Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức


a. Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? Chọn đáp án đúng. A. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật Mi-lô. B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính. C. Nêu lí do người viết yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cả tỉnh. D. Kể về 100 phụ nữ nổi tiếng trên thế giới. b. Tìm phần mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì? c. Phần triển khai nói về những đặc điểm nào của nhân vật Mi-

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Truyện kể hàng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, người để lại ấn tượng mạnh nhất là Mi-lô - nữ nghệ sĩ trống người Cu-ba. Ngay từ nhỏ, Mi-lô đã bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc của mình. Trống tim-pan-ni, công-ga, bông-gô,..., loại nào cô cũng chơi được.

Mi-lô mơ ước trở thành một nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống. Cô quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu dưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh,... Với sự kiên trì, cô đã thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc. Trải qua bao khó khăn, Mi-lô vẫn tin: “Sẽ đến một ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt!”. Nhờ tài năng, sự nỗ lực và niềm tin của Mi-lô, thế giới đã có một nghệ sĩ trống nổi tiếng. Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.

(Vũ Mạnh Huy)

a. Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? Chọn đáp án đúng.

A. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật Mi-lô.

B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.

C. Nêu lí do người viết yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cả tỉnh.

D. Kể về 100 phụ nữ nổi tiếng trên thế giới.

b. Tìm phần mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì?

c. Phần triển khai nói về những đặc điểm nào của nhân vật Mi-lô? Với mỗi đặc điểm, người viết đã đưa những dẫn chứng gì (về hành động, suy nghĩ,.. của nhân vật)?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.

b.

Phần mở đầu là "Truyện kể hàng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, người để lại ấn tượng mạnh nhất là Mi-lô - nữ nghệ sĩ trống người Cu-ba." Phần này giới thiệu về tựa sách và tóm tắt nội dung chính.

Phần kết thúc là "Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ." Phần này kết thúc bằng việc nhấn mạnh thành công của nhân vật Mi-lô và tầm ảnh hưởng của cô đối với người đọc.

c.

 - Đặc điểm 1: Có năng khiếu âm nhạc.

+ Dẫn chứng 1: Chơi được mọi loại trống.

+ Dẫn chứng 2: Mi-lô mơ ước trở thành một nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống.

- Đặc điểm 2: Kiên trì, nỗ lực

+ Dẫn chứng 1: Cô quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

+ Dẫn chứng 2: Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu dưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh,...

+ Dẫn chứng 3: Cô đã thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc.

- Đặc điểm 3: Có niềm tin.

+ Dẫn chứng 1: Mi-lô vẫn tin: “Sẽ đến một ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt!”.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 93 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

- Bố cục của đoạn văn (mở đầu, triển khai, kết thúc)

- Cách lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu

- Cách đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật

- Tình cảm, cảm xúc của người đọc đối với nhân vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách, có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Bố cục của đoạn văn:

+ Mở đầu: Đoạn mở đầu cần thu hút sự chú ý của độc giả bằng cách giới thiệu nhân vật một cách đầy đủ và hấp dẫn.

+ Triển khai: Phần này mô tả chi tiết về những đặc điểm, tính cách và hành động của nhân vật, cùng với các dẫn chứng để minh họa cho từng điểm.

+ Kết thúc: Đoạn kết thúc có thể tóm tắt lại những điểm nổi bật về nhân vật và để lại một ấn tượng sâu sắc cho độc giả.

- Cách lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu:

+ Chọn những đặc điểm quan trọng và đặc biệt nhất của nhân vật, những điểm làm nổi bật tính cách, năng lực và những ước mơ, hoặc những thách thức mà nhân vật phải đối mặt.

+ Cần đảm bảo rằng các đặc điểm được chọn là có liên quan và phản ánh sâu sắc nhân vật đó.

- Cách đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật:

+ Sử dụng các tình tiết cụ thể, ví dụ, hoặc câu chuyện để minh họa cho mỗi đặc điểm.

+ Cần lựa chọn các dẫn chứng có tính biểu đạt cao, giúp người đọc dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về nhân vật.

- Tình cảm, cảm xúc của người đọc đối với nhân vật:

+ Cần tạo ra một cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực đối với nhân vật, tùy thuộc vào mục đích của tác giả và tính cách của nhân vật.

+ Mục tiêu là làm cho độc giả cảm thấy gần gũi và quan tâm đến nhân vật, để họ muốn tiếp tục đọc về cuộc phiêu lưu của nhân vật đó.

 

Ghi nhớ

Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách thường có 3 phần:

- Mở đầu: Giới thiệu tên sách, tên tác giả, tên nhân vật và nêu ấn tượng chung về nhân vật.

- Triển khai: Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,...) và đưa ra dẫn chứng minh hoạ.

- Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật,...

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 93 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Thực hiện dự án: Sổ tay từ ngữ tiếng Việt của em.

Phương pháp giải:

Em tiến hành thực hiện dự án Sổ tay từ ngữ tiếng Việt của em dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

- Tha thẩn (tt): (đi) thong thả và lặng lẽ từ chỗ này đến chỗ nọ, có vẻ như không chú ý gì đến việc mình đang ở đâu và đang đi đâu: Bé chơi tha thẩn ở ngoài sân.

- Siêng năng (tt): siêng (nói khái quát): siêng năng làm việc.

- Ngôi sao (dt): người đạt thành tích nổi bật trong biểu diễn nghệ thuật hoặc hoạt động thể thao: Ngôi sao sáng trên bầu trời

- Trung du (dt): miền đất ở khoảng trung lưu của sông, giữa thượng du và hạ du: vùng trung du.

- Thưởng thức (đt): nhận biết được và hưởng thụ một cách thích thú: thưởng thức thơ văn

- Du mục (đt): chăn nuôi không ở cố định một chỗ, thường đưa bầy gia súc đến nơi có nhiều cỏ và nước uống, sau một thời gian lại chuyển đi nơi khác (một phương thức chăn nuôi): dân du mục

- Kì vĩ (tt): hết sức lớn lao, hết sức đồ sộ: núi non kì vĩ

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 93 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.

Phương pháp giải:

Em tiến hành tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh qua sách báo, internet,…

Lời giải chi tiết:

Người thầy và chiếc đồng hồ

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

– Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

– Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Nghề giáo cần rất nhiều tình thương yêu, lòng nhiệt huyết, đam mê, và cả sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục con người.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng, hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ.

Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Đừng để chữ “tâm” của người thầy ngày càng mai một, vơi đi.

Người thầy đáp: – Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng… nhắm mắt!

Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em. Thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng, em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí