Trắc nghiệm Bài 1: Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều
Đề bài
Nếu $ - 30m$ biểu diễn độ sâu là $30m$ dưới mực nước biển thì $ + 20m$ biểu diễn độ cao là:
-
A.
$ - 20m$ dưới mực nước biển
-
B.
$20m$ dưới mực nước biển
-
C.
$ - 20m$ trên mực nước biển
-
D.
$20m$ trên mực nước biển
Hãy đọc số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \({0^o}C\) sau đây: \( - {4^o}C\).
-
A.
Bốn độ C
-
B.
Âm bốn
-
C.
Trừ bốn
-
D.
Âm bốn độ C
Tập hợp nào dưới đây gồm các số nguyên âm
-
A.
\(\left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\,1} \right\}\)
-
B.
\(\left\{ { - 9;\, - 2;\, - 1} \right\}\)
-
C.
\(\left\{ { - 6;\,1;\,4} \right\}\)
-
D.
\(\left\{ {1;\,\,4;\,\,8} \right\}\)
Cho \(C = \left\{ { - 3; - 2;0;1;6;10} \right\}\). Viết tập hợp \(D\) gồm các phần tử thuộc \(C\) và là số nguyên âm.
-
A.
\(D = \left\{ { - 3; - 2;0} \right\}.\)
-
B.
\(D = \left\{ { - 3; - 2} \right\}.\)
-
C.
\(D = \left\{ {0;1;6;10} \right\}.\)
-
D.
\(D = \left\{ { - 3; - 2;6;10;1} \right\}.\)
Một tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 120 m. Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu so với mực nước biển là:
-
A.
\(120\,\,m\)
-
B.
\( - 120\,\,m\)
-
C.
\( + \,120\,m\)
-
D.
\(120\, - \,m\)
Số nguyên âm biểu thị ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng là:
-
A.
\(5\,000\,000\) đồng
-
B.
\(5\,\,000\,\,000\,\, - \) đồng
-
C.
\( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng
-
D.
\( + \,5\,000\,\,000\) đồng
Số nguyên âm biểu thị năm sự kiện: Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm \(776\) trước công nguyên là:
-
A.
\(776\)
-
B.
\( - 776\)
-
C.
\( + 776\)
-
D.
\( - 767\)
-
A.
\({8^o}C\)
-
B.
\( - {3^o}C\)
-
C.
\({3^o}C\)
-
D.
\({6^o}C\)
Chọn câu sai:
-
A.
Số nguyên âm dùng để chỉ thời gian trước công nguyên
-
B.
Số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \({0^o}C\)
-
C.
Số nguyên âm chỉ số tiền lãi trong kinh doanh
-
D.
Số nguyên âm chỉ độ cao dưới mực nước biển
Các số âm hai, âm mười ba, âm bốn mươi hai, trừ năm mươi được viết lần lượt là:
-
A.
\( - 2;\, - 13;42; - 50\)
-
B.
\( - 2;13;\, - 42; - 50\)
-
C.
\( - 2;\, - 13; - 42;50\)
-
D.
\( - 2;\, - 13; - 42; - 50\)
Lời giải và đáp án
Nếu $ - 30m$ biểu diễn độ sâu là $30m$ dưới mực nước biển thì $ + 20m$ biểu diễn độ cao là:
-
A.
$ - 20m$ dưới mực nước biển
-
B.
$20m$ dưới mực nước biển
-
C.
$ - 20m$ trên mực nước biển
-
D.
$20m$ trên mực nước biển
Đáp án : D
Mực nước biển được xem là gốc 0 của trục số. Người ta dùng số nguyên âm để biểu diễn độ sâu dưới mực nước biển, số nguyên dương biển diễn độ cao trên mực nước biển.
Nếu $ - 30m$ biểu diễn độ sâu là $30m$ dưới mực nước biển thì $ + 20m$ biểu diễn độ cao là: $20m$ trên mực nước biển.
Hãy đọc số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \({0^o}C\) sau đây: \( - {4^o}C\).
-
A.
Bốn độ C
-
B.
Âm bốn
-
C.
Trừ bốn
-
D.
Âm bốn độ C
Đáp án : D
Dấu “\( - \)” đọc là “âm”, đọc “âm” rồi đọc số tự nhiên.
\(^\circ C\): độ C
\( - 4^\circ C\): đọc là “âm bốn độ C” hoặc “trừ bốn độ C”.
Tập hợp nào dưới đây gồm các số nguyên âm
-
A.
\(\left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\,1} \right\}\)
-
B.
\(\left\{ { - 9;\, - 2;\, - 1} \right\}\)
-
C.
\(\left\{ { - 6;\,1;\,4} \right\}\)
-
D.
\(\left\{ {1;\,\,4;\,\,8} \right\}\)
Đáp án : B
Các số \( - 1,\,\, - 2,\,\, - 3,\,...\) gọi là các số nguyên âm.
Đáp án A: Số \(1\) không là số nguyên âm
Đáp án B: Tất cả các số đều là số nguyên âm
Đáp án C: Số \(1;\,\,4\) không là số nguyên âm
Đáp án D: Cả ba số đều không là số nguyên âm.
Cho \(C = \left\{ { - 3; - 2;0;1;6;10} \right\}\). Viết tập hợp \(D\) gồm các phần tử thuộc \(C\) và là số nguyên âm.
-
A.
\(D = \left\{ { - 3; - 2;0} \right\}.\)
-
B.
\(D = \left\{ { - 3; - 2} \right\}.\)
-
C.
\(D = \left\{ {0;1;6;10} \right\}.\)
-
D.
\(D = \left\{ { - 3; - 2;6;10;1} \right\}.\)
Đáp án : B
- Chọn ra các số nguyên âm trong các phần tử thuộc tập hợp \(C.\)
- Viết tập hợp \(D\) gồm các phần tử là các số vừa tìm được.
Ta có \(C = \left\{ { - 3; - 2;0;1;6;10} \right\}\) có các số nguyên âm là \( - 3; - 2\). Nên tập hợp \(D = \left\{ { - 3; - 2} \right\}.\)
Một tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 120 m. Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu so với mực nước biển là:
-
A.
\(120\,\,m\)
-
B.
\( - 120\,\,m\)
-
C.
\( + \,120\,m\)
-
D.
\(120\, - \,m\)
Đáp án : B
Số nguyên âm biểu thị vị trí dưới mực nước biển \(a\,\,\left( m \right)\) là: \( - a\,\,\left( m \right)\).
Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu so với mực nước biển là: \( - 120\,\,m\).
Số nguyên âm biểu thị ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng là:
-
A.
\(5\,000\,000\) đồng
-
B.
\(5\,\,000\,\,000\,\, - \) đồng
-
C.
\( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng
-
D.
\( + \,5\,000\,\,000\) đồng
Đáp án : C
Số nguyên âm biểu thị số tiền nợ (lỗ) \(a\,\,\)đồng là: \( - a\,\,\) đồng.
Do ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng nên ta có thể nói ông Hai có \( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng.
Số nguyên âm biểu thị năm sự kiện: Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm \(776\) trước công nguyên là:
-
A.
\(776\)
-
B.
\( - 776\)
-
C.
\( + 776\)
-
D.
\( - 767\)
Đáp án : B
Số nguyên âm biểu thị năm \(a\) trước công nguyên là: \( - a\).
Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm \(776\) trước công nguyên tức là nó diễn ra vào năm \( - 776\)
-
A.
\({8^o}C\)
-
B.
\( - {3^o}C\)
-
C.
\({3^o}C\)
-
D.
\({6^o}C\)
Đáp án : B
Hai vạch liên tiếp của nhiệt kế cách nhau 1 đơn vị.
Coi nhiệt kế như trục số thẳng đứng, chiều dương từ dưới lên trên.
Chọn câu sai:
-
A.
Số nguyên âm dùng để chỉ thời gian trước công nguyên
-
B.
Số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \({0^o}C\)
-
C.
Số nguyên âm chỉ số tiền lãi trong kinh doanh
-
D.
Số nguyên âm chỉ độ cao dưới mực nước biển
Đáp án : C
Đáp án A, B, D đúng
Số nguyên âm chỉ số tiền lỗ trong kinh doanh => C sai.
Các số âm hai, âm mười ba, âm bốn mươi hai, trừ năm mươi được viết lần lượt là:
-
A.
\( - 2;\, - 13;42; - 50\)
-
B.
\( - 2;13;\, - 42; - 50\)
-
C.
\( - 2;\, - 13; - 42;50\)
-
D.
\( - 2;\, - 13; - 42; - 50\)
Đáp án : D
Các số âm hai, âm mười ba, âm bốn mươi hai, trừ năm mươi được viết lần lượt là: \( - 2;\, - 13; - 42; - 50\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Tập hợp các số nguyên học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về tập hợp các số nguyên học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Thứ tự trong tập hợp số nguyên học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về thứ tự trong tập hợp số nguyên học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Phép cộng các số nguyên học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép cộng, phép trừ các số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép cộng, phép trừ các số nguyên (tiếp) Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5,6: Phép nhân, phép chia các số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép nhân, phép chia các số nguyên học Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép nhân, phép chia các số nguyên (tiếp) Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập cuối chương II Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết