Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật tía nuôi An>
Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con.
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm "Đất rừng phương Nam".
- Nêu khái quát về nhân vật tía nuôi của An trong trích đoạn "Đi lấy mật".
2. Thân đoạn
a. Ngoại hình và tính cách của tía nuôi
- Mô tả ngoại hình khỏe khoắn, thể hiện sức mạnh và sự dẻo dai của người nông dân.
- Những chi tiết nhỏ thể hiện sự tinh tế, chăm sóc con của tía nuôi.
b. Tình cảm và mối quan hệ với An
- Tình thương vô bờ bến của tía nuôi dành cho An, thể hiện qua hành động và lời nói.
- Sự quan tâm, lo lắng của tía nuôi dành cho các con
c. Hành động
- Phân tích hành động của tía nuôi khi ba cha con vào rừng lấy mật
- Tấm lòng nhân hậu, dũng cảm của tía nuôi
d. Ý nghĩa của nhân vật tía nuôi trong tác phẩm
- Tía nuôi không chỉ là người cha nuôi mà còn là hình mẫu lý tưởng về tình yêu thương, trách nhiệm và sự hy sinh.
- Tác phẩm phản ánh vẻ đẹp của tình người, tình cha con trong bối cảnh thiên nhiên hoang dã.
3. Kết đoạn
- Khẳng định giá trị nhân văn của nhân vật tía nuôi trong tác phẩm.
- Nêu cảm nhận của cá nhân mình về nhân vật tía nuôi
Bài mẫu 1
Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.
Bài mẫu 2
Tía nuôi của An là một chăm chỉ làm lụng, trải qua những sương gió của cuộc đời ông đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu về công việc. Ông có những hành động rất dứt khoát và mạnh mẽ khi đang đi làm, phục vụ công việc của mình: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu”. Nhưng tía nuôi cũng là một người đầy tình cảm, ông đã cầm tay thằng An để hướng dẫn và chỉ cho nó thấy những điều hay của rừng già.
Bài mẫu 3
Khi đọc đoạn trích Đi lấy mật, tôi rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Nhân vật này chỉ được khắc họa qua một số chi tiết, nhưng cũng đủ làm hiện lên phẩm chất, tính cách tốt đẹp. Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải, am hiểu nhiều. Ông quen thuộc với khu rừng hay công việc lấy mật đến mức có thể đoán biết hướng gió, hay nơi ong làm tổ. Trên đường đi, ông luôn đi trước để dẫn đường hay hành động “vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi” đã cho thấy bản lĩnh, kinh nghiệm của ông. Bên cạnh đó, tía nuôi của An cũng là một người giàu tình yêu thương, quan tâm đến con cái. Điều này thể hiện qua chi tiết ông nghe thấy tiếng thở mệt của An, rồi bảo các con dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống rồi mới đi tiếp. Tóm lại, dù chỉ được miêu tả đôi nét, nhưng nhân vật tía nuôi của An cũng đã để lại cho người đọc ấn tượng.
Bài mẫu 4
Tôi rất thích nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật. Ông được nhà văn xây dựng là một người bản lĩnh, kinh nghiệm nhưng cũng tinh tế, giàu tình cảm. Những hành động như: “vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi” cho thấy sự quen thuộc với khu rừng đến “độ đoán được hướng gió, hay tìm được nơi ong làm tổ”. Bên cạnh đó, tía nuôi của An còn hiện lên là một người cha giàu tình yêu thương, rất quan tâm đến con cái. Suốt chặng đường, ông luôn đi trước để chỉ đường cho các con, giúp tránh khỏi nguy hiểm. Khi nghe tiếng thở, ông đã biết An mệt. Ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Nhân vật người tía nuôi đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.
Bài mẫu 5
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Dù không phải nhân vật chính, nhưng ông vẫn được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa khá rõ nét, qua một số chi tiết đơn giản. Tác giả chủ yếu khắc họa hành động, lời nói để làm nổi bật nên tính cách của nhân vật này. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường. Nhà văn miêu tả như: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Chỉ với vài chi tiết nhỏ, tôi cảm nhận được tía nuôi của An là một người giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất tinh tế, giàu tình yêu thương.
Bài mẫu 6
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi ấn tượng nhất với nhân vật tía nuôi của An. Ông chỉ được nhà văn khắc họa qua một số chi tiết đơn giản. Nhưng qua đó, chúng ta vẫn thấy được hình ảnh một con người từng trải và giàu tình yêu thương. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Những hành động này cho thấy sự quan tâm và yêu thương dành cho các con.
- Phân tích vẻ đẹp của rừng U Minh qua đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi
- Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi
- Qua văn bản “Đi lấy mật”, hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật An
- Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
- Bằng đoạn văn (5-7 câu), hãy nêu ấn tượng của em về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi” trong bài thơ Ngàn sao làm việc
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay