Trắc nghiệm Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương Toán 8 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu sai?

  • A.
    \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\).
  • B.
    \({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\).
  • C.
    \({\left( {A + B} \right)^3}\; = {(B + A)^3}\).
  • D.
    \({\left( {A{{  -  }}B} \right)^3}\; = {(B - A)^3}\).
Câu 2 :

Viết biểu thức \((x - 3y)\left( {{x^2} + 3xy + 9{y^2}} \right)\) dưới dạng hiệu hai lập phương

  • A.
    \({x^3} + {(3y)^3}\).
  • B.
    \({x^3} + {(9y)^3}\).
  • C.
    \({x^3} - {(3y)^3}\).
  • D.
    \({x^3} - {(9y)^3}\).
Câu 3 :

Điền vào chỗ trống \({x^3} + 512 = (x + 8)\left( {{x^2} - \left[ {} \right] + 64} \right)\)

  • A.
    \( - 8x\).
  • B.
    \(8x\).
  • C.
    \( - 16x\).
  • D.
    \(16x\).
Câu 4 :

Rút gọn biểu thức \(A = {x^3} + 12 - (x + 2)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)\) ta được giá trị của A là

  • A.
    một số nguyên tố.
  • B.
    một số chính phương.
  • C.
    một số chia hết cho 3.
  • D.
    một số chia hết cho 5.
Câu 5 :

Giá trị của biểu thức \(125 + (x - 5)({x^2} + 5x + 25)\) với x = -5 là

  • A.
    \(125\).
  • B.
    \( - 125\).
  • C.
    \(250\).
  • D.
    \( - 250\).
Câu 6 :

Có bao nhiêu cách điền vào dấu ? để biểu thức \((x - 2).?\) là một hằng đẳng thức?

  • A.
    \(1\).
  • B.
    \(2\).
  • C.
    \(3\).
  • D.
    \(4\).
Câu 7 :

Viết biểu thức \(8 + {(4x - 3)^3}\) dưới dạng tích

  • A.
    \((4x - 1)(16{x^2} - 16x + 1)\).
  • B.
    \((4x - 1)(16{x^2} - 32x + 1)\).
  • C.
    \((4x - 1)(16{x^2} + 32x + 19)\).
  • D.
    \((4x - 1)(16{x^2} - 32x + 19)\).
Câu 8 :

Thực hiện phép tính \({(x + y)^3} - {\left( {x - 2y} \right)^3}\)

  • A.
    \(9{x^2}y - 9x{y^2} + 9{y^3}\).
  • B.
    \(9{x^2}y - 9xy + 9{y^3}\).
  • C.
    \(9{x^2}y - 9x{y^2} + 9y\).
  • D.
    \(9xy - 9x{y^2} + 9{y^3}\).
Câu 9 :

Tìm  \(x\) biết \((x + 3)({x^2} - 3x + 9) - x({x^2} - 3) = 21\)

  • A.
    \(x = 2\).
  • B.
    \(x =  - 2\).
  • C.
    \(x =  - 4\).
  • D.
    \(x = 4\).
Câu 10 :

Viết biểu thức \({a^6} - {b^6}\) dưới dạng tích

  • A.
    \(({a^2} + {b^2})({a^4} - {a^2}{b^2} + {b^4})\).
  • B.
    \((a - b)(a + b)({a^4} - {a^2}{b^2} + {b^4})\).
  • C.
    \((a - b)(a + b)({a^2} + ab + {b^2})\).
  • D.
    \((a - b)(a + b)({a^4} + {a^2}{b^2} + {b^4})\).
Câu 11 :

Cho \(x + y = 1\). Tính giá trị biểu thức \(A = {x^3} + 3xy + {y^3}\)

  • A.
    \( - 1\).
  • B.
    \(0\).
  • C.
    \(1\).
  • D.
    \(3xy\).
Câu 12 :

Cho x – y = 2. Tính giá trị biểu thức \(A = {x^3} - 6xy - {y^3}\)

  • A.
    \(0\).
  • B.
    \(2\).
  • C.
    \(4\).
  • D.
    \(8\).
Câu 13 :

Cho \(A = {1^3} + {3^3} + {5^3} + {7^3} + {9^3} + {11^3}\). Khi đó

  • A.
    A chia hết cho 12 và 5.
  • B.
    A không chia hết cho cả 12 và 5.
  • C.
    A chia hết cho 12 nhưng không chia hết cho 5.
  • D.
    A chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 12.
Câu 14 :

Rút gọn biểu thức \(\left( {a - b + 1} \right)\left[ {{a^2} + {b^2} + ab - (a + 2b) + 1} \right] - ({a^3} + 1)\)

  • A.
    \({(1 + b)^3} - 1\).
  • B.
    \({(1 + b)^3} + 1\).
  • C.
    \({(1 - b)^3} - 1\).
  • D.
    \({(1 - b)^3} + 1\).
Câu 15 :

Cho \(a,b,m\) và \(n\) thỏa mãn các đẳng thức: \(a + b = m\) và \(a - b = n\). Giá trị của biểu thức \(A = {a^3} + {b^3}\) theo m và n.

  • A.
    \(A = \frac{{{m^3}}}{4}\).
  • B.
    \(A = \frac{1}{4}m(5{n^2} + {m^2})\).
  • C.
    \(A = \frac{1}{4}m(3{n^2} + {m^2})\).
  • D.
    \(A = \frac{1}{4}m(3{n^2} - {m^2})\).
Câu 16 :

Phân tích đa thức sau thành nhân tử \({x^{4\;}} + {x^3}y - x{y^{3\;}} - {y^4}\)

  • A.
    \(\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {{x^2} + xy + {y^2}} \right)\).
  • B.
    \(\left( {x - y} \right)\left( {{x^3} + {y^3}} \right)\).
  • C.
    \(\left( {x + y} \right)\left( {{x^3} + {y^3}} \right)\).
  • D.
    \(\left( {x + y} \right)\left( {{x^3} - {y^3}} \right)\).
Câu 17 :

Rút gọn biểu thức \({\left( {x - y} \right)^{3\;}} + \left( {x - y} \right)({x^{2\;}} + xy + {y^2}) + 3({x^2}y - x{y^2})\)

  • A.
    \({x^3} - {y^3}\).
  • B.
    \({x^3} + {y^3}\).
  • C.
    \(2{x^3} - 2{y^3}\).
  • D.
    \(2{x^3} + 2{y^3}\).
Câu 18 :

Cho \(x,y,a\) và \(b\) thỏa mãn các đẳng thức: \(x - y = a - b\,\,\,(1)\) và \({x^2} + {y^2} = {a^2} + {b^2}\,\,\,(2)\). Biểu thức \({x^3} - {y^3} = ?\)

  • A.
    \((a - b)({a^2} + {b^2})\).
  • B.
    \({a^3} - {b^3}\).
  • C.
    \({(a - b)^3}\).
  • D.
    \({(a - b)^2}({a^2} + {b^2})\).
Câu 19 :

Với mọi a, b, c thỏa mãn a + b + c = 0 thì giá trị của biểu thức \({a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc\) là:

  • A.
    \(0\).
  • B.
    \(1\).
  • C.
    \( - 3abc\).
  • D.
    \({a^3} + {b^3} + {c^3}\)
Câu 20 :

Viết biểu thức sau dưới dạng tích: \(A = {(3 - x)^3} + {(x - y)^3} + {(y - 3)^3}\)

  • A.
    \(A = 3\).
  • B.
    \(A = (3 - x)(x - y)(y - 3)\).
  • C.
    \(A = 6(3 - x)(x - y)(y - 3)\).
  • D.
    \(A = 3(3 - x)(x - y)(y - 3)\).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu sai?

  • A.
    \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\).
  • B.
    \({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\).
  • C.
    \({\left( {A + B} \right)^3}\; = {(B + A)^3}\).
  • D.
    \({\left( {A{{  -  }}B} \right)^3}\; = {(B - A)^3}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Kiểm tra các đáp án dựa vào hai hằng đẳng thức Tổng và hiệu hai lập phương; sử dụng tính chất của phép cộng.
Lời giải chi tiết :

Hằng đẳng thức tổng hai lập phương:\({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\) nên A đúng;

Hằng đẳng thức hiệu hai lập phương:\({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\) nên B đúng;

\(A + B = B + A \Rightarrow {(A + B)^3} = {(B + A)^3}\) nên C đúng;

\(A - B \ne B - A \Rightarrow {(A - B)^3} \ne {(B - A)^3}\) nên D sai.

Câu 2 :

Viết biểu thức \((x - 3y)\left( {{x^2} + 3xy + 9{y^2}} \right)\) dưới dạng hiệu hai lập phương

  • A.
    \({x^3} + {(3y)^3}\).
  • B.
    \({x^3} + {(9y)^3}\).
  • C.
    \({x^3} - {(3y)^3}\).
  • D.
    \({x^3} - {(9y)^3}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai lập phương:\({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}(x - 3y)\left( {{x^2} + 3xy + 9{y^2}} \right)\\ = (x - 3y)\left[ {{x^2} + x.3y + {{(3y)}^2}} \right]\\ = {x^3} - {(3y)^3}\end{array}\)

Câu 3 :

Điền vào chỗ trống \({x^3} + 512 = (x + 8)\left( {{x^2} - \left[ {} \right] + 64} \right)\)

  • A.
    \( - 8x\).
  • B.
    \(8x\).
  • C.
    \( - 16x\).
  • D.
    \(16x\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương: \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}{x^3} + 512 = (x + 8)\left( {{x^2} - 8x + 64} \right)\\ \Rightarrow \left[ {} \right] = 8x\end{array}\)

Câu 4 :

Rút gọn biểu thức \(A = {x^3} + 12 - (x + 2)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)\) ta được giá trị của A là

  • A.
    một số nguyên tố.
  • B.
    một số chính phương.
  • C.
    một số chia hết cho 3.
  • D.
    một số chia hết cho 5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương: \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}A = {x^3} + 12 - (x + 2)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)\\ = {x^3} + 12 - ({x^3} + 8)\\ = {x^3} + 12 - {x^3} - 8\\ = 4\end{array}\)

\(A = 4 \vdots 2\) nên A không phải số nguyên tố.

\(A = 4\) không chia hết cho 3.

\(A = 4\) không chia hết cho 5.

\(A = 4 = {2^2}\) nên A một số chính phương.

Câu 5 :

Giá trị của biểu thức \(125 + (x - 5)({x^2} + 5x + 25)\) với x = -5 là

  • A.
    \(125\).
  • B.
    \( - 125\).
  • C.
    \(250\).
  • D.
    \( - 250\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai lập phương:\((A - B)({A^2} + AB + {B^2}) = {A^3} - {B^3}\) để rút gọn biểu thức, sau đó thay x = -5 vào để tính giá trị của biểu thức
Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}125 + (x - 5)({x^2} + 5x + 25)\\ = 125 + {x^3} - 125\\ = {x^3}\end{array}\)

Thay x = -5 vào biểu thức, ta có: \({( - 5)^3} =  - 125\)

Câu 6 :

Có bao nhiêu cách điền vào dấu ? để biểu thức \((x - 2).?\) là một hằng đẳng thức?

  • A.
    \(1\).
  • B.
    \(2\).
  • C.
    \(3\).
  • D.
    \(4\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng 7 hằng đẳng thức đã học.
Lời giải chi tiết :

Biểu thức \((x - 2).?\) là một hằng đẳng thức khi:

Cách 1.

\(\begin{array}{l}(x - 2).(x - 2) = {(x - 2)^2} = {x^2} - 4x + 4\\ \Rightarrow ? = x - 2\end{array}\)

Cách 2.

\(\begin{array}{l}(x - 2).(x + 2) = {x^2} - 4\\ \Rightarrow ? = x + 2\end{array}\)

Cách 3.

\(\begin{array}{l}(x - 2).({x^2} + 2x + 4) = {x^3} - 8\\ \Rightarrow ? = {x^2} + 2x + 4\end{array}\)

Có 3 cách điền vào dấu ?

Câu 7 :

Viết biểu thức \(8 + {(4x - 3)^3}\) dưới dạng tích

  • A.
    \((4x - 1)(16{x^2} - 16x + 1)\).
  • B.
    \((4x - 1)(16{x^2} - 32x + 1)\).
  • C.
    \((4x - 1)(16{x^2} + 32x + 19)\).
  • D.
    \((4x - 1)(16{x^2} - 32x + 19)\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng các hằng đẳng thức:

\({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\);

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}8 + {(4x - 3)^3} = {2^3} + {(4x - 3)^3}\\ = (2 + 4x - 3)\left[ {{2^2} - 2.(4x - 3) + {{(4x - 3)}^2}} \right]\\ = (4x - 1)(4 - 8x + 6 + 16{x^2} - 24x + 9)\\ = (4x - 1)(16{x^2} - 32x + 19)\end{array}\)

Câu 8 :

Thực hiện phép tính \({(x + y)^3} - {\left( {x - 2y} \right)^3}\)

  • A.
    \(9{x^2}y - 9x{y^2} + 9{y^3}\).
  • B.
    \(9{x^2}y - 9xy + 9{y^3}\).
  • C.
    \(9{x^2}y - 9x{y^2} + 9y\).
  • D.
    \(9xy - 9x{y^2} + 9{y^3}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng các hằng đẳng thức:

\({(A + B)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\);

\({(A - B)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\);

\({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\)

và quy tắc nhân đa thức để thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{(x + y)^3} - {\left( {x - 2y} \right)^3}\\ = (x + y - x + 2y)\left[ {{{(x + y)}^2} + (x + y)(x - 2y) + {{(x - 2y)}^2}} \right]\\ = 3y({x^2} + 2xy + {y^2} + {x^2} + xy - 2xy - 2{y^2} + {x^2} - 4xy + 4{y^2})\\ = 3y(3{x^2} - 3xy + 3{y^2})\\ = 9{x^2}y - 9x{y^2} + 9{y^3}\end{array}\)

Câu 9 :

Tìm  \(x\) biết \((x + 3)({x^2} - 3x + 9) - x({x^2} - 3) = 21\)

  • A.
    \(x = 2\).
  • B.
    \(x =  - 2\).
  • C.
    \(x =  - 4\).
  • D.
    \(x = 4\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức: \({(A + B)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\) rồi tìm đưa về bài toán tìm \(x\) đã biết.
Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}(x + 3)({x^2} - 3x + 9) - x({x^2} - 3) = 21\\ \Leftrightarrow {x^3} + 27 - {x^3} + 3x = 21\\ \Leftrightarrow 3x + 27 = 21\\ \Leftrightarrow 3x = 21 - 27\\ \Leftrightarrow 3x =  - 6\\ \Leftrightarrow x =  - 2\end{array}\)

Câu 10 :

Viết biểu thức \({a^6} - {b^6}\) dưới dạng tích

  • A.
    \(({a^2} + {b^2})({a^4} - {a^2}{b^2} + {b^4})\).
  • B.
    \((a - b)(a + b)({a^4} - {a^2}{b^2} + {b^4})\).
  • C.
    \((a - b)(a + b)({a^2} + ab + {b^2})\).
  • D.
    \((a - b)(a + b)({a^4} + {a^2}{b^2} + {b^4})\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng các hằng đẳng thức:

\({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\);

\({A^2} - {B^2} = (A - B)(A + B)\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{a^6} - {b^6} = ({a^2} - {b^2})({a^4} + {a^2}{b^2} + {b^4})\\ = (a - b)(a + b)({a^4} + {a^2}{b^2} + {b^4})\end{array}\)

Câu 11 :

Cho \(x + y = 1\). Tính giá trị biểu thức \(A = {x^3} + 3xy + {y^3}\)

  • A.
    \( - 1\).
  • B.
    \(0\).
  • C.
    \(1\).
  • D.
    \(3xy\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng hằng đẳng thức:

\({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\);

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

+ Thay \(x + y = 1\) vào biểu thức để tính giá trị của A.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}A = {x^3} + 3xy + {y^3}\\ = {x^3} + {y^3} + 3xy\\ = (x + y)({x^2} - xy + {y^2}) + 3xy\\ = (x + y)({x^2} + 2xy + {y^2} - 3xy) + 3xy\\ = (x + y)\left[ {{{(x + y)}^2} - 3xy} \right] + 3xy\end{array}\)

Thay \(x + y = 1\) vào biểu thức A ta được:

\(\begin{array}{l}A = (x + y)\left[ {{{(x + y)}^2} - 3xy} \right] + 3xy\\ = 1.\left( {{1^2} - 3xy} \right) + 3xy\\ = 1 - 3xy + 3xy\\ = 1\end{array}\).

Câu 12 :

Cho x – y = 2. Tính giá trị biểu thức \(A = {x^3} - 6xy - {y^3}\)

  • A.
    \(0\).
  • B.
    \(2\).
  • C.
    \(4\).
  • D.
    \(8\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng hằng đẳng thức:

\({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\);

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

+ Thay \(x + y = 1\) vào biểu thức để tính giá trị của A.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}A = {x^3} - 6xy - {y^3}\\ = {x^3} - {y^3} - 6xy\\ = (x - y)({x^2} + xy + {y^2}) - 6xy\\ = (x - y)({x^2} - 2xy + {y^2} + 3xy) - 6xy\\ = (x - y)\left[ {{{(x - y)}^2} + 3xy} \right] - 6xy\end{array}\)

Thay x – y = 2 vào biểu thức A, ta được:

\(\begin{array}{l}A = 2\left( {{2^2} + 3xy} \right) - 6xy\\ = 8 + 6xy - 6xy\\ = 8\end{array}\)

Câu 13 :

Cho \(A = {1^3} + {3^3} + {5^3} + {7^3} + {9^3} + {11^3}\). Khi đó

  • A.
    A chia hết cho 12 và 5.
  • B.
    A không chia hết cho cả 12 và 5.
  • C.
    A chia hết cho 12 nhưng không chia hết cho 5.
  • D.
    A chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 12.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức: \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}A = {1^3} + {3^3} + {5^3} + {7^3} + {9^3} + {11^3}\\ = ({1^3} + {11^3}) + ({3^3} + {9^3}) + ({5^3} + {7^3})\\ = (1 + 11)({1^2} - 11 + {11^2}) + (3 + 9)({3^2} - 3.9 + {9^2}) + (5 + 7)({5^2} - 5.7 + {7^2})\\ = 12({1^2} - 11 + {11^2}) + 12({3^2} - 3.9 + {9^2}) + 12({5^2} - 5.7 + {7^2})\end{array}\)

Vì mỗi số hạng trong tổng đều chia hết cho 12 nên \(A \vdots 12\).

\(\begin{array}{l}A = {1^3} + {3^3} + {5^3} + {7^3} + {9^3} + {11^3}\\ = ({1^3} + {9^3}) + ({3^3} + {7^3}) + {5^3} + {11^3}\\ = (1 + 9)({1^2} - 9 + {9^2}) + (3 + 7)({3^2} - 3.7 + {7^2}) + {5^3} + {11^3}\\ = 10({1^2} - 9 + {9^2}) + 10({3^2} - 3.7 + {7^2}) + {5^3} + {11^3}\end{array}\)

Ta có:

\(10 \vdots 5\)\( \Rightarrow 10({1^2} - 9 + {9^2}) \vdots 5\); \(10({3^2} - 3.7 + {7^2}) \vdots 5\)

\({5^3} \vdots 5\).

Mà \({11^3}\) không chia hết cho 5 nên A không chia hết cho 5.

Câu 14 :

Rút gọn biểu thức \(\left( {a - b + 1} \right)\left[ {{a^2} + {b^2} + ab - (a + 2b) + 1} \right] - ({a^3} + 1)\)

  • A.
    \({(1 + b)^3} - 1\).
  • B.
    \({(1 + b)^3} + 1\).
  • C.
    \({(1 - b)^3} - 1\).
  • D.
    \({(1 - b)^3} + 1\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức: \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}\left( {a - b + 1} \right)\left[ {{a^2} + {b^2} + ab - (a + 2b) + 1} \right] - ({a^3} + 1)\\ = \left[ {a + \left( {1 - b} \right)} \right]\left[ {{a^2} - (a - ab) + ({b^2} - 2b + 1)} \right] - \left( {{a^3} + 1} \right)\\ = \left[ {a + \left( {1 - b} \right)} \right]\left[ {{a^2} - a(1 - b) + {{\left( {b - 1} \right)}^2}} \right] - \left( {{a^3} + 1} \right)\\ = {a^3} + {(1 - b)^3} - {a^3} - 1\\ = {(1 - b)^3} - 1\end{array}\)

Câu 15 :

Cho \(a,b,m\) và \(n\) thỏa mãn các đẳng thức: \(a + b = m\) và \(a - b = n\). Giá trị của biểu thức \(A = {a^3} + {b^3}\) theo m và n.

  • A.
    \(A = \frac{{{m^3}}}{4}\).
  • B.
    \(A = \frac{1}{4}m(5{n^2} + {m^2})\).
  • C.
    \(A = \frac{1}{4}m(3{n^2} + {m^2})\).
  • D.
    \(A = \frac{1}{4}m(3{n^2} - {m^2})\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức: \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}a + b = m\\a - b = n\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{m + n}}{2}\\b = \frac{{m - n}}{2}\end{array} \right.\\ \Rightarrow ab = \frac{{(m + n)(m - n)}}{{2.2}} = \frac{{{m^2} - {n^2}}}{4}\end{array}\)

Biến đổi biểu thức A, ta được:

\(\begin{array}{l}A = {a^3} + {b^3}\\ = (a + b)({a^2} - ab + {b^2})\\ = (a + b)\left[ {({a^2} - 2ab + {b^2}) + ab} \right]\\ = (a + b)\left[ {{{\left( {a - b} \right)}^2} + ab} \right]\end{array}\)

Thay \(a + b = m;a - b = n,ab = \frac{{{m^2} - {n^2}}}{4}\) vào A, ta có:

\(\begin{array}{l}A = m\left( {{n^2} + \frac{{{m^2} - {n^2}}}{4}} \right)\\ = \frac{{4m{n^2}}}{4} + \frac{{{m^3}}}{4} - \frac{{m{n^2}}}{4}\\ = \frac{{3m{n^2}}}{4} + \frac{{{m^3}}}{4}\\ = \frac{1}{4}m\left( {3{n^2} + {m^2}} \right)\end{array}\)

Câu 16 :

Phân tích đa thức sau thành nhân tử \({x^{4\;}} + {x^3}y - x{y^{3\;}} - {y^4}\)

  • A.
    \(\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {{x^2} + xy + {y^2}} \right)\).
  • B.
    \(\left( {x - y} \right)\left( {{x^3} + {y^3}} \right)\).
  • C.
    \(\left( {x + y} \right)\left( {{x^3} + {y^3}} \right)\).
  • D.
    \(\left( {x + y} \right)\left( {{x^3} - {y^3}} \right)\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Sử dụng hằng đẳng thức: \({A^2} - {B^2} = (A + B)(A - B)\);\({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\) để phân tích đa thức.
Lời giải chi tiết :
Theo đề ra ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{x^{4\;}} + {x^3}y - x{y^{3\;}} - {y^4}}\\{ = {x^{4\;}} - {y^{4\;}} + {x^3}y - x{y^3}}\\{ = \left( {{x^{2\;}} - {y^2}} \right)\left( {{x^{2\;}} + {y^2}} \right) + xy\left( {{x^{2\;}} - {y^2}} \right)}\\{ = \left( {{x^{2\;}} - {y^2}} \right)\left( {{x^{2\;}} + {y^{2\;}} + xy} \right)}\\{ = \left( {x + y} \right)\left( {x - y} \right)\left( {{x^{2\;}} + xy + {y^2}} \right)}\\{ = \left( {x + y} \right)\left( {{x^{3\;}} - {y^3}} \right)}\end{array}\)

Câu 17 :

Rút gọn biểu thức \({\left( {x - y} \right)^{3\;}} + \left( {x - y} \right)({x^{2\;}} + xy + {y^2}) + 3({x^2}y - x{y^2})\)

  • A.
    \({x^3} - {y^3}\).
  • B.
    \({x^3} + {y^3}\).
  • C.
    \(2{x^3} - 2{y^3}\).
  • D.
    \(2{x^3} + 2{y^3}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Sử dụng hằng đẳng thức: \({\left( {A - B} \right)^3}\; = {A^3}\; - 3{A^2}B + 3A{B^2}\; - {B^3}\);\({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\) để rút gọn biểu thức.
Lời giải chi tiết :
Ta có

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {x - y} \right)}^{3\;}} + \left( {x - y} \right)({x^{2\;}} + xy + {y^2}) + 3({x^2}y - x{y^2})}\\{ = {x^{3\;}} - 3{x^2}y + 3x{y^{2\;}} - {y^{3\;}} + {x^{3\;}} - {y^{3\;}} + 3{x^2}y - 3x{y^2}}\\{ = 2{x^{3\;}} - 2{y^3}}\end{array}\)

Câu 18 :

Cho \(x,y,a\) và \(b\) thỏa mãn các đẳng thức: \(x - y = a - b\,\,\,(1)\) và \({x^2} + {y^2} = {a^2} + {b^2}\,\,\,(2)\). Biểu thức \({x^3} - {y^3} = ?\)

  • A.
    \((a - b)({a^2} + {b^2})\).
  • B.
    \({a^3} - {b^3}\).
  • C.
    \({(a - b)^3}\).
  • D.
    \({(a - b)^2}({a^2} + {b^2})\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức \({(A - B)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\) để có được đẳng thức \(xy = ab\); từ đó áp dụng hằng đẳng thức: \({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\)
Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}x - y = a - b \Rightarrow {(x - y)^2} = {(a - b)^2}\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2xy + {y^2} = {a^2} - 2ab + {b^2}\end{array}\)

Từ (2) ta có: \({x^2} + {y^2} = {a^2} + {b^2} \Rightarrow  - 2xy =  - 2ab \Leftrightarrow xy = ab\)

Mặt khác:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x^3} - {y^3} = (x - y)({x^2} + xy + {y^2})\\{a^3} - {b^3} = (a - b)({a^2} + ab + {b^2})\end{array} \right.\).

Vì \(x - y = a - b;{x^2} + {y^2} = {a^2} + {b^2}\) và \(xy = ab\) nên \({x^3} - {y^3} = {a^3} - {b^3}\)

Câu 19 :

Với mọi a, b, c thỏa mãn a + b + c = 0 thì giá trị của biểu thức \({a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc\) là:

  • A.
    \(0\).
  • B.
    \(1\).
  • C.
    \( - 3abc\).
  • D.
    \({a^3} + {b^3} + {c^3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Sử dụng các hằng đẳng thức:\({\left( {A + B} \right)^3}\; = {A^3}\; + 3{A^2}B + 3A{B^2}\; + {B^3};{A^3} + {B^3} = (A + B)\left( {{A^2} - AB + {B^2}} \right)\) để phân tích biểu thức
Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc\\ = {(a + b)^3} - 3ab(a + b) + {c^3} - 3abc\\ = {(a + b)^3} + {c^3} - 3ab(a + b + c)\\ = (a + b + c)\left[ {{{\left( {a + b} \right)}^2} - (a + b)c + {c^2}} \right] - 3ab(a + b + c)\\ = (a + b + c)\left( {{a^2} + 2ab + {b^2} - ac - bc + {c^2} - 3ab} \right)\\ = (a + b + c)({a^2} + {b^2} + {c^2} - ab - ac - bc)\end{array}\)

Vì a + b + c = 0 => \({a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc = 0\).

* Như vậy, với a + b + c = 0, ta có: \({a^3} + {b^3} + {c^3} = 3abc\).

Câu 20 :

Viết biểu thức sau dưới dạng tích: \(A = {(3 - x)^3} + {(x - y)^3} + {(y - 3)^3}\)

  • A.
    \(A = 3\).
  • B.
    \(A = (3 - x)(x - y)(y - 3)\).
  • C.
    \(A = 6(3 - x)(x - y)(y - 3)\).
  • D.
    \(A = 3(3 - x)(x - y)(y - 3)\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Sử dụng đẳng thức đặc biệt \({a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; - 3abc = \;\left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; - ab - bc - ac} \right)\);

Ta thấy a + b + c = 0 nên \({a^3} + {b^3} + {c^3} = 3abc\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\;{(a + b)^3}\; = {a^3}\; + 3{a^2}b + 3a{b^2}\; + {b^3}\; = {a^3}\; + {b^3}\; + 3ab\left( {a + b} \right)\\ \Rightarrow {a^3}\; + {b^3}\; = {\left( {a + b} \right)^3}\;-3ab\left( {a + b} \right)\end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{c}\;B = {a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\;-3abc\;\\ = {(a + b)^3} - 3ab(a + b) + {c^3} - 3abc\\ = {(a + b)^3} + {c^3} - 3ab(a + b + c)\end{array}\)

Tương tự, ta có \({(a + b + c)^3} - 3(a + b)c(a + b + c)\)

\( \Rightarrow B = {(a + b + c)^3} - 3(a + b)c(a + b + c) - 3ab(a + b + c)\)

Mà \(\;a + b + c = 0\) nên \(\;B = 0 - 3(a + b)c.0 - 3ab.0 = 0\)