Bài 17: Thư gửi các học sinh trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Kể về một lễ khai giảng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em.
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Kể về một lễ khai giảng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại một lễ khai giảng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em và kể lại.
Gợi ý:
- Lễ khai giảng đó diễn ra vào thời gian nào?
- Vì sao nó để lại ấn tượng đẹp đối với em?
Lời giải chi tiết:
Em vẫn nhớ hôm ấy – một buổi sớm mai có tia nắng lấp ló bên ô cửa sổ. Em phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Em mặc bộ đồng phục mới mà mẹ đã mua cho em và tự tay chuẩn bị cặp sách. Mẹ đeo cặp cho em, và hai mẹ con bước đi trên con phố nhỏ vào sáng mùa thu dịu mát. Đi trên con đường thân thuộc hàng ngày, mà trong lòng em không khỏi lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà em sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới. Khi đến cổng trường, em cảm thấy rất ngạc nhiên vì khác xa với ngôi trường mẫu giáo, trường tiểu học có rất đông bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường. Những chị học sinh khối 4, 5 duyên dáng trong chiếc váy đồng phục, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, em đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa tuổi với em, áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay em và nói: “Đến trường rồi kìa con!”. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to: “Trường tiểu học Quang Trung”. Bước vào cổng trường, qua khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Em vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp 1A do cô Phương làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay em vào lớp và xếp chỗ ngồi. Em bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy trong lòng lúc ấy. Nhìn các bạn xung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm. Cô giáo dẫn chúng em xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp 1 cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho chúng em qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình.
Nội dung bài đọc
Bức thư vừa là niềm vui, lời chúc vừa là lời dặn dò, khuyên nhủ của Bác gửi tới học sinh nhân một ngày khai giảng đặc biệt - ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở học sinh chúng ta cần chăm chỉ học tập và phải nhớ đến công ơn của cha ông. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
(Trích)
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...]
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...]
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...]
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
Hồ Chí Minh
(Theo Hồ Chí Minh toàn tập)
Từ ngữ
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước là từ năm 1945 đến năm 1976. Văn bản trên được trích từ thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945.
- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai trường, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
- Cơ đồ: sự nghiệp lớn, ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.
- Hoàn cầu: thế giới.
Câu nào trong thư của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn thứ hai trong bài đọc để tìm câu trả lời.
"Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà."
Lời giải chi tiết:
Trong thư của Bác Hồ, câu "Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà." thể hiện rằng ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là rất đặc biệt, vì đây là ngày khai trường đầu tiên trong bối cảnh mới của nước Việt Nam sau cuộc cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết trong thư cho thấy Bác Hồ vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường là: “Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.”
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...]
Lời giải chi tiết:
Bác Hồ nhắc học sinh nhớ đến những người đồng bào đã ngã xuống, nhớ đến sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào. Bác nhấn mạnh sự hy sinh của người dân đã tạo điều kiện cho các em có cơ hội được học tập, và học sinh cần nhớ đến điều này trong giây phút hạnh phúc này.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,... trong những năm học tới?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bác Hồ khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập trong những năm học tới vì sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, đất nước cần phải xây dựng lại. Bác tin rằng việc học tập, siêng năng, và trung thành với đất nước là cách để học sinh đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước tươi đẹp và phát triển.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc, và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc thư của Bác Hồ gửi các học sinh, em cảm thấy rất xúc động vì tình cảm của Bác Hồ dành cho các em học sinh và nhận thức được trách nhiệm của mình. Bức thư đầy lòng yêu nước và tình cảm sâu sắc của Bác đã thúc đẩy em nhận ra tầm quan trọng của việc học tập và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Em cảm thấy tự hào về lịch sử và mong muốn góp phần vào sự phát triển của đất nước, giống như Bác Hồ đã khuyến khích các em.
* Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
- Bài 17: Sử dụng từ điển trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 18: Đọc mở rộng trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 18: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 18: Tấm gương tự học trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức