Lý thuyết góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn>
1. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
1. Các kiến thức cần nhớ
a. Góc có đỉnh bên trong đường tròn
Định nghĩa: Trong hình $1$ , góc $BIC$ nằm trong đường tròn $(O)$ được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
Định lý: Số đo của góc đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.
Ví dụ: Trong hình \(1\), $\widehat {BIC} = \dfrac{1}{2}$ $(sđ \overparen{BC} + sđ \overparen{AD})$.
b. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Định nghĩa: Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn và các cạnh đều có điểm chung với đường tròn (hình \(2,3,4\) ) là góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.
Định lý: Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.
Ví dụ: Trong hình \(2\) , \(\widehat {BID} = \dfrac{1}{2}\) $(sđ \overparen{BD} - sđ \overparen{AC})$
Trong hình \(3\) , \(\widehat {BIC} = \dfrac{1}{2}\) $(sđ \overparen{BC} - sđ \overparen{AC})$
Trong hình \(4\) , \(\widehat {AIC} = \dfrac{1}{2}\) $(sđ \overparen{AmC} - sđ \overparen{AnC})$
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Chứng minh hai góc hoặc hai đoạn thẳng bằng nhau. Tính góc và độ dài đoạn thẳng
Phương pháp:
+ Ta thường sử dụng các kiến thức về số đo của góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung để chứng minh các góc bằng nhau
+ Sử dụng định lý Pytago, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán.
Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, chứng minh các hệ thức.
Phương pháp:
+ Ta thường sử dụng các kiến thức về số đo của góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung để chứng minh các góc bằng nhau
+) Sử dụng quan hệ từ vuông góc đến song song.
- Trả lời câu hỏi Bài 5 trang 81 Toán 9 Tập 2
- Trả lời câu hỏi Bài 5 trang 82 Toán 9 Tập 2
- Bài 36 trang 82 SGK Toán 9 tập 2
- Bài 37 trang 82 SGK Toán 9 tập 2
- Bài 38 trang 82 SGK Toán 9 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục