Trắc nghiệm Bài 1: Hình chóp tam giác đều - Hình chóp tứ giác đều Toán 8 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Cho hình bên, độ dài cạnh bên của hình là:

  • A.
    5cm.
  • B.
    4cm.
  • C.
    16cm.
  • D.
    10cm.
Câu 2 :

Cho một số que diêm có độ dài bằng nhau, cần mấy que diêm để xếp thành một hình chóp tam giác đều?

  • A.
    3.
  • B.
    6.
  • C.
    8.
  • D.
    9.
Câu 3 :

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng nhau và bằng 6cm. Chu vi mặt đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD

  • A.
    \(18cm\).
  • B.
    \(6cm\).
  • C.
    \(24cm\).
  • D.
    \(36cm\).
Câu 4 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau, chiều cao mặt đáy bằng \(3\sqrt 3 cm\). Tính chiều cao mặt bên hình chóp.

  • A.
    \(3\sqrt 3 cm\).
  • B.
    \(3cm\).
  • C.
    \(\frac{{3\sqrt 3 }}{2}cm\).
  • D.
    \(\frac{3}{2}cm\).
Câu 5 :

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài tất cả các cạnh bằng nhau. Gọi H là giao của hai đường chéo mặt đáy. Gọi \({d_1}\), \({d_2}\) lần lượt là khoảng cách từ H đến cạnh SB và SD. So sánh độ dài \({d_1}\), \({d_2}\).

  • A.
    \({d_1}\) > \({d_2}\).
  • B.
    \({d_1}\) = \({d_2}\).
  • C.
    \({d_1}\) < \({d_2}\).
  • D.
    Chưa thể so sánh được.
Câu 6 :

Mặt đáy của hình chóp tam giác đều là hình gì?

  • A.
    Tam giác vuông cân.
  • B.
    Tam giác cân.
  • C.
    Tam giác vuông.      
  • D.
    Tam giác đều.
Câu 7 :

Cho hình chóp tứ giác đều SABCD như hình. Gọi O là giao điểm hai đường chéo, khi đó SO là:

  • A.
    đường cao của hình chóp.
  • B.
    cạnh trong của hình chóp.
  • C.
    cạnh bên của hình chóp.
  • D.
    trung tuyến của hình chóp.
Câu 8 :

Hình chóp tam giác đều có mấy mặt?

  • A.
    3.
  • B.
    5.
  • C.
    4.
  • D.
    6.
Câu 9 :

Mặt bên của hình chóp tứ giác đều là hình gì?

  • A.
    Hình vuông.
  • B.
    Tam giác cân.
  • C.
    Hình chữ nhật.      
  • D.
    Tam giác đều.
Câu 10 :

Cho hình chóp tam giác đều SABC như hình. Mặt đáy của hình chóp là:

  • A.
    mặt SAB.
  • B.
    mặt SBC.
  • C.
    mặt SAC.
  • D.
    mặt ABC.
Câu 11 :

Hình chóp tứ giác đều có mấy cạnh bên?

  • A.
    3.
  • B.
    4.
  • C.
    5.
  • D.
    6.
Câu 12 :

Đường cao của hình chóp tam giác đều trong hình bên là:

  • A.
    SH.
  • B.
    SO.
  • C.
    AH.
  • D.
    AB.
Câu 13 :

Số đo mỗi góc ở đỉnh của mặt đáy hình chóp tam giác đều là:

  • A.
    \({45^0}\).
  • B.
    \({90^0}\).
  • C.
    \({60^0}\).
  • D.
    \({30^0}\).
Câu 14 :

Chọn đáp án đúng: Cho hình chóp tam giác đều, độ dài các cạnh bên:

  • A.
    luôn bằng nhau.
  • B.
    bằng độ dài đáy.
  • C.
    luôn lớn hơn độ dài đáy.
  • D.
    luôn nhỏ hơn độ dài đáy.
Câu 15 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A.
    Hình chóp tam giác đều có tất cả các cạnh bên bằng nhau và đáy là tam giác đều.
  • B.
    Hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau.
  • C.
    Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông.
  • D.
    Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là tam giác cân.
Câu 16 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC, có \(SA = 4cm\), \(AB = 5cm\). So sánh độ dài cạnh SB và SC.

  • A.

    SB = SC.

  • B.

    SB > SC.

  • C.

    SB < SC.

  • D.

    Không so sánh được.

Câu 17 :

Bạn A định gấp một hộp quà từ tấm bìa như hình dưới. Bạn A định gấp hình gì?

  • A.
    Hình lập phương.
  • B.
    Hình chóp tam giác đều.
  • C.
    Hình lăng trụ.
  • D.
    Hình chóp tứ giác đều.
Câu 18 :

Hình chóp có 8 cạnh bằng nhau thì là hình chóp:

  • A.
    Tứ giác đều
  • B.
    Tam giác đều
  • C.
    Ngũ giác đều
  • D.
    Lục giác đều
Câu 19 :

Chọn câu trả lời đúng: Hình chóp tứ giác đều có:

  • A.
    4 cạnh, 1 đỉnh, 4 mặt
  • B.
    8 cạnh, 1 đỉnh, 5 mặt
  • C.
    6 cạnh, 1 đỉnh, 4 mặt
  • D.
    8 cạnh, 4 đỉnh, 5 mặt
Câu 20 :

Hình nào dưới đây khi gấp lại được hình chóp tam giác đều?

  • A.
    Hình b
  • B.
    Hình a
  • C.
    Hình c
  • D.
    Không có hình nào
Câu 21 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A.
    Hình chóp tam giác đều có các mặt là tam giác đều.
  • B.
    Đường cao của hình chóp tam giác đều là đoạn thẳng nối đỉnh của hình chóp và trọng tâm của tam giác đáy.
  • C.
    Đường cao kẻ từ đỉnh của mỗi mặt bên gọi là đường cao của hình chóp tam giác đều.
  • D.
    Hình chóp tứ giác đều có các mặt là tam giác cân .
Câu 22 :

Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau, nếu tăng cạnh bên lên hai lần thì chu vi mặt đáy sẽ:

  • A.
    Giảm đi 2 lần
  • B.
    Tăng lên 2 lần
  • C.
    Giảm đi 4 lần.
  • D.
    Tăng lên 4 lần.
Câu 23 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC biết SA = 4cm, AB =  3cm, chọn phát biểu đúng?  

  • A.
    \(SC = AC = 3cm\).
  • B.
    \(AC = BC = 3cm\).
  • C.
    \(SB = BC = 4cm\).
  • D.
    \(SB = SC = 3cm\).
Câu 24 :

Cho hình chóp tam giác đều A.BCD biết AC = 3cm, BC =  5cm, chọn phát biểu sai?

  • A.

    \(AC = AD = 3cm\).

  • B.

    \(BC = AC = 3cm\).

  • C.
    \(CD = BC = 5cm\).
  • D.
    \(AB = AC = 3cm\).
Câu 25 :

Trong các tấm bìa bên dưới, có mấy hình gấp lại được thành hình chóp tứ giác đều

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hình bên, độ dài cạnh bên của hình là:

  • A.
    5cm.
  • B.
    4cm.
  • C.
    16cm.
  • D.
    10cm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cách tạo lập hình chóp tứ giác đều.

Lời giải chi tiết :

Khi gập lại ta thấy độ dài cạnh bên bằng 5cm

Câu 2 :

Cho một số que diêm có độ dài bằng nhau, cần mấy que diêm để xếp thành một hình chóp tam giác đều?

  • A.
    3.
  • B.
    6.
  • C.
    8.
  • D.
    9.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều có 6 cạnh, nên cần 6 que diêm để xếp thành hình chóp tam giác đều.

Câu 3 :

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng nhau và bằng 6cm. Chu vi mặt đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD

  • A.
    \(18cm\).
  • B.
    \(6cm\).
  • C.
    \(24cm\).
  • D.
    \(36cm\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về các cạnh của hình chóp tứ giác đều: Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông nên \(AB = BC = CD = DA = 6cm\)

Khi đó chu vi mặt đáy ABCD là: \(C = 6.4 = 24cm\)nên chọn đáp án C đúng

Câu 4 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau, chiều cao mặt đáy bằng \(3\sqrt 3 cm\). Tính chiều cao mặt bên hình chóp.

  • A.
    \(3\sqrt 3 cm\).
  • B.
    \(3cm\).
  • C.
    \(\frac{{3\sqrt 3 }}{2}cm\).
  • D.
    \(\frac{3}{2}cm\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hình chóp đều, độ dài trung đoạn để tính.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau \( \Rightarrow SA = SB = SC = AB = AC = BC\).

Gọi H là trọng tâm tam giác ABC đều , M là trung điểm BC.

Theo định nghĩa trung đoạn, SM là trung đoạn của hình chóp.

Đáy ABC là tam giác đều \( \Rightarrow \)AM vừa là trung tuyến vừa là đường cao\( \Rightarrow AM \bot BC \Rightarrow \widehat {AMB} = {90^0} \Rightarrow \Delta AMB\)vuông tại M.

\(AM = 3\sqrt 3 cm\)

Ta có: \(SA = SB = SC \Rightarrow \Delta SAB\)đều\( \Rightarrow \) SM vừa là trung tuyến vừa là đường cao.\( \Rightarrow SM \bot BC \Rightarrow \widehat {SMB} = {90^0} \Rightarrow \Delta SMB\) vuông tại M

Xét tam giác vuông SMB và tam giác vuông AMB có:

    MB chung

    SB = AB

\( \Rightarrow \Delta SMB = \Delta AMB\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông)

\( \Rightarrow SM = AM = 3\sqrt 3 (cm)\)

Vậy chiều cao mặt bên hình chóp SM bằng \(3\sqrt 3 cm\)

Câu 5 :

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài tất cả các cạnh bằng nhau. Gọi H là giao của hai đường chéo mặt đáy. Gọi \({d_1}\), \({d_2}\) lần lượt là khoảng cách từ H đến cạnh SB và SD. So sánh độ dài \({d_1}\), \({d_2}\).

  • A.
    \({d_1}\) > \({d_2}\).
  • B.
    \({d_1}\) = \({d_2}\).
  • C.
    \({d_1}\) < \({d_2}\).
  • D.
    Chưa thể so sánh được.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hình chóp đều, chứng minh hai tam giác bằng nhau để so sánh.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tứ giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau \( \Rightarrow SA = SB = SC = SD = AB = AC = BC = CD\).

Kẻ HI và HK lần lượt vuông góc với SB và SD . Khi đó: \({d_1} = HI,{d_2} = HK\)

Xẻ mặt đáy hình chóp là một hình vuông như hình dưới:

Xét tam giác ABH và tam giác CDH có:

    AB = CD (ABCD là hình vuông)

    \({\widehat B_1} = {\widehat D_1}\) (2 góc so le trong)

    SB = AB

\( \Rightarrow \Delta AHB = \Delta CHD(g.c.g)\)

\( \Rightarrow BH = DH\)(2 cạnh tương ứng)

Xét tam giác SBH và tam giác SHD có:

    SB = SD

    SH chung

    HB = HD ( chứng minh trên)

\( \Rightarrow \Delta SHB = \Delta SHD(c.c.c)\)

\( \Rightarrow \widehat {SBH} = \widehat {SDH}\) (2 góc tương ứng) hay \(\widehat {IBH} = \widehat {KDH}\)

Xét tam giác vuông IHB và tam giác vuông KHD có:

    \(\widehat {IBH} = \widehat {KDH}\)     

     HB = HD ( chứng minh trên)

\( \Rightarrow \Delta IHB = \Delta KHD\)(cạnh huyền – góc nhọn)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow IH = KH\\ \Rightarrow {d_1} = {d_2}\end{array}\)

Câu 6 :

Mặt đáy của hình chóp tam giác đều là hình gì?

  • A.
    Tam giác vuông cân.
  • B.
    Tam giác cân.
  • C.
    Tam giác vuông.      
  • D.
    Tam giác đều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa hình chóp tam giác đều: Hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Theo định nghĩa hình chóp tam giác đều, mặt đáy là các tam giác đều nên chọn đáp án D

Câu 7 :

Cho hình chóp tứ giác đều SABCD như hình. Gọi O là giao điểm hai đường chéo, khi đó SO là:

  • A.
    đường cao của hình chóp.
  • B.
    cạnh trong của hình chóp.
  • C.
    cạnh bên của hình chóp.
  • D.
    trung tuyến của hình chóp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa đường cao của hình chóp tứ giác đều: Đoạn thẳng nối đỉnh của hình chóp và giao của hai đường chéo gọi là đường cao của hình chóp tứ giác đều

Lời giải chi tiết :

Theo định nghĩa đường cao của hình chóp tứ giác đều thì đường cao là đoạn thẳng nối từ đỉnh tới giao của hai đường chéo của mặt đáy nên SO là đường cao của hình chóp nên chọn đáp án A

Câu 8 :

Hình chóp tam giác đều có mấy mặt?

  • A.
    3.
  • B.
    5.
  • C.
    4.
  • D.
    6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát hình chóp tam giác đều, đếm số mặt.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác có 4 mặt bao gồm 3 mặt bên và 1 mặt đáy.

Câu 9 :

Mặt bên của hình chóp tứ giác đều là hình gì?

  • A.
    Hình vuông.
  • B.
    Tam giác cân.
  • C.
    Hình chữ nhật.      
  • D.
    Tam giác đều.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa hình chóp tứ giác đều: Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Theo định nghĩa hình chóp tứ giác đều, các mặt bên là các tam giác cân nên chọn đáp án B

Câu 10 :

Cho hình chóp tam giác đều SABC như hình. Mặt đáy của hình chóp là:

  • A.
    mặt SAB.
  • B.
    mặt SBC.
  • C.
    mặt SAC.
  • D.
    mặt ABC.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa của hình chóp tam giác đều.

Lời giải chi tiết :

Theo định nghĩa hình chóp tam giác đều thì mặt đáy của hình chóp SABC là mặt ABC

Câu 11 :

Hình chóp tứ giác đều có mấy cạnh bên?

  • A.
    3.
  • B.
    4.
  • C.
    5.
  • D.
    6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình chóp tam giác đều đếm số cạnh bên.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều có 4 cạnh bên nên chọn đáp án B

Câu 12 :

Đường cao của hình chóp tam giác đều trong hình bên là:

  • A.
    SH.
  • B.
    SO.
  • C.
    AH.
  • D.
    AB.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng khái niệm đường cao của hình chóp tam giác đều

Lời giải chi tiết :

Theo khái niệm đường cao của hình chóp tam giác đều thì đường cao của hình chóp S.ABC là đoạn SO nên chọn đáp án B

Câu 13 :

Số đo mỗi góc ở đỉnh của mặt đáy hình chóp tam giác đều là:

  • A.
    \({45^0}\).
  • B.
    \({90^0}\).
  • C.
    \({60^0}\).
  • D.
    \({30^0}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức đáy của hình chóp tam giác đều là tam giác đều.

Lời giải chi tiết :

Vì đáy của hình chóp tam giác đều là tam giác đều, mà mỗi góc của tam giác đều có số đo bằng \({60^0}\) nên chọn đáp án C

Câu 14 :

Chọn đáp án đúng: Cho hình chóp tam giác đều, độ dài các cạnh bên:

  • A.
    luôn bằng nhau.
  • B.
    bằng độ dài đáy.
  • C.
    luôn lớn hơn độ dài đáy.
  • D.
    luôn nhỏ hơn độ dài đáy.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về các cạnh của hình chóp tam giác đều: Hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên độ dài các cạnh bên luôn bằng nhau nên chọn đáp án A đúng.

Câu 15 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A.
    Hình chóp tam giác đều có tất cả các cạnh bên bằng nhau và đáy là tam giác đều.
  • B.
    Hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau.
  • C.
    Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông.
  • D.
    Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là tam giác cân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng khái niệm hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông nên đáp án B sai.

Câu 16 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC, có \(SA = 4cm\), \(AB = 5cm\). So sánh độ dài cạnh SB và SC.

  • A.

    SB = SC.

  • B.

    SB > SC.

  • C.

    SB < SC.

  • D.

    Không so sánh được.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hình chóp tam giác đều.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên \(SB = SC = SA = 4cm\).

Câu 17 :

Bạn A định gấp một hộp quà từ tấm bìa như hình dưới. Bạn A định gấp hình gì?

  • A.
    Hình lập phương.
  • B.
    Hình chóp tam giác đều.
  • C.
    Hình lăng trụ.
  • D.
    Hình chóp tứ giác đều.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.

Lời giải chi tiết :

Sử dụng định nghĩa hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều ta thấy các cạnh bên bằng nhau, đáy của hình trên là tam giác đều nên chọn đáp án B

Câu 18 :

Hình chóp có 8 cạnh bằng nhau thì là hình chóp:

  • A.
    Tứ giác đều
  • B.
    Tam giác đều
  • C.
    Ngũ giác đều
  • D.
    Lục giác đều

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hình chóp tam giác, tứ giác đều.

Lời giải chi tiết :

Vì hình chóp có số cạnh gấp đôi số cạnh của đa giác ở đáy nên hình chóp có 8 cạnh thì đa giác đáy có 8 : 2 = 4 cạnh. Hay đáy là tứ giác đều. Vậy đây là hình chóp tứ giác đều

Câu 19 :

Chọn câu trả lời đúng: Hình chóp tứ giác đều có:

  • A.
    4 cạnh, 1 đỉnh, 4 mặt
  • B.
    8 cạnh, 1 đỉnh, 5 mặt
  • C.
    6 cạnh, 1 đỉnh, 4 mặt
  • D.
    8 cạnh, 4 đỉnh, 5 mặt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hình chóp tứ giác đều.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tứ giác đều có 1 đỉnh, 8 cạnh và 5 mặt.

Câu 20 :

Hình nào dưới đây khi gấp lại được hình chóp tam giác đều?

  • A.
    Hình b
  • B.
    Hình a
  • C.
    Hình c
  • D.
    Không có hình nào

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hình chóp tam giác đều

Lời giải chi tiết :

Hình 1: Khi gấp lại, ta gấp được hình chóp tam giác đều vì có ba mặt bên và đáy là tam giác đều.

Hình 2: Khi gấp lại, hình chóp không đều vì thừa nhiều mặt.

Hình 3: Khi gấp lại, không được hình chóp tam giác đều vì thừa một mặt.

Vậy chọn đáp án B

Câu 21 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A.
    Hình chóp tam giác đều có các mặt là tam giác đều.
  • B.
    Đường cao của hình chóp tam giác đều là đoạn thẳng nối đỉnh của hình chóp và trọng tâm của tam giác đáy.
  • C.
    Đường cao kẻ từ đỉnh của mỗi mặt bên gọi là đường cao của hình chóp tam giác đều.
  • D.
    Hình chóp tứ giác đều có các mặt là tam giác cân .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hình chóp tam giác đều,hình chóp tứ giác đều.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên câu A sai

Câu 22 :

Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau, nếu tăng cạnh bên lên hai lần thì chu vi mặt đáy sẽ:

  • A.
    Giảm đi 2 lần
  • B.
    Tăng lên 2 lần
  • C.
    Giảm đi 4 lần.
  • D.
    Tăng lên 4 lần.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính chu vi hình vuông và định nghĩa hình chóp tứ giác.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông, tất cả các cạnh đều bằng nhau nên cạnh bên tăng lên hai lần thì cạnh đáy tăng hai lần. Khi đó chu vi hình vuông cũng tăng lên 2 lần.

Câu 23 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC biết SA = 4cm, AB =  3cm, chọn phát biểu đúng?  

  • A.
    \(SC = AC = 3cm\).
  • B.
    \(AC = BC = 3cm\).
  • C.
    \(SB = BC = 4cm\).
  • D.
    \(SB = SC = 3cm\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về các cạnh của hình chóp tam giác đều: Hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều S.ABC có đáy ABC là tam giác đều nên \(AC = BC = AB = 3cm\)

Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên \(SB = SC = SA = 4cm\).

nên chọn đáp án B đúng

Câu 24 :

Cho hình chóp tam giác đều A.BCD biết AC = 3cm, BC =  5cm, chọn phát biểu sai?

  • A.

    \(AC = AD = 3cm\).

  • B.

    \(BC = AC = 3cm\).

  • C.
    \(CD = BC = 5cm\).
  • D.
    \(AB = AC = 3cm\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về các cạnh của hình chóp tam giác đều: Hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tam giác đều A.BCD có đáy BCD là tam giác đều nên \(BD = BC = BD = 5cm\)

Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên \(AC = AD = AB = 3cm\) 

Vậy chọn đáp án B.

Câu 25 :

Trong các tấm bìa bên dưới, có mấy hình gấp lại được thành hình chóp tứ giác đều

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hình chóp tứ giác đều.

Lời giải chi tiết :

Hình a khi gấp lại thì không được một hình chóp đều vì đáy là tứ giác đều nhưng chỉ có ba mặt bên thay vì phải có 4 mặt bên.

Hình b, c khi gấp lại thì được một hình chóp tứ giác đều.

Hình d khi gấp lại thì không được một hình chóp tứ giác đều vì ở trên cùng một cạnh đáy có đến 2 mặt bên còn trên một cạnh đáy thì không có mặt bên nào.