Bài 20: Khổ luyện thành tài trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức


Nhan đề bài đọc Khổ luyện thành tài gợi cho em suy nghĩ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 102 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Nhan đề bài đọc Khổ luyện thành tài gợi cho em suy nghĩ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nhan đề Khổ luyện thành tài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề "Khổ Luyện Thành Tài" gợi cho em ý nghĩa về việc phải trải qua những khó khăn, gian khổ, và nỗ lực hết mình để đạt được thành công và trở thành một người giỏi, tài năng trong lĩnh vực nào đó.

Nội dung bài đọc

Câu chuyện là quá trình khổ luyện, rèn giũa của Lê-ô-nác-đô, nhờ điều này ông đã trở thành một người họa sĩ nổi tiếng với nhiều bức tranh được mọi người biết đến. 

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi có niềm đam mê hội hoạ từ nhỏ. Năm 14 tuổi, ông được cha đưa đến gặp danh hoạ Vê-rô-ki-ô để học vẽ.

Buổi học đầu tiên, thầy giáo đưa một quả trứng gà và bảo Lê-ô-nác-đô vẽ. Cậu bé rất vui, vì vẽ trứng là việc quá dễ dàng. Cậu cầm bút và cẩn thận vẽ từng nét, từng nét. Ngày hôm sau, thầy giáo lại đưa quả trứng gà và bảo Lê-ô-nác-đô vẽ tiếp. Rồi mấy ngày sau cũng vậy. Cậu bé có chút không vui, nghĩ: “Trứng gà có gì hay họ đậu mà thầy bắt vẽ mãi như thế?”. Dần dần, cậu cảm thấy chán nản với yêu cầu của thầy giáo, cho rằng thầy coi thường năng lực của mình.

Một hôm, cậu mạnh dạn hỏi thầy: “Tại sao thầy luôn bắt em vẽ trứng thế ạ?". Thầy giáo nói: “Em đừng nghĩ vẽ trứng gà là đơn giản và dễ dàng. Trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra hai quả hoàn toàn giống nhau. Cho dù là cùng một quả trứng, nhưng nếu em nhìn nó từ những góc độ khác nhau thì cũng sẽ thấy những hình dạng khác nhau. Hơn nữa, ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của vật. Muốn thể hiện chính xác quả trứng trên giấy, không thể bỏ qua sự khổ luyện.”

Ngừng một lát, thầy nói tiếp: “Trong quá trình vẽ, em chú ý đến những điều gì? Thầy muốn luyện tầm nhìn cho em, đây là bước đi đầu tiên dẫn đến thành công của hội hoạ. Chỉ có vẽ tốt quả trứng gà đơn giản này, mới có thể vẽ được những sự vật phức tạp".

Nghe những lời nói đó, Lê-ô-nác-đô bỗng hiểu ra mọi điều và cảm nhận được sự khổ công của thầy.

Từ đó về sau, Lê-ô-nác-đô luôn nhớ lời thầy, khổ luyện vẽ tranh. Một năm... hai năm..., trình độ về tranh của Lê-ô-nác-đô ngày càng được nâng cao, cuối cùng đã xuất sắc hơn thầy của mình. Lê-ô-nác-độ đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ Ý nổi tiếng thế giới.

             (Theo 101 câu chuyện học sinh cần đọc giúp các em trở thành nhà khoa học tương lai)

 

Những ngày đầu tiên đi học vẽ, vì sao Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán nản?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những ngày đầu tiên đi học vẽ, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán nản vì thầy yêu cầu cậu vẽ quả trứng mấy ngày liền, cậu cho rằng thầy coi thường năng lực của mình.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Vì sao thầy giáo cho rằng việc vẽ trứng là không dễ dàng?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Thầy giáo cho rằng việc vẽ trứng là không dễ dàng vì trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra hai quả hoàn toàn giống nhau. Cho dù là cùng một quả trứng, nhưng nếu nhìn nó từ những góc độ khác nhau thì cũng sẽ thấy những hình dạng khác nhau. Hơn nữa, ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của vật. Muốn thể hiện chính xác quả trứng trên giấy, không thể bỏ qua sự khổ luyện.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Lê-ô-nác-đô hiểu ra điều gì từ câu trả lời của thầy giáo?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ năm của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lê-ô-nác-đô hiểu ra sự khổ công từ câu trả lời của thầy giáo.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Em học hỏi được điều gì từ câu chuyện của Lê-ô-nác-đô?

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung câu chuyện, suy nghĩ và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Qua câu chuyện của Lê-ô-nác-đô, em rút ra được bài học: thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào đều đòi hỏi sự khổ luyện và cống hiến. Việc rèn luyện kỹ năng và không coi thường những nhiệm vụ đơn giản là quan trọng. Chỉ khi vượt qua những bước đầu tiên và chú ý đến những chi tiết nhỏ, ta mới có thể đạt được thành công lớn hơn.

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Câu tục ngữ nào sau đây nói lên ý nghĩa của câu chuyện? Chọn đáp án đúng.

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Không thầy đố mày làm nên.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Ăn quả nhớ người trồng cây.

Phương pháp giải:

Em dựa vào ý nghĩa của câu chuyện để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ nói lên ý nghĩa của câu chuyện: A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm các từ ngữ trong và ngoài bài thể hiện nỗ lực của một người trên con đường đi đến thành công.

M: khổ công, kiên trì

 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân và sự tìm tòi trong bài đọc để tìm ra các từ ngữ thể hiện nỗ lực của một người trên con đường đi đến thành công.

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ trong và ngoài bài thể hiện nỗ lực của một người trên con đường đi đến thành công: khổ luyện, cần cù, chịu khó, quyết tâm, …

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 103 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Dùng 2 từ em tìm được ở bài tập 1 để hoàn thiện câu dưới đây:

Thành công của Lê-ô-nác-đô là sự kết hợp của hai yếu tố: sự * dạy dỗ của thầy giáo và sự * của chính bản thân mình.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn để điền từ ở bài tập 1 phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Thành công của Lê-ô-nác-đô là sự kết hợp của hai yếu tố: sự khổ công dạy dỗ của thầy giáo và sự kiên trì của chính bản thân mình.


Bình chọn:
4.1 trên 19 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí