Dạng bài so sánh các số thực - Ôn hè Toán 7 lên 8>
Tải vềDạng 2. So sánh các số thực
Lý thuyết
* Thứ tự trong tập hợp các số thực
- Các số thực đều viết được dưới dạng số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn). Vì thế có thể so sánh hai số
thực tương tự như so sánh hai số hữu tỉ viết dưới dạng số thập phân.
- Cũng như với các số hữu tỉ, ta có
+ Với hai số thực a và b bất kì ta luôn có a = b hoặc a < b hoặc a > b.
+ Cho ba số thực a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).
- Trên trục số thực, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b. Nói riêng, các điểm nằm trước gốc O biểu diễn
các số âm, các điểm nằm sau gốc O biểu diễn các số dương. Bởi vậy ta viết x < 0 để nói x là số âm, viết
x > 0 để nói x là số dương.
- Nếu \(0 < a < b\) thì \(\sqrt a < \sqrt b \). Ta thường dùng tính chất này để so sánh một căn bậc hai số học với một số hữu tỉ hoặc so sánh hai căn bậc hai số học với nhau. Chẳng hạn \(\sqrt 2 < \sqrt 5 \) vì \(2 < 5\).
* So sánh 2 số thập phân dương
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn
* So sánh 2 số thập phân âm
Nếu a < b thì –a > -b
* So sánh hai số thực
Để so sánh hai số thực a, b, ta có thể sử dụng một số kết quả sau:
- Nếu \(a > m\) và \(m > b\) thì \(a > b\).
- Nếu a, b là hai số thực dương thì:
+) \(a > b\) thì \(\sqrt a > \sqrt b \) và ngược lại.
+) \(a > b\) thì \({a^2} > {b^2}\) và ngược lại.
Bài tập
Bài 1: Chọn chữ số thích hợp điền vào dấu “…”:
-2,3….4 > - 2, (31)
A. 0.
B. 1.
C. {1;2;3;4;5;6;7;8;9}.
D. 2.
Bài 2: So sánh \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) và \(\sqrt {17} \)
A. \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) > \(\sqrt {17} \).
B. \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) = \(\sqrt {17} \).
C. \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) < \(\sqrt {17} \).
D. Không so sánh được.
Bài 3: So sánh: \(\sqrt {17} \) và 4,(12)
A. \(\sqrt {17} \) > 4,(12).
B. \(\sqrt {17} \) = 4,(12).
C. \(\sqrt {17} \) \( \le \)4,(12).
D. \(\sqrt {17} \) < 4,(12).
Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. -22,34 > -22,(3).
B. 34,(1) < 34,101.
C. 0,217 \( \ge \) \(\frac{{43}}{{200}}\).
D. \(\frac{{11}}{{20}} > 0,(5)\).
Bài 5: So sánh: \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) với \(\sqrt {50} \)
A. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) > \(\sqrt {50} \).
B. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) < \(\sqrt {50} \).
C. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) = \(\sqrt {50} \).
D. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) \( \ge \) \(\sqrt {50} \).
Bài 6: So sánh các số thực:
a) 3,7373737373...... và 3,7474747474....
b) - 0,1845 và - 0,184147....
c) 6,8218218..... và 6, 6218
d) 1,7(32) và \(\sqrt 3 \)
Bài 7: Tìm số lớn nhất trong các số sau: \(\sqrt {{{\left( { - 8} \right)}^2}} ;8,32;\sqrt {69} ; - \sqrt {100} \).
Bài 8: Không dùng máy tính, cho biết trong hai khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) \(\sqrt {65} + 1 > \sqrt {63} - 1\)
b) \(\frac{1}{{\sqrt 8 }} < \frac{1}{{\sqrt 7 }}\)
Bài 9: Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự tăng dần:
a) \(1,4142135;0,\left( 3 \right);\sqrt {10} ;3;\sqrt {25.4} \)
b) \(\sqrt {0,5} ; - 0,\left( 4 \right);3.\sqrt 4 ;0,3;\sqrt {35} \)
Bài 10: So sánh hai số: \(A = \sqrt {225} - \frac{1}{{\sqrt 5 }} - 1;B = \sqrt {196} - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\).
--------Hết--------
Lời giải chi tiết:
Bài 1: Chọn chữ số thích hợp điền vào dấu “…”:
-2,3….4 > - 2, (31)
A. 0.
B. 1.
C. {1;2;3;4;5;6;7;8;9}.
D. 2.
Phương pháp
Dựa vào cách so sánh 2 số thập phân
Chú ý: Nếu a > b thì –a < - b
Lời giải
-2,3….4 > - 2, (31)
2,3…4 < 2,(31) = 2,3131
Ta thấy, chỉ có chữ số 0 thoả mãn do 2,304 < 2,3131
Đáp án: A
Bài 2: So sánh \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) và \(\sqrt {17} \)
A. \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) > \(\sqrt {17} \).
B. \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) = \(\sqrt {17} \).
C. \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \) < \(\sqrt {17} \).
D. Không so sánh được.
Phương pháp
So sánh 2 căn thức: Nếu \(0 < a < b\) suy ra \(\sqrt a \; < \sqrt b \)
Lời giải
Ta có: \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \; = \sqrt {16} \)
Vì 16 < 17 nên \(\sqrt {16} \; < \sqrt {17} \;\) suy ra \(\sqrt {{{( - 4)}^2}} \; < \sqrt {17} \)
Đáp án: C
Bài 3: So sánh: \(\sqrt {17} \) và 4,(12)
A. \(\sqrt {17} \) > 4,(12).
B. \(\sqrt {17} \) = 4,(12).
C. \(\sqrt {17} \) \( \le \)4,(12).
D. \(\sqrt {17} \) < 4,(12).
Phương pháp
Đưa các số thực về dạng số thập phân rồi so sánh 2 số thập phân.
Lời giải
Ta có: \(\sqrt {17} \) = 4,1231056…..
4,(12) = 4,1212…..
Đi từ trái sang phải của 2 số thập phân, ta thấy các chữ số ở cùng hàng tương ứng bằng nhau, cho đến chữ số thập phân thức 3 thì 3 > 1 nên 4,1231056….. > 4,1212…..
Vậy \(\sqrt {17} \) > 4,(12)
Đáp án: A
Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. -22,34 > -22,(3).
B. 34,(1) < 34,101.
C. 0,217 \( \ge \) \(\frac{{43}}{{200}}\).
D. \(\frac{{11}}{{20}} > 0,(5)\).
Phương pháp
Bước 1: Viết các số hữu tỉ về dạng số thập phân
Bước 2: So sánh 2 số thập phân:
*So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn
*So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a < b thì –a > -b
Lời giải
+) Ta có: -22,(3) = -22,33….
Vì 22,34 > 22,33 nên -22,34 < -22,33
Do đó A sai
+) Ta có: 34,(1) = 34,111….
Vì 34,111… > 34,101 nên B sai
+) Ta có: \(\frac{{43}}{{200}}\) = 0,215 < 0,217 hay 0,217 > \(\frac{{43}}{{200}}\)
Do đó, C đúng
+) Ta có: \(\frac{{11}}{{20}} = \frac{{55}}{{100}} = 0,55\)
0,(5) = 0,555…
Ta thấy 0,55 < 0,555… nên \(\frac{{11}}{{20}}\) < 0,(5)
Do đó, D sai
Đáp án: C
Bài 5: So sánh: \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) với \(\sqrt {50} \)
A. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) > \(\sqrt {50} \).
B. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) < \(\sqrt {50} \).
C. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) = \(\sqrt {50} \).
D. \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) \( \ge \) \(\sqrt {50} \).
Phương pháp
Nếu \(0 < a < b\) thì \(\sqrt a \; < \sqrt b \)
Chú ý: Nếu a < b , b < c thì a < c
Lời giải
Ta có:
\(\sqrt {14} \; < \sqrt {16} \; = 4;\sqrt 8 \; < \sqrt 9 \; = 3\) nên \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) < 4 + 3 = 7
\(\sqrt {50} \) > \(\sqrt {49} \; = 7\)
Như vậy, \(\sqrt {14} \; + \sqrt 8 \) < \(\sqrt {50} \)
Đáp án: B
Bài 6: So sánh các số thực:
a) 3,7373737373...... và 3,7474747474....
b) - 0,1845 và - 0,184147....
c) 6,8218218..... và 6, 6218
d) 1,7(32) và \(\sqrt 3 \)
Phương pháp
*So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn
*So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a < b thì –a > -b
Lời giải
a) Vì 3 < 4 nên 3,7373737373...... < 3,7474747474....
b) Vì 5 > 1 nên 0,1845 > 0,184147....
Do đó - 0,1845 < - 0,184147....
c) Vì 1 < 5 nên 7,321321321 < 7,325
Do đó - 7,321321321 > -7,325
d) Ta có: \(\;\sqrt 3 = 1,732050808...\)
\(1,7\left( {32} \right) = 1,73232323...\)
Vì 0 < 3 nên \(1,732050808... < 1,73232323...\)
Do đó \(\sqrt 3 < 1,7\left( {32} \right)\)
Bài 7: Tìm số lớn nhất trong các số sau: \(\sqrt {{{\left( { - 8} \right)}^2}} ;8,32;\sqrt {69} ; - \sqrt {100} \)
Phương pháp
Đưa các căn bậc hai về số thập phân để so sánh các số thập phân với nhau.
Lời giải
Ta có: \(\sqrt {{{\left( { - 8} \right)}^2}} = 8\); \(\sqrt {69} = 8,306623...\); \( - \sqrt {100} = - 10\)
Vì \( - 10 < 8 < 8,306623... < 8,32\) nên số lớn nhất là 8,32.
Bài 8: Không dùng máy tính, cho biết trong hai khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) \(\sqrt {65} + 1 > \sqrt {63} - 1\)
b) \(\frac{1}{{\sqrt 8 }} < \frac{1}{{\sqrt 7 }}\)
Phương pháp
a) Sử dụng kiến thức: \(a > b > 0\) thì \(\sqrt a > \sqrt b \).
\(a > b\) thì \(a + c > b + c\).
\(a > c,c > b\) thì \(a > b\).
b) Sử dụng kiến thức: \(a > b > 0\) thì \(\sqrt a > \sqrt b \).
\(a > b\) thì \(\frac{1}{a} < \frac{1}{b}\).
Lời giải
a) Đúng vì \(65 > 63\) nên \(\sqrt {65} > \sqrt {63} \),
do đó \(\sqrt {65} + 1 > \sqrt {63} + 1 > \sqrt {63} - 1\).
b) Đúng vì \(8 > 7\) nên \(\sqrt 8 > \sqrt 7 \), suy ra \(\frac{1}{{\sqrt 8 }} < \frac{1}{{\sqrt 7 }}\)
Bài 9: Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự tăng dần:
a) \(1,4142135;0,\left( 3 \right);\sqrt {10} ;3;\sqrt {25.4} \)
b) \(\sqrt {0,5} ; - 0,\left( 4 \right);3.\sqrt 4 ;0,3;\sqrt {35} \)
Phương pháp
a) Biểu diễn 0,(3) thành phân số, đưa các căn bậc hai về dạng phù hợp để so sánh.
b) So sánh các căn bậc hai với nhau.
Lời giải
a) Ta có:
\(0,\left( 3 \right) = \frac{1}{3}\);
\(\sqrt {10} > \sqrt 9 = 3\);
\(\sqrt {25.4} = \sqrt {100} = 10\).
Mà \(\frac{1}{3} < 1,4142135 < 3 < \sqrt {10} < 10\)
Do đó \(0,\left( 3 \right) < 1,4142135 < 3 < \sqrt {10} < \sqrt {25.4} \)
Vậy các số thực sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: \(0,\left( 3 \right);1,4142135;3;\sqrt {10} ;\sqrt {25.4} \).
b) Vì \(\sqrt {0,5} > \sqrt {0,09} = \sqrt {{{\left( {0,3} \right)}^2}} = 0,3\) nên \(\sqrt {0,5} > 0,3\).
Ta có: \(3.\sqrt 4 = 3.2 = 6 = \sqrt {36} \)
Mà \(\sqrt {36} > \sqrt {35} \) nên \(3.\sqrt 4 > \sqrt {35} \)
Do đó \( - 0,\left( 4 \right) < 0,3 < \sqrt {0,5} < \sqrt {35} < \sqrt {36} \)
Suy ra \( - 0,\left( 4 \right) < 0,3 < \sqrt {0,5} < \sqrt {35} < 3\sqrt 4 \)
Vậy các số thực sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: \( - 0,\left( 4 \right);0,3;\sqrt {0,5} ;\sqrt {35} ;3\sqrt 4 \)
Bài 10: So sánh hai số: \(A = \sqrt {225} - \frac{1}{{\sqrt 5 }} - 1;B = \sqrt {196} - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\).
Phương pháp
Tính căn bậc hai để rút gọn A và B.
Thực hiện so sánh A và B:
+ Nếu \(0 < a < b\) thì \(\sqrt a < \sqrt b \)
+ Nếu \(a < b\) thì \(\frac{1}{a} > \frac{1}{b}\)
+ Nếu \(a > b\) thì \( - a < - b\)
+ Nếu \(a < b\) thì \(a + c < b + c\)
Lời giải
\(A = \sqrt {225} - \frac{1}{{\sqrt 5 }} - 1 = 15 - \frac{1}{{\sqrt 5 }} - 1 = 14 - \frac{1}{{\sqrt 5 }}\);
\(B = \sqrt {196} - \frac{1}{{\sqrt 6 }} = 14 - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\).
Vì \(5 < 6\) nên \(\sqrt 5 < \sqrt 6 \)
Suy ra \(\frac{1}{{\sqrt 5 }} > \frac{1}{{\sqrt 6 }}\)
Do đó \( - \frac{1}{{\sqrt 5 }} < - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\)
Nên \(14 - \frac{1}{{\sqrt 5 }} < 14 - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\)
Vậy \(A < B\)


- Dạng bài làm tròn số - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài tìm giá trị chưa biết - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài tính giá trị của biểu thức - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài toán thực tế - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài tính giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của biểu thức - Ôn hè Toán 7 lên 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Dạng bài xác suất của biến cố ngẫu nhiên, biến cố đồng khả năng - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài xác suất của biến cố chắc chắn, không thể - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài biến cố trong một số trò chơi đơn giản - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài xác định loại biến cố - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Đề ôn hè Toán 7 lên 8 - Đề 7
- Dạng bài xác suất của biến cố ngẫu nhiên, biến cố đồng khả năng - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài xác suất của biến cố chắc chắn, không thể - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài biến cố trong một số trò chơi đơn giản - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Dạng bài xác định loại biến cố - Ôn hè Toán 7 lên 8
- Đề ôn hè Toán 7 lên 8 - Đề 7