Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về 5 ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi>
Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể "xem voi" tận mắt mà chỉ có thể "sờ" bằng tay
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu ngắn gọn về truyện Thầy bói xem voi và năm ông thầy bói.
- Nêu cảm nghĩ chung: năm ông thầy bói là hình ảnh hài hước nhưng ẩn chứa bài học sâu sắc.
2. Thân đoạn
a. Cảm nghĩ về cách "xem voi" của năm ông thầy bói:
- Mỗi ông chỉ sờ vào một bộ phận của voi nhưng vội vã kết luận rằng mình đã hiểu rõ về con voi.
- Họ có cái nhìn phiến diện, thiếu sự kết hợp và quan sát toàn diện nên dẫn đến những hiểu lầm về con voi.
b. Sai lầm trong thái độ và hành động của các thầy:
- Các thầy không chịu lắng nghe ý kiến của nhau, mà khăng khăng cho rằng mình đúng nhất.
- Thái độ bảo thủ và tự cao đã dẫn đến cuộc cãi vã, xô xát không đáng có.
- Đây là một sai lầm do chủ quan và không chịu tiếp thu ý kiến.
c. Bài học rút ra từ hình ảnh năm ông thầy bói:
- Cần có cái nhìn toàn diện và khách quan khi đánh giá sự vật, sự việc.
- Nên biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, không nên khăng khăng giữ ý kiến cá nhân một cách bảo thủ.
3. Kết đoạn
Khẳng định giá trị của câu chuyện: Câu chuyện Thầy bói xem voi tuy hài hước nhưng giúp ta hiểu về tầm quan trọng của sự khiêm tốn, biết lắng nghe và đánh giá vấn đề một cách toàn diện.
Bài mẫu 1
Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể "xem voi" tận mắt mà chỉ có thể "sờ" bằng tay. Con người có năm giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan quan trọng nhất trong việc "xem", ấy là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ vận dụng có một giác quan để làm việc đó là xúc giác. Vậy là các thầy "xem" voi bằng tay! Thêm nữa, con voi lại quá to nên tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó nên nhận biết không được toàn diện về đối tượng. Vậy nên, cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu. Rõ ràng, sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Qua sự việc của 5 ông thầy bói, chúng ta không chỉ thấy được nghệ thuật hài hước thú vị mà còn nhận được một bài học sâu sắc, thâm thúy: phải quan sát một cách toàn diện và biết lắng nghe ý kiến của người khác
Bài mẫu 2
Em rất thích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Nội dung của truyện mượn việc xem voi của năm ông thầy bói để truyền đạt bài học giá trị đến người đọc. Năm ông thầy bói mù chưa biết hình dáng con voi thế nào. Nhân cơ hội có người quản tượng dắt voi đi qua đã chung tiền biếu để được xem voi. Nhưng cách xem của năm thầy bói thật đáng cười. Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Rõ ràng, việc mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng lại cho rằng đó hình dáng của con voi thì thật phiến diện. Chính điều này đã khiến cho kết thúc truyện là các thầy không ai chịu ai, đánh nhau đến toác đầu chảy máu. Kết thúc đã khiến người đọc phải bật cười trước sự phiến diện của năm thầy bói. Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là cần có cái nhìn đa chiều, tránh sự chủ quan, phiến diện.
Bài mẫu 3
Truyện Thầy bói xem voi giúp tôi nhận ra bài học giá trị. Truyện kể về việc năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng đã ngồi tán gẫu với nhau. Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Rõ ràng, kết thúc của truyện khiến cho người đọc phải bật cười vì sự ngốc nghếch, phiến diện của năm ông thầy bói. Đằng sau câu chuyện trên gửi gắm bài học về cách nhìn nhận, suy nghĩ trong cuộc sống. Chúng ta cần phải có cái nhìn đa diện, tránh chủ quan và phiến diện. Thầy bói xem voi là một trong những truyện ngụ ngôn hấp dẫn, thú vị.
Bài mẫu 4
“Thầy bói xem voi” là một truyện ngụ ngôn đặc sắc. Câu chuyện được kể mang tính hài hước, nhưng lại gửi gắm bài học giá trị. Nội dung kể về việc xem voi của năm ông thầy bói nọ. Nhân buổi ế hàng , năm thầy ngồi tán gẫu với nhau. Các thầy phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào. Khi nghe có người quản tượng đi qua, cả năm đã chung tiền biếu để xin cho voi dừng lại để xem. Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Kết thúc của truyện khiến cho người đọc phải bật cười. Có thể thấy rằng, cách xem voi của năm ông thầy bói là sai lầm. “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không chính xác, chỉ cảm nhận được bộ phận mà mình sờ, không có cái nhìn toàn diện về hình dáng của con voi. Truyện mang đầy đủ những đặc điểm của truyện ngụ ngôn, với tình huống được xây dựng rất thú vị, gợi mở ra bài học nhân văn.
Bài mẫu 5
Khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”, tôi đã học được một bài học giá trị. Truyện được xây dựng với tình huống đơn giản, hài hước. Năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng đã ngồi tán gẫu với nhau. Họ phàn nàn rằng không biết hình thù con voi thế nào. Chợt nghe người nói có voi đi qua, cả năm đã chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Các thầy, mỗi người chỉ sờ duy nhất một bộ phận của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Mỗi người có một ý kiến khác nhau, không ai chịu nhường ai, thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Kết thúc câu chuyện khiến cho tôi cảm thấy dở khóc dở cười. Nhưng có lẽ chắc hẳn, ai cũng đều sẽ nhận ra được ý nghĩa đằng sau đó. Ngay từ cách “xem voi” của năm thầy đã là sai lầm, thể hiện sự phiến diện trong cách suy nghĩ, đánh giá. Có thể khẳng định rằng, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn thú vị, sâu sắc.
- Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thầy bói xem voi
- Đóng vai vào một trong hai nhân vật người bạn để kể lại câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”
- Từ câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, trình bày suy nghĩ của em (200 chữ) về một người bạn tốt?
- Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và chiên con
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai