Trắc nghiệm Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án
Đề bài
Một viên than nặng 1 100 gam; giả thiết viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lương. Biết khối lượng oxygen tham gia phản ứng là 1408 gam, khối lượng carbon dioxide tạo thành là:
-
A.
2398 gam.
-
B.
2046 gam
-
C.
2508 gam
-
D.
2390 gam
Cốc (1) chứa dung dịch sulfuric acid loãng, cốc (2) chứa một viên zinc. Cân cả hai cốc trên thu được khối lượng là a gam.
Đổ cốc (1) vào cốc (2), zinc tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành zinc sulfuric và khí hydrogen.
Đổ hết dung dịch trong cốc (1) vào cốc (2), sau một thời gian đem cân cả hai cốc thi thu được khối lượng là b gam. So sánh nào sau đây là đúng?
-
A.
a > b
-
B.
a = b
-
C.
a < b
-
D.
2a=b
Đá vôi chứa thành phần chính là calcium carbonate. Trong lò nung vôi xảy ra phản ứng hóa học: Calcium carbonate 🡪 Calcium oxide + Carbon dioxide. Một ca sản xuất ở lò nung vôi công nghiệp tiến hành nung 80 000 kg đá vôi, thu được 43 008 kg calcium oxide và 33 792 kg carbon dioxide. Giả thiết toàn bộ calcium carbonate trong đá vôi đều phản ứng thì phần trăm khối lượng của calcium carbonate trong đá vôi là bao nhiêu?
-
A.
88%
-
B.
90%
-
C.
96%
-
D.
100%
Cốc (1) chứa dung dịch sodium carbonate, cốc (2) chứa dung dịch barium chloride. Cân cả hai cốc dung dịch trên thu được khối lượng là 240 gam.
Đổ cốc (1) vào cốc (2), sodium carbonate tác dụng với barium chloride tạo thành sodium chloride và một chất rắn màu trắng là barium carbonate.
Sau khi đổ hết dung dịch cốc (1) vào cốc (2) rồi cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là
-
A.
240 gam.
-
B.
180 gam.
-
C.
160 gam.
-
D.
120 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?
-
A.
0,640 gam
-
B.
0,256 gam
-
C.
0,320 gam
-
D.
0,512 gam
Bạn Hạnh mua một cốc chứa 200 gam nước mía với thành phần đường mía chiếm 12% khối lượng, còn lại là nước. Khối lượng đường mía trong cốc là
-
A.
18 gam
-
B.
20 gam
-
C.
12 gam
-
D.
24 gam
Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1982 gam nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết. Phần trăm khối lượng muối ăn trong nước muối là
-
A.
1,8%
-
B.
3,6%
-
C.
0,9%
-
D.
2,7%
Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1982 gam nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết. Khối lượng nước muối thu được trong cốc là
-
A.
2000gam
-
B.
1982gam
-
C.
1964gam
-
D.
18gam
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?
1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.
4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
-
A.
1 và 4
-
B.
1 và 3
-
C.
3 và 4
-
D.
1 và 2
Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O. Khối lượng m có giá trị nào sau đây:
-
A.
1,8 g
-
B.
3,4 g
-
C.
1,6 g
-
D.
1,7 g
Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:
-
A.
3,2g.
-
B.
4,8g.
-
C.
9,6g.
-
D.
12,8g.
Cho 9 gam nhôm cháy trong oxi thu được 10,2 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng
-
A.
1,7 gam
-
B.
1,6 gam
-
C.
1,5 gam
-
D.
1,2 gam
Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là
-
A.
12
-
B.
10
-
C.
20
-
D.
25
Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm?
-
A.
Vì có phương trình hóa học xảy ra
-
B.
Vì xuất hiện vôi sống
-
C.
Vì có sự tham gia của oxi
-
D.
Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi
Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?
-
A.
Tăng
-
B.
Giảm
-
C.
Không thay đổi
-
D.
Phụ thuộc vào gỉ nhiều hay ít
Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là:
-
A.
Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia.
-
B.
Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.
-
C.
Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao.
-
D.
Vật chất không bị tiêu hủy.
Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:
-
A.
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
-
B.
Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi.
-
C.
Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi.
-
D.
Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi.
Chọn đáp án đúng
-
A.
Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
-
B.
Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
-
C.
Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
-
D.
Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Lời giải và đáp án
Một viên than nặng 1 100 gam; giả thiết viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lương. Biết khối lượng oxygen tham gia phản ứng là 1408 gam, khối lượng carbon dioxide tạo thành là:
-
A.
2398 gam.
-
B.
2046 gam
-
C.
2508 gam
-
D.
2390 gam
Đáp án : A
Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng
mC = 1 100 - 1 100.10% = 990
\(\begin{array}{l}{m_C} + {m_{{O_2}}} = {m_{CO2}}\\{m_{CO2}} = 990 + 1408 = 2398g\end{array}\)
Cốc (1) chứa dung dịch sulfuric acid loãng, cốc (2) chứa một viên zinc. Cân cả hai cốc trên thu được khối lượng là a gam.
Đổ cốc (1) vào cốc (2), zinc tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành zinc sulfuric và khí hydrogen.
Đổ hết dung dịch trong cốc (1) vào cốc (2), sau một thời gian đem cân cả hai cốc thi thu được khối lượng là b gam. So sánh nào sau đây là đúng?
-
A.
a > b
-
B.
a = b
-
C.
a < b
-
D.
2a=b
Đáp án : A
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
Sau khi phản ứng xảy ra có khí hydrogen thoát ra nên khối lượng sau phản ứng giảm đi => a > b
Đá vôi chứa thành phần chính là calcium carbonate. Trong lò nung vôi xảy ra phản ứng hóa học: Calcium carbonate 🡪 Calcium oxide + Carbon dioxide. Một ca sản xuất ở lò nung vôi công nghiệp tiến hành nung 80 000 kg đá vôi, thu được 43 008 kg calcium oxide và 33 792 kg carbon dioxide. Giả thiết toàn bộ calcium carbonate trong đá vôi đều phản ứng thì phần trăm khối lượng của calcium carbonate trong đá vôi là bao nhiêu?
-
A.
88%
-
B.
90%
-
C.
96%
-
D.
100%
Đáp án : C
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
(76800 : 80000) * 100% = 96%
Cốc (1) chứa dung dịch sodium carbonate, cốc (2) chứa dung dịch barium chloride. Cân cả hai cốc dung dịch trên thu được khối lượng là 240 gam.
Đổ cốc (1) vào cốc (2), sodium carbonate tác dụng với barium chloride tạo thành sodium chloride và một chất rắn màu trắng là barium carbonate.
Sau khi đổ hết dung dịch cốc (1) vào cốc (2) rồi cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là
-
A.
240 gam.
-
B.
180 gam.
-
C.
160 gam.
-
D.
120 gam.
Đáp án : A
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trinh hóa học
Phương trình chữ: sodium carbonate + barium chloride 🡪 sodium chloride + barium carbonate
Phương trình bảo toàn khối lượng:
m sodium carbonate + m barium chloride = m sodium chloride + m barium carbonat
Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?
-
A.
0,640 gam
-
B.
0,256 gam
-
C.
0,320 gam
-
D.
0,512 gam
Đáp án : B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
\({m_{O2}} = {m_{MgO}} - {m_{Mg}}\) => (0,640 - 0,384 = 0,256 gam)
Bạn Hạnh mua một cốc chứa 200 gam nước mía với thành phần đường mía chiếm 12% khối lượng, còn lại là nước. Khối lượng đường mía trong cốc là
-
A.
18 gam
-
B.
20 gam
-
C.
12 gam
-
D.
24 gam
Đáp án : D
Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng
Khối lượng đường mía: 12%.200 = 24g
Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1982 gam nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết. Phần trăm khối lượng muối ăn trong nước muối là
-
A.
1,8%
-
B.
3,6%
-
C.
0,9%
-
D.
2,7%
Đáp án : C
Dựa vào cách tính C%
m dung dịch = 2000g
%mmuối ăn = (18 : 2000).100% = 0,9%
Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1982 gam nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết. Khối lượng nước muối thu được trong cốc là
-
A.
2000gam
-
B.
1982gam
-
C.
1964gam
-
D.
18gam
Đáp án : A
Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng
Khối lượng nước muối = Khối lượng nước + Khối lượng muối = 1982 + 18 = 2000 gam
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?
1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.
4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
-
A.
1 và 4
-
B.
1 và 3
-
C.
3 và 4
-
D.
1 và 2
Đáp án : D
Ghi nhớ định luật bảo toàn khối lượng.
Mệnh đề 1 đúng
Mệnh đề 2 đúng
Mệnh đề 3 sai vì phản ứng hóa học sẽ phân chia lại sự liên kết giữa các nguyên tử
Mệnh đề 4 sai vì số phần từ sản phẩm và phản ứng có thể khác nhau
Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O. Khối lượng m có giá trị nào sau đây:
-
A.
1,8 g
-
B.
3,4 g
-
C.
1,6 g
-
D.
1,7 g
Đáp án : C
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mY + mO2= mH2O + mCO2
=> mY = mH2O + mCO2 - mO2= 4,4 + 3,6 – 6,4 = 1,6g
Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:
-
A.
3,2g.
-
B.
4,8g.
-
C.
9,6g.
-
D.
12,8g.
Đáp án : B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn
\( \to\) 13,2 + moxi = 18 \( \to\) moxi = ?
Magie, sắt, kẽm + oxi → hỗn hợp rắn
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn
\( \to\) 13,2 + moxi = 18
\( \to\) moxi = 18 – 13,2 = 4,8 (g)
Cho 9 gam nhôm cháy trong oxi thu được 10,2 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng
-
A.
1,7 gam
-
B.
1,6 gam
-
C.
1,5 gam
-
D.
1,2 gam
Đáp án : D
+) Viết PTHH chữ, xác định chất tham gia và sản phẩm
+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Phương trình hóa học chữ: nhôm + oxi → nhôm oxit
Theo định luật bảo toàn khối lượng mnhôm + moxi = mnhôm oxit
=> 9 + moxi = 10,2 => moxi = 10,2 – 9 = 1,2 gam
Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là
-
A.
12
-
B.
10
-
C.
20
-
D.
25
Đáp án : B
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic
Phương trình hóa học chữ: đá vôi → canxi oxit + khí cacbonic
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic
=> mđá vôi = 5,6 + 4,4 = 10 gam
Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm?
-
A.
Vì có phương trình hóa học xảy ra
-
B.
Vì xuất hiện vôi sống
-
C.
Vì có sự tham gia của oxi
-
D.
Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi
Đáp án : D
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải thích
Nung đá vôi thì khối lượng giảm vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi, bay ra khỏi chất rắn
Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?
-
A.
Tăng
-
B.
Giảm
-
C.
Không thay đổi
-
D.
Phụ thuộc vào gỉ nhiều hay ít
Đáp án : A
Bước 1: Xác định các chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành:
Vật thể ban đầu + Chất trong không khí = Vật bị gỉ
Bước 2: Áp dụngđịnh luật bảo toàn khối lượng để kiểm tra khối lượng vật thể sau khi bị gỉ
Vật thể bằng sắt tác dụng với các chất trong không khí tạo ra gỉ
=> khối lượng vật thể ban đầu + khối lượng chất trong không khí = khối lượng vật bị gỉ
Do đó khối lượng vật bị gỉ lớn hơn khối lượng vật ban đầu, hay khối lượng của vật tăng lên so với trước khi bị gỉ
Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là:
-
A.
Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia.
-
B.
Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.
-
C.
Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao.
-
D.
Vật chất không bị tiêu hủy.
Đáp án : B
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là: Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.
Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:
-
A.
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
-
B.
Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi.
-
C.
Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi.
-
D.
Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi.
Đáp án : A
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
Chọn đáp án đúng
-
A.
Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
-
B.
Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
-
C.
Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
-
D.
Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Đáp án : A
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Câu đúng là: Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Tính theo phương trình hóa học với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Nồng độ dung dịch với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 41: Hệ sinh thái Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 40: Quần xã sinh vật Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 39: Quần thể sinh vật Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều