Bài 2. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Chân trời sán..

Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và chiên con


Truyện Chó sói và chiên con kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con bên một dòng suối

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

1. Mở đoạn

Giới thiệu ngắn về câu chuyện Chó sói và chiên con.

2. Thân đoạn

- Nội dung chính: Chó sói dùng lý do vô lý để bắt nạt chiên con.

- Ý nghĩa: Phản ánh bản chất xảo trá của kẻ mạnh và sự bất lực của kẻ yếu.

- Bài học: Cảnh giác trước những kẻ xấu và biết tự bảo vệ mình.

3. Kết đoạn

Khẳng định giá trị ngụ ngôn của câu chuyện về mối quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu.

Bài mẫu 1

Truyện Chó sói và chiên con kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con bên một dòng suối. Qua đó ta thấy rõ tính cách từng nhân vật, sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác, vô tích sự, thích bắt nạt kẻ yếu. Còn chiên con là một nhân vật vô cùng đáng thương nhưng lại có sự hồn nhiên, đáng yêu và những lí lẽ của riêng mình để đối đáp lại với sói. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.

Bài mẫu 2

Truyện Chó sói và chiên con được viết dưới dạng thơ, các câu ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Qua câu chuyện, chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

Bài mẫu 3

“Chó sói và chiên con” của La Phông-ten đã gửi gắm bài học sâu sắc. Nhân vật chính trong truyện gồm chó sói và chiên con. Chúng đã có cuộc trò chuyện bên dòng suối. Khi chiên con đang uống nước thì sói đến gần. Nó tìm cách hạch sách để có cơ ăn thịt chiên con. Những câu thoại cho thấy sự độc ác, ngang ngược của sói chó sói, trái ngược với sự hiền lành, ngây thơ của chiên con. Truyện giúp tôi nhận ra bài học về những kẻ thích ỷ mạnh hiếp yếu.

Bài mẫu 4

“Chó sói và chiên con” của La Phông-ten là một truyện ngụ ngôn thú vị. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con. Tác giả đã sử dụng lời thoại ngắn gọn, dễ hiểu góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Chó sói đầy độc ác khi tìm ra mọi lí lẽ để độ tội cho chiên con, hòng ăn thịt nó. Chiên con hiền lành, ngây thơ dù có giải thích cho chó sói hiểu nhưng vẫn vô dụng. Qua cuộc trò chuyện của chó sói và chiên con hai con vật này, tôi cũng hiểu ra được bài học cần tránh xa thói ỷ mạnh hiếp yếu trong cuộc sống.

Bài mẫu 5

Với văn bản “Chó sói và cừu non”, Ê-dốp đã đem đến một bài học giá trị trong cuộc sống. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu non. Chó sói đang uống nước thì nhìn thấy một con cừu non. Nó tìm mọi lí do để đổ tội cho cừu non đã làm đục nước suối. Cừu nón tìm cách chứng minh rằng mình không làm điều đó. Nhưng chó sói lại đổ tội cho cả bố của cừu non, rồi vồ lấy chú cừu non để ăn thịt. Ở cuối truyện, tác giả còn rút ra bài học: “Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa”. Hình ảnh chó sói - đại diện cho kẻ ác, luôn mang dã tâm đi ức hiếp những người yếu thế như cừu non - kẻ yếu. Truyện nhắc nhở chúng ta cần cảnh giác trước những kẻ xấu xa, bạo ngược

Bài mẫu 6

Văn bản Chó sói và chiên con là một câu chuyện ngụ ngôn giàu ý nghĩa, nêu bật bản chất xảo trá, hung bạo của kẻ mạnh và sự bất lực của kẻ yếu. Trong câu chuyện, sói lấy cớ vô lý để bắt nạt và ăn thịt chiên con, bất chấp việc chiên con cố gắng giải thích và chứng minh sự vô tội của mình. Điều này thể hiện rằng khi đã có ý định xấu, kẻ ác sẽ luôn tìm cách đổ lỗi và biện minh cho hành động của mình. Câu chuyện làm em nhận ra rằng trong cuộc sống, kẻ yếu thường chịu nhiều thiệt thòi nếu không có sức mạnh hay cách bảo vệ bản thân. Qua đó, văn bản khuyên chúng ta nên cảnh giác trước những kẻ xấu, không dễ dàng tin tưởng vào những lời ngụy biện của người khác.


Bình chọn:
4.3 trên 13 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí