Viết một đoạn văn rút ra bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng>
Truyện ngụ ngônẾch ngồi đáy giếng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Nêu bài học chung mà câu chuyện muốn truyền tải: cần có tầm nhìn rộng mở, không nên chủ quan và kiêu ngạo.
2. Thân đoạn
a. Phân tích ý nghĩa của câu chuyện
- Hình ảnh con ếch: Sống trong đáy giếng, chỉ thấy bầu trời nhỏ bé trên miệng giếng, ếch tưởng rằng mình là trung tâm và mạnh nhất, dẫn đến tính cách kiêu ngạo.
- Kết cục của ếch: Khi ra khỏi giếng, vì không hiểu rõ thế giới rộng lớn bên ngoài và thiếu cẩn trọng, ếch đã gặp nguy hiểm.
b. Bài học rút ra
- Cần phải biết nhìn xa, mở rộng tầm nhìn và học hỏi không ngừng để hiểu rõ hơn về thế giới.
- Tránh sự chủ quan, kiêu ngạo vì kiến thức và kinh nghiệm của mỗi người luôn có giới hạn.
- Luôn phải cẩn trọng khi bước vào môi trường mới, không nên đánh giá quá cao bản thân.
3. Kết đoạn
Khẳng định giá trị của bài học: Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nhắc nhở chúng ta không ngừng mở mang tri thức, khiêm tốn, và cẩn trọng trong mọi tình huống.
Bài mẫu 1
Truyện ngụ ngônẾch ngồi đáy giếng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch. Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường. Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ, điều này đã khiến chú trở nên kiêu căng. Tính cách ấy khiến ếch coi trời bằng vung, khinh đời và nghĩ mình là một vị chúa tể. Đến một ngày khi trời mưa lớn, nước dâng cao đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa hay con trâu không chỉ là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gián tiếp gây nên.
Bài mẫu 2
Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn đã rất quen thuộc, gửi gắm bài học ý nghĩa đến mỗi người. Trong một cái giếng, có một con ếch sống lâu ngày. Xung quanh ếch chỉ có vài con vật nhỏ bé. Tiếng kêu của nó làm các con vật khác hoảng sợ. Ếch tưởng bầu trời chỉ bé như một chiếc vung, còn nó oai như một vị chúa tể. Một năm, trời làm mưa to, nước trong giếng dâng lên đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ khi còn sống trong giếng, ếch ta đi nghênh ngang đi lại giữa đường liền bị một con trâu đi ngang giẫm bẹp. Qua truyện ngụ ngôn này, tác giả dân gian đã gửi gắm lời khuyên rằng chúng ta cần có tầm nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn. Đồng thời, con người không nên chủ quan, kiêu ngạo mà coi thường những người xung quanh. Truyện Ếch ngồi đáy giếng mang thông điệp sâu sắc.
Bài mẫu 3
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” gửi gắm một bài học giá trị trong cuộc sống. Chú ếch - nhân vật chính trong truyện, sống trong một cái giếng luôn nghĩ rằng bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung, còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Những loài vật xung quanh ếch là cua, ốc, nhái đều sợ hãi mỗi khi nghe nó cất tiếng kêu “ộp… ộp…”. Chính vì vậy, ếch luôn cảm thấy kiêu căng, ngạo mạn về bản thân. Nó không nghĩ rằng cái giếng chỉ là một phần nhỏ của thế giới rộng lớn. Đến một ngày nọ, khi trời mưa lớn, làm nước trong giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Mọi thứ xung quanh đều thay đổi, duy chỉ có ếch vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang để rồi cuối cùng bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Trong giếng sâu, tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết của bản thân. Chính vì vậy, cơn mưa hay con trâu không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gián tiếp gây nên. Bài học rút ra từ câu chuyện là môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Từ đó, truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang. Con người cần p hải biết nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn và không nên chủ quan, kiêu ngạo mà coi thường những người xung quanh. Một câu chuyện ngắn gọn nhưng gửi gắm bài học lớn lao.
Bài mẫu 4
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn hấp dẫn, ý nghĩa. Truyện kể về một chú ếch sống trong cái giếng nhỏ bé. Ếch luôn nhìn bầu trời qua miệng giếng nên nghĩ rằng bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung. Cùng sống với ếch cũng chỉ có những loài sinh vật như nhái, cua, ốc và mỗi khi nó cất tiếng kêu đều khiến chúng hoảng sợ. Với chi tiết này, truyện muốn phê phán những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn. Truyện thú vị hơn xảy ra tình huống là một ngày nọ, trời mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Dù môi trường xung quanh thay đổi, nhưng ếch vẫn quen thói cũ, cất tiếng kêu ộp ộp, đưa cặp mắt nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Kết cục của ếch chính là lời cảnh tỉnh cho những kẻ sống kiêu ngạo, không biết suy nghĩ. Từ đó, ông cha ta muốn gửi gắm lời khuyên rằng chúng ta cần có tầm nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn. Đồng thời, mỗi người không nên chủ quan, kiêu ngạo mà coi thường những người xung quanh. Tóm lại, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã để lại bài học giá trị cho mỗi người.
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
- Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
- Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
- Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai