Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 8 - Đề số 4 có lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1: Nêu các tiến bộ về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, quân sự trong các thế kỉ XVIII và XIX.

Câu 2: Tháng 3/1921, Lê nin đưa ra “Chính sách kinh tế mới”. Em hãy trình bày:

a. Các nội dung chủ yếu của chính sách trên.

b. Kết quả của chính sách này đối với nước Nga.

Câu 3: Cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907 đã xảy ra trong hoàn cảnh như thế nào?

Câu 4: Em hãy lí giải vì lí do gì mà chính quyền Nhật Bản lại phát xít hóa chế độ thống trị trong những năm 1929 – 1939?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk lịch sử 8, trang 51 – 52

Cách giải:

* Công nghiệp:

- Sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh.

- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.

- Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay…) ra đời.

- Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

* Nông nghiệp:

- Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.

- Thế kỉ XIX phân hóa học được sử dụng, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.

* Giao thông vận tải:

- 1807: Phơn – tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

- Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên được chế tạo tại Anh.

* Quân sự:

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn, ngư lôi, khí cầu trinh sát trận địa đối phương.

Câu 2.

Phương pháp: sgk lịch sử 8, trang 83

Cách giải:

a. Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới (NEP)

Phương pháp: sgk lich sử 8, trang 83

Cách giải:

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực.

- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

- Khuyến khích Tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

b. Kết quả của chính sách

Phương pháp: sgk lịch sử 8, trang 83

Cách giải:

- Nhờ có chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

- Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

- Năm 1925 sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.

Câu 3.

Phương pháp: sgk lịch sử 8, trang 49

Cách giải:

* Hoàn cảnh của cuộc cách mạng Nga (1905 – 1907)

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng: nhiều nhà máy đóng cửa, số công nhân thất nghiệp ngày một tăng, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ 12 đến 14 giờ, điều kiện sống tồi tệ.

- Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng.

- Chế độ Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 – 1905) để tranh giành thuộc địa.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

=> Cách mạng Nga (1905 – 1907) bùng nổ.

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

* Lí do Nhật Bản lại tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (1929 – 1939)

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.

- Để đưa nước Nhật thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa => giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài: 9/1931 Nhật Bản xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc mở đầu cuộc xâm lược này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.

=> Trong những thập niên 30, Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.