Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn - Văn mẫu 7 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh trong bài thơ Đồng dao mùa xuân


Tình cảm của nhân dân dành cho người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân không thể hiện trực tiếp qua văn bản

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở đoạn

Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ và vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về tình cảm đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh

2. Thân đoạn

- Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ:

+ Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu ("Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo")

+ Tưởng nhớ ("Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh).

- Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: thương nhớ, tưởng nhớ ("Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian", "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - người dân theo chân những người lính năm xưa để bày tỏ lòng biết ơn).

3. Kết đoạn

Khái quát lại cảm nhận của mình

Bài mẫu 1

Tình cảm của nhân dân dành cho người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân không thể hiện trực tiếp qua văn bản mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc và những từ ngữ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính cụ Hồ “Anh ngồi rực rỡ… Mắt như suối biếc”. Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy. Trong cảm nhận của nhân dân, dù người lính mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

 

Bài mẫu 2

Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm, em cảm nhận được tình cảm ấp áp của những người đồng đội và nhân dân dành cho các người lính đã hi sinh. Những người lính ấy đã vĩnh viền nằm lại trên chiến trường, dừng lại những ước mơ và hoài bão sau tiếng súng đạn ầm trời. Nhưng sự ra đi ấy không phải là dấu chấm hết, mà trái lại nó còn mở ra những cuộc đời mới. Các anh ra đi hóa thành “ngọn lửa” để bạn bè mang theo từ đó tiếp thêm động lực, tiếp thêm quyết tâm cho những người đồng đội lao về phía trước. Cũng chính nhờ các anh, mà tổ quốc được độc lập, bình yên nên nhân dân muôn đời vẫn nhớ ơn các anh mãi. Đối với nhân dân, các anh chỉ là đang ở một nơi nào đó, trong một khu rừng nào đó viết tiếp ước mơ của mình, sau khi khát vọng lớn nhất là khát vọng hòa bình được thực hiện. Các anh sẽ sống mãi trong tươi lai của đất nước, trong hồi ức của đồng đội, của nhân dân Việt Nam.

Bài mẫu 3

Những người lính vĩ đại đã hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc, luôn là những người đáng kính nhất. Trong bài thơ Đồng dao mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thay cho những người dân áo chàm gửi đến các anh những tình yêu thương thuần khiết nhất. Đó là sự trân trọng, yêu quý, kiên định của những người động đội, khi tiếp tục mang theo nhiệt huyết, quyết tâm và tình yêu hòa bình của các anh để tiếp tục chiến đấu. Với những người chiến sĩ khác, các anh hi sinh nhưng không biến mất, mà trở thành động lực, thành sức mạnh lớn lao. Với những người dân hiền lành, các anh là những chiến sĩ vĩ đại, sự ra đi của các anh không phải là một sự đau khổ, mà chỉ là ở lại vùng chiến trường khói lửa để bắt đầu một hành trình mới. Các anh hi sinh, là thắp nên mùa xuân của quê hương, của đất nước, của thế hệ mai sau. Sự hi sinh ấy là vô giá là không gì có thể che mờ được trong trái tim của hàng triệu người dân nước ta.


Bình chọn:
3.7 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí