Bài 6. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Kết nối tri t..

Hãy phân tích lời nói của mối trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến


Bản năng tự nhiên của con người luôn thích hưởng thụ. Nhưng bản chất của sự hưởng thụ chỉ là sự thỏa mãn cảm xúc trong nhất thời, chứ không thể mang lại giá trị hạnh phúc chân thật

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Bản năng tự nhiên của con người luôn thích hưởng thụ. Nhưng bản chất của sự hưởng thụ chỉ là sự thỏa mãn cảm xúc trong nhất thời, chứ không thể mang lại giá trị hạnh phúc chân thật. Và câu chuyện về mối và kiến để lại cho ta nhiều suy ngẫm. Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa để bắt đầu câu chuyện với một cách tự nhiên khi mối đang ở trong nhà, hưởng thụ cuộc sống:

 

“Con mối trong nhà trông ra

Thấy một đàn kiến trong cái mồi

Mối gọi kiến ơi các chú

Tội tình gì lao khổ lắm thay”

 

Mối đã lên tiếng chế giễu nhà kiến trước, khi thấy kiến vất vả lao động, mỗi lời của mối đều mang hàm ý chế giễu kiến. Mối không khôn lanh bảo với kiến:

 

“Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc

Mà ồ ề béo trục béo tròn

Nhà cao cửa rộng tủ hòm thiếu đâu”

 

Mối đại diện cho những kẻ hay ăn lười làm thích hưởng thụ cuộc sống. Với lối sống đủng đỉnh dựa dẫm vào cái có sẵn không cần phấn đấu. Ở trong bài thơ mối vẫn đang có một cuộc sống đầy đủ nhưng từ thực tế đã chứng minh những kẻ lười biếng không bao giờ có đời sống ổn định hay một tương lai tốt đẹp. Nói cách khác, sự thành công không bao giờ có bóng dáng của kẻ lười biếng. Dù họ có thông minh hay tài năng cỡ nào mà không phấn đấu thì suốt đời họ cũng không thể nào đạt được mục đích.


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.