gái ra đố chắc hẳn rất hồi hộp để chờ câu trả lời của chàng trai và chàng trai đã không để cô gái phải thất vọng, chàng đã giải đố là: Sông sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần đánh giặc ba lần giặc tan. Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra. Kiến thức về địa lý và lịch sử của chàng trai thật uyên thâm. Chàng trai đã lý giải rõ ràng, cụ thể về địa lý và lịch sử của những địa danh gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Qua câu đố của cô gái và lời giải đố của chàng trai, ta thấy rằng, ngoài ý nghĩa thử tài, đấu trí, đây còn là dịp để người tham gia đối đáp chia sẻ với nhau một tình cảm chung đó là niềm tự hào, là tình yêu đối với thiên nhiên, đối với non sông đất nước. Đọc xong bài ca dao, hiểu về bài ca dao, em thấy cha ông ta rất sáng tạo trong cách giới thiệu về lịch sử, về địa lý qua những lời đối đáp giản dị nhưng sâu sắc vô cùng.
Bài mẫu 3
Bằng hình thức đối đáp, bài ca dao vừa ca ngợi vẻ đẹp, sự hiểu biết sâu rộng của nhân vật trữ tình vừa cả ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, những chiến công, nhân vật lịch sử gắn với địa danh đó. Đó là tài tình của tác giả dân gian. Bằng những bài ca dao ngắn gọn, hình thức đối đáp giữa nam và nữ. Người hỏi cũng phải là người có kiến thức sâu rộng về thắng cảnh, lịch sử của dân tộc, người trả lời cũng không chịu thua. Qua lời đối đáp, một người hỏi, một người trả lời, những địa danh gắn với những sự kiện, nhân vật lịch sử với những chiến công hiển hách hiện lên. Sông Bạch Đằng “Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan” gợi cho em liên tưởng đến sự kiện ba lần đánh thắng quân Mông- Nguyên của triều đại nhà Trần. Rồi Núi Lam Sơn, Lê Lợi dấy cờ khởi nghĩa đánh thắng giặc Ngô hung bạo, ngang tàn thống nhất đất nước. Chỉ vẻn vẹn có 8 câu cho cả hỏi và đáp, bài ca dao đã giúp em thấy được sự thông minh, khéo léo của cha ông. Tự hào về chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc và thắng giặc. Đó là cội nguồn lòng biết ơn và khát vọng cống hiến, xây dựng một Việt Nam trong thời đại mới. Sẵn sàng viết tiếp trang sử vàng của cha ông.


- Tìm 5 đến 6 hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về đoạn thơ sau: Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Việt Nam quê hương ta.”
- Từ văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng – Bùi Mạnh Nhị, em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ