Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng>
Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” cho ta một cách nhìn nhận về cách sống phù hợp, không như chú ếch kiêu ngạo trong câu truyện trên
Dàn ý
1. Mở đoạn:
Giới thiệu về câu chuyện và thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng"
2. Thân đoạn:
+ Bài học rút ra từ câu chuyện: Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.
+ Liên hệ bản thân: Bản thân em sẽ cố gắng khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi, hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô giáo để ngày càng hoàn thiện bản thân.
3. Kết đoạn:
Cảm nhận về câu chuyện và câu thành ngữ.
Bài mẫu 1
Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” cho ta một cách nhìn nhận về cách sống phù hợp, không như chú ếch kiêu ngạo trong câu truyện trên. Câu chuyện phản ánh cách đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch. Qua chú ếch kia, dân gian nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp hay huênh hoang, khoác loác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. Qua đó cũng cho ta thấy những người "ếch ngồi đáy giếng" như vậy cuối cùng sẽ có một kết cục không đẹp như việc ếch ra ngoài thì bị trâu dẫm bẹp còn với chúng ta thì sao, nếu không có tầm hiểu biết ra ngoài sẽ bị chê cười, xa lánh. Vì vậy hãy vì cuộc sống của mình, tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu... để trở thành một người giỏi giang và hiểu biết.
Bài mẫu 2
Kho tàng văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó em thích nhất truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Bởi lẽ, thông qua nhân vật ếch em rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Đó là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Bản thân em sẽ cố gắng khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi, hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô giáo để ngày càng hoàn thiện bản thân. Đồng thời, đứng trước những vấn đề đơn giản cũng sẽ không chủ quan mà phải luôn luôn cẩn thận, không được giống như những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” có tí thành tích là ra oai, không chịu cố gắng.
Bài mẫu 3
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch. Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường. Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ, điều này đã khiến chú trở nên kiêu căng. Tính cách ấy khiến ếch coi trời bằng vung, khinh đời và nghĩ mình là một vị chúa tể. Đến một ngày khi trời mưa lớn, nước dâng cao đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa hay con trâu không chỉ là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gián tiếp gây nên.
Bài mẫu 4
Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" là một trong những câu chuyện mang cho tôi rất nhiều bài học. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng. Đồng thời không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến mình thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung". Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về một chú ếch huênh hoang, cứ tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “Ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng “bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình. Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “Ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói. Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”. Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
- Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
- Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết
- Viết bài văn phân tích truyện Thầy bói xem voi
- Hãy nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai