Câu chuyện chiếc đồng hồ trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều


Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chia sẻ 1

Trả lời câu hỏi 1 Chia sẻ trang 76 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?

Phương pháp giải:

Em có thể tham khảo trên internet, sách, báo…

Lời giải chi tiết:

1. Ai là người đến lớp

Chăm chỉ sớm chiều

Dạy bảo mọi điều

Cho con khôn lớn?

2. Ai nơi hải đảo biên cương

Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy?

3.

 

Chia sẻ 2

Trả lời câu hỏi 2 Chia sẻ trang 76 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Các tổ hoặc nhóm lần lượt cử người tham gia đố vui

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Câu chuyện chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện.

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Khi tiếng vỗ tay đã ngột, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ trong lúc này, Bác bằng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

- Các cô chủ có trông thấy cái gì đây không?

Mọi người đồng thanh:

- Cái đồng hồ ạ

- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

- Có những chữ số ạ

- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?

- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ

- Cái máy bên trong dùng để làm gì?

- Để điều khiển cái kim chay ạ

Bác mìm cười, hồi tiếp:

- Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?

- Thưa Bác, không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ, thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

 

Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh cuối năm 1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, chính phủ từ chiến khu Việt Bắc chuẩn bị về Thủ đô.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Vì sao nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang lớp học tiếp quản Thủ đô?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang lớp học tiếp quản Thủ đô vì muốn trở về công tác gần nhà sau bao năm đi công tác xa.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Bác Hồ đã làm cách nào để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư”?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Bác Hồ để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư” đã lấy ví dụ về nhiệm vụ của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ để mọi người suy ngẫm.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Em thích nhất câu nói nào của Bác Hồ trong bài đọc?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất câu nói “Đã là nhiệm vụ thì đều quan trọng” của Bác Hồ trong bài đọc

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về giá trị của các nghề nghiệp trong xã hội?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện trên, em thấy tất cả các ngành nghề, đều đáng nhận được sự tôn trọng, trong xã hội với nhiều những con người với các nhu cầu khác nhau, đòi hỏi khác nhau.

+ Nói đến nghề cao quý, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến nghề giáo, đó là nghề cho những người dạy dỗ nên một con người có ích cho xã hội.

+ Nghề cao quý còn phải kể đến nghề y, là những bác sĩ tận tâm cứu người, chữa bệnh hết lòng..

+ Ngoài ra lao công cũng là một ngành nghề không thể thiếu mà mọi người cần trân quý, là những cô, bác ngày đêm dọn dẹp, khiến môi trường trở nên xanh – sạch - đẹp hơn…


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí