Bài 24: Di tích lịch sử trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Yêu cầu: Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.
Yêu cầu: Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chuẩn bị.
- Lựa chọn một di tích lịch sử để giới thiệu. Ví dụ:
+ Thành Cổ Loa (Hà Nội)
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh)
+ *
- Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử đã chọn để giới thiệu.
- Chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu.
G:
+ Di tích lịch sử em chọn giới thiệu tên là gì, ở đâu?
+ Di tích đó được xây dựng khi nào?
+ Cảnh quan của di tích đó có gì đặc biệt?
+ Các công trình ở đó gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá nào?
+ *
- Chuẩn bị tranh ảnh hoặc các phương tiện khác để trình bày.
Phương pháp giải:
Em tiến hành chuẩn bị theo gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn một di tích lịch sử để giới thiệu: Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh)
- Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử đã chọn để giới thiệu.
- Chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu.
+ Bến Nhà Rồng hiện nay nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Xưa kia nơi đây là thương cảng lớn thu hút rất nhiều tàu bè qua lại, do Công ty Vận tải Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863.
+ Bến Nhà Rồng là một kỷ niệm mang giá trị lịch sử, vào năm 1911 chàng trai trẻ có tên Nguyễn Tất Thành bước xuống con tàu Latouche Treville ra đi bốn phương để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong tình cảnh bị nô lệ, lầm than.
+ Hiện nay, nơi này cũng lưu giữ nhiều giá trị hiện vật có giá trị, về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Người, qua đó người xem sẽ hiểu hơn về một trong những con người anh hùng dân tộc, vĩ đại. Bảo tàng cũng là nơi thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm và khám phá thêm về Người.
- Chuẩn bị tranh ảnh hoặc các phương tiện khác để trình bày.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 120 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trình bày.
Ví dụ: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Phương pháp giải:
Em trình bày dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Nằm trong số những di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta đó là Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ vĩ đại của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước qua các nước phương Tây. Nơi đây chứa đựng những hình ảnh lịch sử của đất nước.
Bến Nhà Rồng hiện nay nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Xưa kia nơi đây là thương cảng lớn thu hút rất nhiều tàu bè qua lại, do Công ty Vận tải Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863. Ngôi nhà xây dựng vào thời từ 1862 đến năm 1863 mới hoàn thành, ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây với trên nóc gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng, tên gọi Bến Nhà Rồng cùng được xuất phát từ chính đặc điểm này.
Sau thời gian kháng chiến của nhân dân, thực dân Pháp thất bại thì Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý và sửa hai con rồng lại với tư thế quay ra. Sau năm 1975 Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam trực tiếp quản lý.
Bến cảng vị trí giữa quận 1 và quận 4, vị trí thuận lợi và phía trước là bến Bạch Đằng. Buổi tối khi thành phố lên đèn nhìn từ xa bạn sẽ thấy bên càng nổi bật nhất với nhiều ánh đèn trang trí lung linh và huyền ảo. Bến cảng thiết kế theo kiến trúc Đông Tây kết hợp,các kiến trúc xưa đều còn nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Đối với những người Việt Nam Bến Nhà Rồng là một kỷ niệm mang giá trị lịch sử, vào năm 1911 chàng trai trẻ có tên Nguyễn Tất Thành bước xuống con tàu Latouche Treville ra đi bốn phương để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong tình cảnh bị nô lệ, lầm than. Hiện nay, nơi này cũng lưu giữ nhiều giá trị hiện vật có giá trị, về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Người, qua đó người xem sẽ hiểu hơn về một trong những con người anh hùng dân tộc, vĩ đại. Bảo tàng cũng là nơi thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm và khám phá thêm về Người.
Ngày nay, Bến Nhà Rồng là địa chỉ quen thuộc vẫn đang tiếp đón nhiều thế hệ con cháu đến thắp nhang, tìm hiểu về lịch sử và cuộc đời của Người, đồng thời tỏ lòng tôn kính, yêu mến vị lãnh tụ của dân tộc.
Bến Nhà Rồng luôn là một chứng tích lịch sử không chỉ là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mà còn thể hiện sự ngoan cường, tinh thần bất khuất của cả dân tộc Việt Nam.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 120 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi, góp ý.
Người nói
– Giới thiệu được đẩy đủ và rõ ràng về di tích đã chọn không?
– Trả lời câu hỏi của người nghe có thuyết phục không?
– Giọng nói, diệu bộ, cử chỉ có phù hợp không?
- *
Người nghe
- Có chăm chú lắng nghe người trình bày không?
– Có tích cực đặt câu hỏi để hiểu rõ về di tích không?
– Có thái độ lịch sự khi trao đổi không?
- *
Phương pháp giải:
Em trao đổi, góp ý dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Em trao đổi, góp ý dựa vào gợi ý.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 120 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Sưu tầm tranh ảnh về những cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử của đất nước và chia sẻ với người thân, bạn bè.
Phương pháp giải:
Em sưu tầm tranh ảnh về những cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử của đất nước và chia sẻ với người thân, bạn bè.
Lời giải chi tiết:
1. Vịnh Hạ Long
2. Khu di tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An
3. Chùa Một Cột
- Bài 24: Luyện viết bài văn tả phong cảnh trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 24: Việt Nam quê hương ta trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 23: Luyện tập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 23: Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng khác biệt trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 23: Về ngôi nhà đang xây trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức