Bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Bồng lai tiên cảnh: nơi có cảnh đẹp và cuộc sống hạnh phúc như thế giới thần tien. a. Bài văn trên tả gì? b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 49 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
Nằm trên độ cao 1500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là nơi nghỉ mát lí tưởng của du khách chẳng những vì không khí mát lành mà còn bởi những cảnh đẹp đến nao lòng.
Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. Suối Vàng có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào. Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.
Trong nắng ấm, bầu trời Đà Lạt không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiều xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê.
Cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm. Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ. Hương hoa hoà với hương ngàn thông làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng.
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh".
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Từ ngữ:
Bồng lai tiên cảnh: nơi có cảnh đẹp và cuộc sống hạnh phúc như thế giới thần tien.
a. Bài văn trên tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Bài văn trên tả cảnh Đà Lạt.
b.
- Mở bài: Từ đầu đến “thông mơ màng”. => Nội dung chính: Giới thiệu phong cảnh sẽ tả.
- Thân bài: Từ “Nằm trên độ cao” đến “dễ chịu vô cùng”. => Nội dung chính: Tả lần lượt từng phần của Đà Lạt.
- Kết bài: Phần còn lại. => Nội dung chính: Nêu nhận xét, cảm nghĩ của tác giả.
c.
- Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự không gian.
- Những từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh:
+ Vị trí địa lí: độ cao 1500 mét so với mặt nước biển.
+ Khí hậu: mát mẻ quanh năm.
+ Cảnh vật:
Dòng suối: đổ xuống ào ào, chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi.
Rừng thông: cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.
Bầu trời: không chút gợn mây, luôn thắm xanh màu ngọc bích.
Mặt hồ: trong suốt như pha lê.
+ Vườn hoa: muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ.
+ Vườn rau: xanh tươi.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc, biểu cảm: “cảnh đẹp đến nao lòng”, “cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm”, “làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”, “Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.”.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 50 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.
- Phong cảnh được miêu tả
- Bố cục bài văn
- Trình tự miêu tả
- Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả
- Cách làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Phong cảnh được miêu tả: Trước khi bắt đầu viết, cần xác định rõ phong cảnh mình muốn miêu tả, bao gồm các yếu tố như địa hình, thực vật, động vật, khí hậu, ánh sáng, màu sắc, âm thanh và mùi hương.
- Bố cục bài văn: Bài văn cần có một phần mở bài giới thiệu phong cảnh, một phần thân bài tả chi tiết về phong cảnh và một phần kết bài để tóm tắt và làm nổi bật lại vẻ đẹp của phong cảnh.
- Trình tự miêu tả: Trình tự miêu tả phong cảnh thường được sắp xếp từ các đặc điểm chung nhất đến các chi tiết cụ thể hơn. Ví dụ, có thể bắt đầu bằng mô tả về bức tranh tổng thể của phong cảnh, sau đó diễn đạt về các yếu tố như địa hình, thực vật, và cuối cùng là các yếu tố như ánh sáng, màu sắc và không khí.
- Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả: Chọn cảnh vật có ý nghĩa đặc biệt hoặc gợi cảm xúc mạnh mẽ để tăng tính thú vị và sức lôi cuốn của bài văn. Đồng thời, cũng cần chọn các cảnh vật phù hợp với đề tài và mục đích viết.
- Cách làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh: Sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và hình ảnh sinh động để tạo ra hình ảnh sống động và chân thực về phong cảnh. Đồng thời, cũng cần chú ý đến các yếu tố như ngữ điệu, sự lựa chọn từ ngữ và cú pháp để tạo ra hiệu ứng thú vị và ấn tượng đối với độc giả.
Ghi nhớ
Bài văn tả phong cảnh thường có 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
– Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 50 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo....).
Phương pháp giải:
Em tiến hành sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo....) qua sách báo, internet,….
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 50 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã qua sách báo, internet,….
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- "The Genius of Birds" bởi Jennifer Ackerman: Cuốn sách này khám phá sự thông minh và khả năng thích ứng của loài chim trong tự nhiên.
- "Half-Earth: Our Planet's Fight for Life" bởi Edward O. Wilson: Trong cuốn sách này, nhà sinh thái học nổi tiếng Edward O. Wilson lập luận cho việc dành nửa diện tích của Trái Đất cho bảo tồn động vật hoang dã để ngăn chặn sự tuyệt chủng đang diễn ra.
- "Wildlife of the World" của DK Publishing: Đây là một sách hình ảnh đẹp mắt về động vật hoang dã trên toàn thế giới, cung cấp thông tin về loài động vật và môi trường sống của chúng.
- Bài 10: Kì diệu rừng xanh trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 10: Đọc mở rộng trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 9: Từ đồng nghĩa trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 9: Trước cổng trời trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức