Trắc nghiệm Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  • A.
    thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  • B.
    kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  • C.
    có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  • D.
    cả A, B và C
Câu 2 :

Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái:

1. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh

2. Bất kỳ sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái

3. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm và 1 số vi sinh vật hóa tự dưỡng

4. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo

Số phát biểu đúng là:

  • A.
    0
  • B.
    1
  • C.
    2
  • D.
    3
Câu 3 :

Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

  • A.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  • B.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
  • C.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  • D.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh
Câu 4 :

Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  • A.
    Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  • B.
    Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  • C.
    Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  • D.
    Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.
Câu 5 :

Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

  • A.
    rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
  • B.
    đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • C.
    rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • D.
    savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
Câu 6 :

Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:

  • A.
    các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
  • B.
    các hệ sinh thái lục địa và đại dương
  • C.
    các hệ sinh thái rừng và biển
  • D.
    các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo
Câu 7 :

Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng

  • A.
    lớn nhất
  • B.
    tương đối lớn
  • C.
    ít nhất
  • D.
    tương đối ít
Câu 8 :

Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất?

  • A.
    Hệ sinh thái nông nghiệp                          
  • B.
    Hệ sinh thái biển
  • C.
    Dòng sông đoạn hạ lưu                             
  • D.
    Rừng mưa nhiệt đới
Câu 9 :

Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng là gì?

  • A.
    Chống xói mòn đất.
  • B.
    Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
  • C.
    Giúp điều hòa khí hậu.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên.
Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và nhiều sinh vật.
  • B.
    Tất cả mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
  • C.
    Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
  • D.
    Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành.
Câu 11 :

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là

  • A.
    tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
  • B.
    tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  • C.
    tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  • D.
    tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 12 :

Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?

  • A.
    Đốt rừng làm nương rẫy.
  • B.
    Động viên nhân dân trồng rừng.
  • C.
    Cấm chặt phá rừng, đốt rừng.
  • D.
    Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Câu 13 :

Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm

  • A.
    Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
  • B.
    Thay đổi các loại cây trồng hợp lí
  • C.
    Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
  • D.
    Cả A, B, C

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  • A.
    thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  • B.
    kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  • C.
    có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  • D.
    cả A, B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có:

- Thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…

- Kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…

- Có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…

Lời giải chi tiết :

D. cả A, B và C      

Câu 2 :

Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái:

1. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh

2. Bất kỳ sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái

3. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm và 1 số vi sinh vật hóa tự dưỡng

4. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo

Số phát biểu đúng là:

  • A.
    0
  • B.
    1
  • C.
    2
  • D.
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các phát biểu đúng là: 1,2,3.

Lời giải chi tiết :

D. 3     

Câu 3 :

Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

  • A.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  • B.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
  • C.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  • D.
    Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Lời giải chi tiết :

D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh.      

Câu 4 :

Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  • A.
    Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  • B.
    Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  • C.
    Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  • D.
    Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ là sai.

Lời giải chi tiết :

C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ      

Câu 5 :

Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

  • A.
    rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
  • B.
    đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • C.
    rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • D.
    savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là: rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Lời giải chi tiết :

A. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới      

Câu 6 :

Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:

  • A.
    các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
  • B.
    các hệ sinh thái lục địa và đại dương
  • C.
    các hệ sinh thái rừng và biển
  • D.
    các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu: các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Lời giải chi tiết :

D. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo      

Câu 7 :

Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng

  • A.
    lớn nhất
  • B.
    tương đối lớn
  • C.
    ít nhất
  • D.
    tương đối ít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng lớn nhất

Lời giải chi tiết :

A. lớn nhất    

Câu 8 :

Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất?

  • A.
    Hệ sinh thái nông nghiệp                          
  • B.
    Hệ sinh thái biển
  • C.
    Dòng sông đoạn hạ lưu                             
  • D.
    Rừng mưa nhiệt đới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hệ sinh thái nông nghiệp có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất

Lời giải chi tiết :

A. Hệ sinh thái nông nghiệp                        

Câu 9 :

Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng là gì?

  • A.
    Chống xói mòn đất.
  • B.
    Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
  • C.
    Giúp điều hòa khí hậu.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng là gì?

- Chống xói mòn đất.

- Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.

- Giúp điều hòa khí hậu.

Lời giải chi tiết :

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và nhiều sinh vật.
  • B.
    Tất cả mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
  • C.
    Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
  • D.
    Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành là sai.

Lời giải chi tiết :

D. Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành.

Câu 11 :

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là

  • A.
    tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
  • B.
    tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  • C.
    tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  • D.
    tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Lời giải chi tiết :

D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Câu 12 :

Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?

  • A.
    Đốt rừng làm nương rẫy.
  • B.
    Động viên nhân dân trồng rừng.
  • C.
    Cấm chặt phá rừng, đốt rừng.
  • D.
    Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đốt rừng làm nương rẫy không giúp bảo vệ tài nguyên rừng.

Lời giải chi tiết :

A. Đốt rừng làm nương rẫy.

Câu 13 :

Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm

  • A.
    Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
  • B.
    Thay đổi các loại cây trồng hợp lí
  • C.
    Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
  • D.
    Cả A, B, C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm

- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

Lời giải chi tiết :

D. Cả A, B, C