Trắc nghiệm Bài 11. Oxygen - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Khí oxygen cần thiết cho quá trình nào sau đây?

  • A.

    Đông đặc.

  • B.

    Hô hấp.

  • C.

    Nóng chảy.

  • D.

    Quang hợp.

Câu 2 :

Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89oC, khi đó oxygen ở thể gì?

  • A.

    Rắn

  • B.

    Lỏng

  • C.

    Khí     

  • D.

    Lỏng và rắn

Câu 3 :

Thợ lặn đeo bình có khí gì khi lặn xuống biển?

  • A.

    Khí oxygen   

  • B.

    Khí nitrogen

  • C.

    Khí carbon dioxit                

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 4 :

Đâu là đặc điểm tính chất vật lí của oxygen?

  • A.

    Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị.

  • B.

    Ở điều kiện thường, oxygen ở thể lỏng, không màu, mùi sốc, không vị.

  • C.

    Ở điều kiện thường, oxygen ở thể rắn, không màu, không mùi, không vị.

  • D.

    Ở điều kiện thường, oxygen tồn tại ở thế khí, không màu, không mùi, có vị ngọt.

Câu 5 :

Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây:

  • A.

    Nhiệt, oxygen và nitrogen.

  • B.

    Chất đốt, nhiệt và nitrogen.

  • C.

    Chất đốt, nhiệt và oxygen.

  • D.

    Nhiệt, oxygen và carbon dioxide.

Câu 6 :

Ở điều kiện thường, khí oxygen có màu gì?

  • A.

    xanh nhạt      

  • B.

    không màu

  • C.

    vàng nhạt

  • D.

    màu hồng

Câu 7 :

Ở thể lỏng và thể rắn, oxygen có màu gì?

  • A.

    không màu

  • B.

    vàng

  • C.

    xanh nhạt      

  • D.

    màu hồng nhạt

Câu 8 :

Oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A.

    78%

  • B.

    21%

  • C.

    90%

  • D.

    100%

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Khí oxygen không tan trong nước.

  • B.

    Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.

  • C.

    Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • D.

    Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

Câu 10 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Câu 11 :

Khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp. Đúng hay Sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Cho biểu đồ dưới đây:

Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất?

  • A.

    Luyện thép

  • B.

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa

  • C.

    Công nghiệp hóa chất

  • D.

    Y khoa

Câu 13 :

Cho biểu đồ dưới đây:

Lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất?

  • A.

    Luyện thép

  • B.

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa; Hàn cắt kim loại

  • C.

    Công nghiệp hóa chất

  • D.

    Hàn cắt kim loại

Câu 14 :

Cho các từ/ cụm từ sau: sự cháy, sự sống, đốt cháy nhiên liệu, hô hấp. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

sự cháy
sự sống
đốt cháy nhiên liệu
hô hấp
Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có ..... Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình ..... của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình ..... để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì ..... không thể xảy ra.
Câu 15 :

Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • A.

    Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

  • B.

    Quan sát màu sắc của hai khí đó.

  • C.

    Ngửi mùi của hai khí đó.

  • D.

    Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide.

Câu 16 :

Em hãy cho biết, khí oxygen tồn tại ở đâu?

  • A.

    Trong không khí      

  • B.

    Trong nước

  • C.

    Trong đất

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 17 :

Bình nén khí là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình nén khí?

  • A.

    Để cung cấp oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí.

  • B.

    Để cung cấp nitrogen cho thợ lặn hô hấp trong nước.

  • C.

    Để cung cấp carbon dioxide cho thợ lặn khi lặn dưới biển sâu.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 18 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A.

    79 ml

  • B.

    21 ml 

  • C.

    50 ml

  • D.

    75 ml

Câu 19 :

Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?

  • A.

    Phun nước.

  • B.

    Dùng cát đổ trùm lên.

  • C.

    Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào.

  • D.

    Dùng chiếc chăn khô đáp vào.

Câu 20 :

Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

  • A.

    Nước.

  • B.

    Từ khí carbon dioxide.

  • C.

    Từ không khí.

  • D.

    Từ thuốc tím (potassium nermanganate).

Câu 21 :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

  • A.

    Oxygen tan trong nước.

  • B.

    Oxygen nặng hơn không khí.

  • C.

    Oxygen không mùi, màu, vị.

  • D.

    Khí oxygen dễ trộn lẫn trong không khí.

Câu 22 :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất nào?

  • A.

    Khí oxygen tan trong nước.

  • B.

    Khí oxygen ít tan trong nước.

  • C.

    Khí oxygen khó hóa lỏng.

  • D.

    Khí oxygen nhẹ hơn nước.

Câu 23 :

Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen như hình dưới dây.

Câu 23.1

Em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra?

  • A.

    Không hiện tượng.

  • B.

    Que đóm bùng cháy.

  • C.

    Que đóm tắt tàn đỏ.

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 23.2

Theo em, thí nghiệm này cho thấy vai trò gì của khí oxygen?

  • A.

    Vai trò của oxygen với sự hô hấp.

  • B.

    Vai trò của oxygen với sự quang hợp.

  • C.

    Vai trò của oxygen với sự cháy.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 24 :

Nung potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm (xem hình dưới đây), phản ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.

Câu 24.1

Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?

  • A.

    Màu xanh nhạt

  • B.

    Màu vàng      

  • C.

    Màu hồng

  • D.

    Không màu

Câu 24.2

Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chứa đầy khí?

  • A.

    Khi nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm là ống đã đẩy khí oxygen.

  • B.

    Khi trong nước trong chậu thủy tinh có bọt khí.

  • C.

    Khi potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm phản ứng hết.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 25 :

Khi đốt cháy 1L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng.

Câu 25.1

Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

  • A.

    50760 L

  • B.

    68250 L

  • C.

    8736 L

  • D.

    13650 L

Câu 25.2

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra là:

  • A.

    4760 L

  • B.

    8250 L

  • C.

    8736 L

  • D.

    13650 L

Câu 26 :

Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

Trong bình thép kia chứa khí gì?

  • A.

    oxygen

  • B.

    nitrogen

  • C.

    carbon dioxide

  • D.

    carbon monoxide

Câu 27 :

Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

Câu 27.1

Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.

  • A.

    336 m3 và 68,2 m3

  • B.

    67,2 m3 và 336 m3

  • C.

    336 m3 và 67,2 m3

  • D.

    33,6 m3 và 67,2 m3

Câu 27.2

Em hãy tính thể tích khí oxygen cần dùng cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

  • A.

    72 lít

  • B.

    3,6 m3

  • C.

    3600 m3         

  • D.

    72 m3

Câu 27.3

Trong lớp học, có nên đóng cửa phòng liên tục không?

  • A.

    Không. Nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với bên ngoài.

  • B.

    Không. Nên mở cửa để nghe thấy chuông/ trống báo hết tiết.

  • C.

    Có. Vì bên ngoài nhiều bụi, nên đóng cửa để tránh bụi.

  • D.

    Có. Vì mở cửa sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.

Câu 27.4

Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?

  • A.

    Ngồi một chỗ nghỉ ngơi.

  • B.

    Ra ngoài lớp vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong lớp học.

  • C.

    Ra chơi ngoài trời nắng gắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 28 :

Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Câu 28.1

Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?

  • A.

    oxygen

  • B.

    nitrogen

  • C.

    carbon dioxide

  • D.

    carbon monoxide

Câu 28.2

Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?

  • A.

    Cách li chất cháy với oxygen.

  • B.

    Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

  • C.

    Dội nhiều nước vào vật cháy.

  • D.

    Đáp án A và B đúng.

Câu 29 :

Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

  • A.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • B.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • C.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 30 :

Bạn Hùng nói rằng, chúng ta thường xuyên hít thở khí oxygen trong không khí, tuy nhiên, ta lại không cảm nhận được màu, mùi và vị của oxygen. Theo em, bạn Hùng nói đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Em hãy lựa chọn đáp án đúng và hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Tại sai các đầm nuôi tôm thường lắp hệ thống quạt nước?

Do oxygen

trong nước và việc nuôi tôm, cá số lượng lớn làm cho lượng oxygen trong ao đầm nuôi rất ít. Chính vì vậy, người ta phải dùng giải phát quạt để sũ khí liên tục vào nước giúp cho oxygen

hơn trong nước, từ đó cá tôm có đủ oxygen để

.

Câu 32 :

Cho các từ sau: suy hô hấp, carbon monoxide, oxygen, gây mê. Em hãy bấm chọn các từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

suy hô hấp
carbon monoxide
oxygen
gây mê
Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như ..... , ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở ..... khi ngộ độc ..... đặc biệt khi cần ..... bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật.
Câu 33 :

Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An bằng cách bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

cao
thấp
hô hấp
không khí
Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen ..... , cơ quan ..... của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong ..... không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng ..... (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khí oxygen cần thiết cho quá trình nào sau đây?

  • A.

    Đông đặc.

  • B.

    Hô hấp.

  • C.

    Nóng chảy.

  • D.

    Quang hợp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.

Câu 2 :

Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89oC, khi đó oxygen ở thể gì?

  • A.

    Rắn

  • B.

    Lỏng

  • C.

    Khí     

  • D.

    Lỏng và rắn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89oC, khi đó oxygen ở thể khí. Không thể là thể lỏng hay thể rắn vì oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC.

Câu 3 :

Thợ lặn đeo bình có khí gì khi lặn xuống biển?

  • A.

    Khí oxygen   

  • B.

    Khí nitrogen

  • C.

    Khí carbon dioxit                

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Oxygen là thành phần quan trọng đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. Ngoài ra, nhờ tính dễ nén, oxygen được nén vào những bình khí đặc biệt cùng một số khí khác và được dùng trong y tế, chinh phục độ cao hay khám phá đại dương…

Câu 4 :

Đâu là đặc điểm tính chất vật lí của oxygen?

  • A.

    Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị.

  • B.

    Ở điều kiện thường, oxygen ở thể lỏng, không màu, mùi sốc, không vị.

  • C.

    Ở điều kiện thường, oxygen ở thể rắn, không màu, không mùi, không vị.

  • D.

    Ở điều kiện thường, oxygen tồn tại ở thế khí, không màu, không mùi, có vị ngọt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị.

Câu 5 :

Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây:

  • A.

    Nhiệt, oxygen và nitrogen.

  • B.

    Chất đốt, nhiệt và nitrogen.

  • C.

    Chất đốt, nhiệt và oxygen.

  • D.

    Nhiệt, oxygen và carbon dioxide.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen.

Câu 6 :

Ở điều kiện thường, khí oxygen có màu gì?

  • A.

    xanh nhạt      

  • B.

    không màu

  • C.

    vàng nhạt

  • D.

    màu hồng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu.

Câu 7 :

Ở thể lỏng và thể rắn, oxygen có màu gì?

  • A.

    không màu

  • B.

    vàng

  • C.

    xanh nhạt      

  • D.

    màu hồng nhạt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở thể lỏng và rắn, oxygen có có màu xanh nhạt.

Câu 8 :

Oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A.

    78%

  • B.

    21%

  • C.

    90%

  • D.

    100%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách, báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Oxygen chiếm 21% thể tích không khí.

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Khí oxygen không tan trong nước.

  • B.

    Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.

  • C.

    Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • D.

    Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Đáp án A sai vì oxygen tan ít trong nước.

Đáp án B sai vì oxygen sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh.

Đáp án D sai vì muốn đập tắt đám cháy cần cách li chất cháy với oxyge; hạ nhiệt độ của chất chất xuống dưới nhiệt độ cháy.

Câu 10 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Đáp án

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ý (2), (3) đúng.

Ý (1) sai vì oxygen tan ít trong nước.

Câu 11 :

Khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp. Đúng hay Sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Khi thổi hoặc quạt sẽ cung cấp thêm khí oxi. Thổi hoặc quạt càng mạnh càng nhiều khí oxy, vì thế sự diễn ra cháy càng mạnh hơn và tỏa nhiều nhiệt hơn.

=> Đáp án: Đúng

Câu 12 :

Cho biểu đồ dưới đây:

Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất?

  • A.

    Luyện thép

  • B.

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa

  • C.

    Công nghiệp hóa chất

  • D.

    Y khoa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

Luyện thép là lĩnh vực tiêu thụ nhiều oxygen nhất.

Câu 13 :

Cho biểu đồ dưới đây:

Lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất?

  • A.

    Luyện thép

  • B.

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa; Hàn cắt kim loại

  • C.

    Công nghiệp hóa chất

  • D.

    Hàn cắt kim loại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

Lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất là:

- Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.

- Hàn cắt kim loại.

Câu 14 :

Cho các từ/ cụm từ sau: sự cháy, sự sống, đốt cháy nhiên liệu, hô hấp. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

sự cháy
sự sống
đốt cháy nhiên liệu
hô hấp
Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có ..... Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình ..... của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình ..... để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì ..... không thể xảy ra.
Đáp án
sự cháy
sự sống
đốt cháy nhiên liệu
hô hấp
Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có
sự sống
Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình
hô hấp
của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình
đốt cháy nhiên liệu
để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì
sự cháy
không thể xảy ra.
Lời giải chi tiết :

Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì sự cháy không thể xảy ra.

Câu 15 :

Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • A.

    Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

  • B.

    Quan sát màu sắc của hai khí đó.

  • C.

    Ngửi mùi của hai khí đó.

  • D.

    Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Oxygen duy trì sự cháy, còn carbon dioxide thì không.

Câu 16 :

Em hãy cho biết, khí oxygen tồn tại ở đâu?

  • A.

    Trong không khí      

  • B.

    Trong nước

  • C.

    Trong đất

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dù sống trên mặt đất, trong nước hay trong lòng đất, các loài động vật, thực vật đều cần oxygen (oxi) cho quá trình hô hấp.

Câu 17 :

Bình nén khí là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình nén khí?

  • A.

    Để cung cấp oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí.

  • B.

    Để cung cấp nitrogen cho thợ lặn hô hấp trong nước.

  • C.

    Để cung cấp carbon dioxide cho thợ lặn khi lặn dưới biển sâu.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cần sử dụng bình nén khí để cung oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí.

Câu 18 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A.

    79 ml

  • B.

    21 ml 

  • C.

    50 ml

  • D.

    75 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết :

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Câu 19 :

Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?

  • A.

    Phun nước.

  • B.

    Dùng cát đổ trùm lên.

  • C.

    Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào.

  • D.

    Dùng chiếc chăn khô đáp vào.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta dùng cát đổ lên, cát sẽ giúp ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng nên sự cháy sẽ tắt. Nếu dùng nước thì xăng càng chây loang ra theo nước và đám cháy khó dập tắt hơn. Bình chữa cháy gia đình thì quả nhỏ để có thế dập tắt đám cháy của can xăng. Do đám cháy lớn từ can xăng nên không dùng chăn vị chân có thể bị cháy.

Câu 20 :

Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

  • A.

    Nước.

  • B.

    Từ khí carbon dioxide.

  • C.

    Từ không khí.

  • D.

    Từ thuốc tím (potassium nermanganate).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Oxygen được sản xuất từ không khí. Người ta hoá lỏng không khí xuống dưới -196°C và áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hoá lỏng.

Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183°C để nitrogen bay hơi và thụ riêng nitrogen. Khi khí nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen.

Câu 21 :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

  • A.

    Oxygen tan trong nước.

  • B.

    Oxygen nặng hơn không khí.

  • C.

    Oxygen không mùi, màu, vị.

  • D.

    Khí oxygen dễ trộn lẫn trong không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất: Oxygen nặng hơn không khí.

Câu 22 :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất nào?

  • A.

    Khí oxygen tan trong nước.

  • B.

    Khí oxygen ít tan trong nước.

  • C.

    Khí oxygen khó hóa lỏng.

  • D.

    Khí oxygen nhẹ hơn nước.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất: Khí oxygen ít tan trong nước.

Câu 23 :

Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen như hình dưới dây.

Câu 23.1

Em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra?

  • A.

    Không hiện tượng.

  • B.

    Que đóm bùng cháy.

  • C.

    Que đóm tắt tàn đỏ.

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen thì que đóm bùng cháy, vì oxygen duy trì sự cháy.

Câu 23.2

Theo em, thí nghiệm này cho thấy vai trò gì của khí oxygen?

  • A.

    Vai trò của oxygen với sự hô hấp.

  • B.

    Vai trò của oxygen với sự quang hợp.

  • C.

    Vai trò của oxygen với sự cháy.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen thì que đóm bùng cháy, vì oxygen duy trì sự cháy.

Câu 24 :

Nung potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm (xem hình dưới đây), phản ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.

Câu 24.1

Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?

  • A.

    Màu xanh nhạt

  • B.

    Màu vàng      

  • C.

    Màu hồng

  • D.

    Không màu

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Thí nghiệm sinh ra khí oxygen không màu.

Câu 24.2

Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chứa đầy khí?

  • A.

    Khi nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm là ống đã đẩy khí oxygen.

  • B.

    Khi trong nước trong chậu thủy tinh có bọt khí.

  • C.

    Khi potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm phản ứng hết.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Vì oxygen ít tan trong nước nên sẽ đẩy nước ra khỏi ống nghiệm thu khí, khi nào nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm là ống đã đẩy khí oxygen.

Câu 25 :

Khi đốt cháy 1L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng.

Câu 25.1

Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

  • A.

    50760 L

  • B.

    68250 L

  • C.

    8736 L

  • D.

    13650 L

Đáp án: B

Phương pháp giải :

               1 L xăng cần 1950 L oxygen.

        ⇒    7 L xăng cần x (L) oxygen.

Mà oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

⇒ Thể tích không khí gấp 5 lần thể tích oxygen.

⇒ Thể tích không khí cần cung cấp cho ô tô.

Lời giải chi tiết :

- Thể tích khí oxygen cần dùng là: 1950 x 7 = 13650 (L)

- Thể tích không khí cần dùng là: 13650 x 5 = 68250 (L).

Hoặc tính gộp: Thể tích không khí cần dùng là: 1950 x 7 x 5 = 68250 (L).

Câu 25.2

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra là:

  • A.

    4760 L

  • B.

    8250 L

  • C.

    8736 L

  • D.

    13650 L

Đáp án: C

Phương pháp giải :

     1 L xăng cần 1248 L carbon dioxide.

⇒   7 L xăng cần x (L) carbon dioxide.

Lời giải chi tiết :

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1248 x 7 = 8736 (L).

Câu 26 :

Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

Trong bình thép kia chứa khí gì?

  • A.

    oxygen

  • B.

    nitrogen

  • C.

    carbon dioxide

  • D.

    carbon monoxide

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bình thép là bình chứa oxygen. Người ta đang cho ông ngoại của An thở oxygen.

Câu 27 :

Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

Câu 27.1

Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.

  • A.

    336 m3 và 68,2 m3

  • B.

    67,2 m3 và 336 m3

  • C.

    336 m3 và 67,2 m3

  • D.

    33,6 m3 và 67,2 m3

Đáp án: C

Phương pháp giải :

- Thể tích không khí trong phòng học chính là thể tích của phòng học. Do đó, dựa vào công thức tính thể tích phòng học để tính thể tích không khí.

- Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học => Thể tích oxygen.

Lời giải chi tiết :

- Thể tích không khí trong phòng học chính là thể tích của phòng học.

=> Thể tích không khí là: 12 x 7 x 4 = 336 (m3)

- Thế tích oxygen trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 (m3)

Câu 27.2

Em hãy tính thể tích khí oxygen cần dùng cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

  • A.

    72 lít

  • B.

    3,6 m3

  • C.

    3600 m3         

  • D.

    72 m3

Đáp án: B

Phương pháp giải :

- Tính thể tích oxygen mà 1 học sinh dùng trong 45 phút.

- Tính thể tích oxyggen mà 50 học sinh dùng trong 45 phút.

Lời giải chi tiết :

Đổi 100 ml = 0,1 lít.

Thể tích oxygen 1 học sinh dùng trong 45 phút: 16 . 0,1 . 45 = 72 lít.

Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72. 50 = 3 600 lít = 3,6 m3

Câu 27.3

Trong lớp học, có nên đóng cửa phòng liên tục không?

  • A.

    Không. Nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với bên ngoài.

  • B.

    Không. Nên mở cửa để nghe thấy chuông/ trống báo hết tiết.

  • C.

    Có. Vì bên ngoài nhiều bụi, nên đóng cửa để tránh bụi.

  • D.

    Có. Vì mở cửa sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.

Câu 27.4

Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?

  • A.

    Ngồi một chỗ nghỉ ngơi.

  • B.

    Ra ngoài lớp vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong lớp học.

  • C.

    Ra chơi ngoài trời nắng gắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học để vận động nhẹ, tăng khả năng hồ hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.

Câu 28 :

Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Câu 28.1

Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?

  • A.

    oxygen

  • B.

    nitrogen

  • C.

    carbon dioxide

  • D.

    carbon monoxide

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Chất duy trì sự cháy là oxygen.

Câu 28.2

Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?

  • A.

    Cách li chất cháy với oxygen.

  • B.

    Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

  • C.

    Dội nhiều nước vào vật cháy.

  • D.

    Đáp án A và B đúng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:

- Cách li chất cháy với oxygen

- Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống đưới nhiệt độ cháy.

Câu 29 :

Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

  • A.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • B.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • C.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

Câu 30 :

Bạn Hùng nói rằng, chúng ta thường xuyên hít thở khí oxygen trong không khí, tuy nhiên, ta lại không cảm nhận được màu, mùi và vị của oxygen. Theo em, bạn Hùng nói đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị nên bạn Hùng nói đúng.

Câu 31 :

Em hãy lựa chọn đáp án đúng và hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Tại sai các đầm nuôi tôm thường lắp hệ thống quạt nước?

Do oxygen

trong nước và việc nuôi tôm, cá số lượng lớn làm cho lượng oxygen trong ao đầm nuôi rất ít. Chính vì vậy, người ta phải dùng giải phát quạt để sũ khí liên tục vào nước giúp cho oxygen

hơn trong nước, từ đó cá tôm có đủ oxygen để

.

Đáp án

Do oxygen

trong nước và việc nuôi tôm, cá số lượng lớn làm cho lượng oxygen trong ao đầm nuôi rất ít. Chính vì vậy, người ta phải dùng giải phát quạt để sũ khí liên tục vào nước giúp cho oxygen

hơn trong nước, từ đó cá tôm có đủ oxygen để

.

Lời giải chi tiết :

Tại sai các đầm nuôi tôm thường lắp hệ thống quạt nước?

            Do oxygen ít tan trong nước và việc nuôi tôm, cá số lượng lớn làm cho lượng oxygen trong ao đầm nuôi rất ít. Chính vì vậy, người ta phải dùng giải phát quạt để sũ khí liên tục vào nước giúp cho oxygen tan nhiều hơn trong nước, từ đó cá tôm có đủ oxygen để hô hấp.

Câu 32 :

Cho các từ sau: suy hô hấp, carbon monoxide, oxygen, gây mê. Em hãy bấm chọn các từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

suy hô hấp
carbon monoxide
oxygen
gây mê
Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như ..... , ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở ..... khi ngộ độc ..... đặc biệt khi cần ..... bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật.
Đáp án
suy hô hấp
carbon monoxide
oxygen
gây mê
Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như
suy hô hấp
, ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở
oxygen
khi ngộ độc
carbon monoxide
đặc biệt khi cần
gây mê
bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật.
Lời giải chi tiết :

Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như suy hô hấp, ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxygen khi ngộ độc carbon monoxide, đặc biệt khi cần gây mê bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật.

Câu 33 :

Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An bằng cách bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

cao
thấp
hô hấp
không khí
Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen ..... , cơ quan ..... của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong ..... không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng ..... (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.
Đáp án
cao
thấp
hô hấp
không khí
Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen
thấp
, cơ quan
hô hấp
của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong
không khí
không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng
cao
(gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.
Lời giải chi tiết :

Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen thấp, cơ quan hô hấp của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong không khí không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng cao (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.

Trắc nghiệm Bài 11. Không khí và bảo vệ môi trường không khí - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Không khí và bảo vệ môi trường không khí KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Sự chuyển thể của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Sự chuyển thể của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Các thể của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Các thể của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Một số tính chất của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Một số tính chất của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Sự đa dạng của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Sự đa dạng của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết