Cách làm bài tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài lớp 7>
Dạng bài: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,... người ta thường sử dụng thao tác tóm tắt văn bản. Ở bài học này, em sẽ học cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Hướng dẫn phân tích đề bài
Dạng bài: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,... người ta thường sử dụng thao tác tóm tắt văn bản. Ở bài học này, em sẽ học cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo trung thành với nội dung chính của văn bản gốc
Yêu cầu:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc.
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc.
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.
Dàn bài chung cho dạng bài
1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện
2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện
- Văn bản thuật lại điều gì?
- Có những nhân vật nào?
- Nội dung chính của văn bản muốn hướng tới điều gì?
- Tình tiết chính trong câu chuyện gồm những tình tiết nào?
- Diễn biến và kết quả?
- Ý nghĩa câu chuyện truyền tải
3. Kết đoạn: Kết luận nội dung văn bản thông tin
Ví dụ minh hoạ
Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong Ngữ văn 6, tập hai
A. Dàn ý chi tiết:
Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện tưởng tượng dựa trên truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Gợi ý: Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Vì yêu thương con gái hết mực, vua Hùng muốn kén cho con gái một người chồng thật xứng đáng.
Thân bài:
Khái quát:
- Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi; là chúa vùng non cao.
- Thủy Tinh có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về, là chúa vùng nước thẳm.
- Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn đặt ra sính lễ để hai chàng trai đem đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.
- Kết quả Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và rước Mị Nương về núi, Thủy Tinh nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Cuối cùng, Sơn Tinh chiến thắng.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện
B. Các bài tóm tắt mẫu tham khảo:
Bài tóm tắt mẫu số 1:
Hùng Vương thứ mười tám có một cô gái xinh đẹp tên là Mị Nương, tính nết dịu hiền. Vua yêu thương con gái hết lòng, muốn kén cho con một bậc lang quân vừa ý. Tin kén rể truyền ra, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú đến xin vua ban hôn. Một người là Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên là chúa vùng non cao, một người là Thủy Tinh là chúa vùng nước thẳm. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai nên đặt ra sính lễ, ai đem đến trước sẽ được vua gả con gái cho. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và rước Mị Nương về núi khiến Thủy Tinh nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp dâu. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Hai bên đánh nhau cả tháng trời, cuối cùng, Sơn Tinh chiến thắng. Câu chuyện là bài học trị thuỷ, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt.
Bài tóm tắt mẫu số 2:
Vua Hùng có cô con gái tên Mị Nương, vô cùng xinh đẹp. Sơn Tinh là chúa vùng non cao, Thuỷ Tinh lại là chúa vùng nước thẳm đều đến xin vua ban hôn. Để kén rể cho con, vua đặt ra yêu cầu sính lễ với hai chàng trai tuấn tú, ai đem sính lễ đến trước sẽ được vua gả con gái cho. Sơn Tinh mang đầy đủ sính lễ đến trước nên đã được nhà vua gả con gái cho, Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương liền nổi giận đùng đùng đuổi đánh Sơn Tinh. Đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, Thuỷ Tinh yếu thế đành phải rút quân.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay