Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng>
Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em cảm nhận được rõ ràng một bài học đắt giá đó chính là đừng bao giờ huênh hoang, kiêu ngạo
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu ngắn gọn về truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Nêu suy nghĩ chung về ý nghĩa và bài học của truyện.
2. Thân đoạn
a. Phân tích ý nghĩa của câu chuyện
- Truyện kể về con ếch sống dưới đáy giếng, nhìn trời qua miệng giếng nhỏ và nghĩ rằng bầu trời chỉ to bằng miệng giếng, còn mình là loài vật mạnh nhất.
- Khi ra ngoài, ếch bị bất ngờ trước thế giới rộng lớn và cuối cùng gặp nguy hiểm do không hiểu biết và chủ quan.
b. Bài học rút ra
- Câu chuyện phê phán sự chủ quan, kiêu ngạo của những người thiếu hiểu biết và không chịu học hỏi.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng kiến thức, tìm hiểu thế giới xung quanh để có cái nhìn toàn diện và chính xác.
- Cần phải khiêm tốn và luôn học hỏi để tránh sai lầm trong cuộc sống.
3. Kết đoạn
Khẳng định giá trị của bài học: Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng mang đến bài học quý giá, nhắc nhở chúng ta về sự khiêm tốn, cẩn trọng và tinh thần học hỏi không ngừng.
Bài mẫu 1
Qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, em cảm nhận được rõ ràng một bài học đắt giá đó chính là đừng bao giờ huênh hoang, kiêu ngạo "coi trời bằng vung" bởi vì không gian mà chúng ta đang sống vẫn còn rất nhỏ, cũng giống như chú ếch ở dưới miệng giếng kia vậy. Chỉ vì hoang tưởng ngốc nghếch của mình mà chú ếch đã bị con trâu dẫm bẹp. Một cái kết thật bi thương và cay đắng để lại một bài sâu sắc về thiếu tầm nhìn và hiểu biết. Mà qua đó, em cũng nhận thấy rằng phải luôn phát triển bản thân, sống khiêm nhường và không bao giờ tự coi mình là chúa tể hay quá tự cao mà không chịu học hỏi và tiếp thu kiến thức để rồi kết cục trở nên giống với chú ếch ngạo mạn kia.
Bài mẫu 2
Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" là một trong những câu chuyện mang cho tôi rất nhiều bài học. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng. Đồng thời không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến mình thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
Bài mẫu 3
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng kể về một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Tiếng kêu ồm ộp làm các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại và cất tiếng kêu. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, không để ý xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp. Sau khi đọc xong tác phẩm này, tôi đã rút ra được bài học ý nghĩa cho bản thân. Truyện phê phán những người có thói kiêu căng, nông cạn. Kết cục thảm thương của chú ếch chính là lời cảnh tỉnh cho mỗi người rằng hãy biết nâng cao kiến thức của bản thân. nhìn nhận mọi việc toàn diện và tránh thói huênh hoang. Một câu chuyện nhỏ nhưng để lại giá trị lớn.
Bài mẫu 4
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã giúp tôi nhận ra bài học vô cùng giá trị. Nội dung chính của truyện kể về một chú ếch sống lâu ngày trong cái giếng. Xung quanh ếch chỉ toàn những con vật nhỏ bé nên nó nghĩ rằng bầu trời nhỏ bé, còn nó oai như một vị chúa tể. Những tưởng ếch sẽ sống mãi như vậy, nhưng một việc bất ngờ xảy ra. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, ếch đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Có thể thấy rằng, ếch đại diện cho một bộ phận người trong xã hội. Họ có suy nghĩ nông cạn, luôn nghĩ bản thân là nhất và chỉ nhìn mọi việc phiến diện. Kết cục bi thảm của ếch cũng chính là lời cảnh tỉnh ý nghĩa. Truyện ngắn gọn, mượn truyện con vật để nói chuyện loài người.
Bài mẫu 5
Phương pháp giải:
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã giúp tôi nhận ra bài học giá trị trong cuộc sống. Mượn câu chuyện của con vật, tác giả dân gian muốn nói đến chuyện của con người. Truyện kể về con ếch sống lâu năm trong một cái giếng sâu. Xung quanh, những con vật nhỏ bé luôn sợ hãi mỗi khi ếch cất tiếng kêu. Bởi vậy, nó nghĩ rằng bản thân là lớn nhất. Đến một ngày kia, trời làm mưa nhiều đưa ếch ra bên ngoài. Nó vẫn quen thói cũ, đi lại nghênh ngang. Hậu quả là bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Kết cục của ếch xuất phát từ tầm nhìn hạn hẹp, sự nông cạn và tính kiêu ngạo. Truyện đã phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta luôn cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Đối với một học sinh như tôi, Ếch ngồi đáy giếng giúp tôi nhận ra được cần phải tích cực học tập, tìm tòi để nâng cao hiểu biết, đồng thời tránh xa thói chủ quan, kiêu ngạo cũng như cái nhìn hạn hẹp. Một câu chuyện ngắn gọn nhưng thật giá trị.
- Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
- Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
- Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết
- Viết bài văn phân tích truyện Thầy bói xem voi
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai