Trắc nghiệm Bài 29: Làm quen với biến cố Toán 7 Kết nối tri thức
Đề bài
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
Mặt Trời quay quanh Trái Đất
-
B.
Khi gieo đồng xu thì được mặt ngửa
-
C.
Có 9 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
-
D.
Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố không thể?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Đội tuyển Bồ Đào Nha vô địch kì World Cup tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Lượng mưa tại Hà Nội năm tới là 2000 mm.
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố ngẫu nhiên?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Có 2 lần nguyệt thực trong năm tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10;12;13;15}. Trong các biến cố sau, có bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?
A: “ Số được chọn là số nguyên tố”
B: “ Số được chọn là số bé hơn 11”
C: “ Số được chọn là số chính phương”
D: “ Số được chọn là số chẵn”
E: “ Số được chọn là số tự nhiên”
F: “ Số được chọn là số lẻ”
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
1
“ Một năm có 365 ngày” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
“ Bà nội là mẹ của bố em” là
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
“ Pari là thủ đô nước Ý” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện.
Mô tả biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3”
-
A.
{1;2}
-
B.
{0;1;2}
-
C.
{3;4;5;6}
-
D.
{1;2;3}
-
A.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000”
-
B.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100”
-
C.
“Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
-
D.
Cả A và C đều đúng
An lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong một túi đựng 3 bi xanh và 2 bi đỏ. Đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
“ An lấy được toàn bi xanh”
-
B.
“ An lấy được bi xanh hoặc bi đỏ”
-
C.
“ An lấy được toàn bi đỏ”
-
D.
“ An lấy được bi có 2 màu khác nhau”
Lời giải và đáp án
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
Mặt Trời quay quanh Trái Đất
-
B.
Khi gieo đồng xu thì được mặt ngửa
-
C.
Có 9 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
-
D.
Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông
Đáp án : D
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
A. Biến cố không thể
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố ngẫu nhiên
D. Mặt Trời luôn mọc ở phía Đông nên sự kiện “Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông.” Luôn xảy ra nên là biến cố chắc chắn.
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố không thể?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Đội tuyển Bồ Đào Nha vô địch kì World Cup tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Lượng mưa tại Hà Nội năm tới là 2000 mm.
Đáp án : C
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
A. Biến cố chắc chắn
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể (Vì khi gieo 1 con xúc xắc, số chấm nhiều nhất đạt được là 6 chấm nên tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc nhiều nhất đạt được là 12 chấm. Do đó không thể là 16 chấm.
D. Biến cố ngẫu nhiên
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố ngẫu nhiên?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Có 2 lần nguyệt thực trong năm tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á
Đáp án : B
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
A. Biến cố chắc chắn
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể
D. Biến cố chắc chắn
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10;12;13;15}. Trong các biến cố sau, có bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?
A: “ Số được chọn là số nguyên tố”
B: “ Số được chọn là số bé hơn 11”
C: “ Số được chọn là số chính phương”
D: “ Số được chọn là số chẵn”
E: “ Số được chọn là số tự nhiên”
F: “ Số được chọn là số lẻ”
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
1
Đáp án : A
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Chú ý: Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể vì trong tập hợp đã cho không có số chính phương
D. Biến cố ngẫu nhiên
E. Biến cố chắc chắn
F. Biến cố ngẫu nhiên
Vậy có 4 biến cố ngẫu nhiên
“ Một năm có 365 ngày” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Đáp án : A
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố .
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
“ Một năm có 365 ngày” là biến cố ngẫu nhiên vì một năm có thể có 365 ngày hoặc 366 ngày.
“ Bà nội là mẹ của bố em” là
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Đáp án : B
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố .
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
“Bà nội là mẹ của bố em” là điều chắc chắn nên đây là biến cố chắc chắn
“ Pari là thủ đô nước Ý” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Đáp án : C
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố .
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Pari là thủ đô nước Pháp nên sự kiện “ Pari là thủ đô nước Ý” không thể xảy ra.
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện.
Mô tả biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3”
-
A.
{1;2}
-
B.
{0;1;2}
-
C.
{3;4;5;6}
-
D.
{1;2;3}
Đáp án : D
Các mặt có số chấm không vượt quá 3 là mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm
Biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3” được mô tả là: {1;2;3}
-
A.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000”
-
B.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100”
-
C.
“Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : C
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000” là biến cố ngẫu nhiên
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100” là biến cố không thể
“Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm” là biến cố chắc chắn
An lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong một túi đựng 3 bi xanh và 2 bi đỏ. Đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
“ An lấy được toàn bi xanh”
-
B.
“ An lấy được bi xanh hoặc bi đỏ”
-
C.
“ An lấy được toàn bi đỏ”
-
D.
“ An lấy được bi có 2 màu khác nhau”
Đáp án : B
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắc chắn
C. Biến cố ngẫu nhiên
D. Biến cố ngẫu nhiên
- Trắc nghiệm Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương Toán 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức