Bài 3. Cội nguồn yêu thương - Văn mẫu 7 Kết nối tri ..

Em hãy phân tích nhân vật An-tư-nai trong truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp


Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèn nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi.

Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèn nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xóa mù chữ đã hết lòng giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thích và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư.

Đoạn trích kể về người thầy Đuy-sen người đã đem ánh sáng tri thức đến cho học trò ở một vùng quê còn nhiều khó khăn và lạc hậu.

Được giới thiệu qua lời người họa sĩ cùng quê – nhân vật tôi: “Bà đã nhiều tuổi, đẫy đà, mái tóc chải mượt bạc đi nhiều. Người đàn bà đồng hương nổi tiếng của chúng tôi làm chủ nhiệm bộ môn ở trường đại học tổng hợp. Bà thường bận nhiều công việc và tôi vẫn chưa có dịp được quen biết thật gần gũi, nhưng bất cứ lần nào gặp tôi ở đâu bà cũng đều quan tâm đến cuộc sóng tại quê hương và thế nào cũng bày tỏ ý kiến, dù là vắn tắt, về tác phẩm của tôi”.

Người đọc có thể thấy An-tư-nai ở thời điểm hiện tại đã có tuổi và có một địa vị trong xã hội. Nhưng bà luôn biết ơn người thầy đầu tiên đã dạy chữ cho mình và đưa mình lên tỉnh học, để bản thân có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ngay khi nghe đến tên thầy Đuy-sen bà đã định dứng dậy, sau đó khi mọi người bắt đầu bàn bạc về Đuy-sen: “Trên khuôn mặt tàn úa đã có nhiều nếp nhăn nhỏ bé xung quanh mắt thoáng hiện vẻ ưu tư”.

Khi thấy mọi người hiểu nhầm về thầy Đuy-sen, chính An-tư-nai đã viết thư nhờ người họa sĩ cùng quê kể giải thích cho mọi người hiểu. Bà khẩn thiết nhờ người đồng hương và coi đó là việc hệ trọng: “Tuy có rất nhiều công việc quan trọng và khẩn cấp, tôi cũng đã quyết định gác hết lại và viết lá thư này cho anh… Nếu anh thấy điều gì tôi viết đây đáng được chú ý thì tôi khẩn khoản xin anh nghĩ xem làm thế nào cho mọi người cùng biết câu chuyện tôi sẽ kể. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này. Tôi đã thấy rõ như vậy sau bao lần đắn đo cặn kẽ. Đó là lời xưng tội của tôi trước mọi người. Tôi cần phải làm tròn bổn phận của tôi. Càng nhiều người được biết thì lương tâm tôi càng đỡ cắn rứt. Anh đừng sợ làm cho tôi lâm vào tình trạng khó xử. Anh đừng giấu giếm gì hết…” An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình vì “người thầy đầu tiên” ấy đã cứu cô bé được vươn mình đến từng con số, chữ cáo, để An-tư-nai có thể thắp sáng tương lai của mình, không bị bán làm vợ lẽ hay chịu số phận nghèo khổ, vì tri thức sẽ làm nên tất cả…

Từ việc sử dụng nhiều ngôi kể là người họa sĩ và nhân vật xưng "tôi" - An-tư-nai, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã thể hiện một cách sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tấm lòng thương yêu, trân trọng tới số phận bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.


Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí