Trắc nghiệm bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Văn bản được trích trong tác phẩm nào?
-
A.
Những người khốn khổ.
-
B.
Những người khốn khó.
-
C.
Những tấm lòng cao cả.
-
D.
Những mảnh đời bất hạnh.
Tác giả của văn bản là ai?
-
A.
Anton Pavlovich Chekhov.
-
B.
Victor Hugo.
-
C.
Lev Tolstoy.
-
D.
Ernest Hemingway.
Tác phẩm Những người khốn khổ thuộc thể loại gì?
-
A.
Truyện ngắn.
-
B.
Truyện vừa.
-
C.
Tiểu thuyết.
-
D.
Anh hùng ca.
Hoàn cảnh của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?
-
A.
Xinh đẹp.
-
B.
Ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.
-
C.
Khỏe mạnh, vui vẻ.
-
D.
Đáp án khác.
Khi nhìn thấy Gia - ve, Phăng - tin có thái độ như thế nào?
-
A.
Tỏ ra khinh miệt.
-
B.
Cảm thấy vui mừng.
-
C.
Rất sợ hãi và hốt hoảng.
-
D.
Tỏ ra thờ ơ.
Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
-
A.
Vì để tránh nhầm lẫn.
-
B.
Vì đó là tên trước kia khi ông là thị trưởng, giờ ông là người bị truy nã.
-
C.
Vì nhân vật muốn quên đi quá khứ.
-
D.
A và B đúng.
Giọng nói của Gia - ve được miêu tả như thế nào?
-
A.
Giọng nói man rợ.
-
B.
Giọng nói uy quyền.
-
C.
Giọng nói điềm tĩnh.
-
D.
Giọng nói khàn đục.
Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?
-
A.
Vì chị phát hiện sự thật về con gái.
-
B.
Vì chị thất vọng về chính bản thân mình.
-
C.
Vì chị thấy thất vọng với người mà mình vốn tin tưởng là Giăng Van - giăng.
-
D.
Vì chị bị Gia - ve đe dọa.
Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại với Gia - ve hiện lên như thế nào?
-
A.
Ngôn ngữ mềm mỏng, điềm tĩnh.
-
B.
Ngôn ngữ xu nịnh.
-
C.
Ngôn ngữ thể hiện sự mất bình tĩnh.
-
D.
Ngôn ngữ cộc lốc, thiếu tôn trọng.
Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?
-
A.
Kích động.
-
B.
Hiện rõ sự lo lắng bất an.
-
C.
Thể hiện sự bình tĩnh.
-
D.
A và B đúng.
Thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng như thế nào?
-
A.
Thái độ thờ ơ.
-
B.
Thái độ xem trọng.
-
C.
Thái độ coi thường.
-
D.
Thái độ run sợ.
Tác dụng của việc sử dụng hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện trong văn bản là gì?
-
A.
Gợi cho người đọc sự tò mò.
-
B.
Dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.
-
C.
Thể hiện thắc mắc.
-
D.
A và B đúng.
Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào?
-
A.
Lời nói cộc lốc.
-
B.
Điệu cười ghê tởm.
-
C.
Có bộ mặt gớm ghiếc.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền?
-
A.
Gia - ve.
-
B.
Giăng Van - giăng.
-
C.
Phăng - tin
-
D.
Mọi người đều có quyền lực riêng.
Lời giải và đáp án
Văn bản được trích trong tác phẩm nào?
-
A.
Những người khốn khổ.
-
B.
Những người khốn khó.
-
C.
Những tấm lòng cao cả.
-
D.
Những mảnh đời bất hạnh.
Đáp án : A
Nhớ lại xuất xứ của văn bản.
Văn bản được trích trong tiểu thuyết Những người khốn khổ.
Tác giả của văn bản là ai?
-
A.
Anton Pavlovich Chekhov.
-
B.
Victor Hugo.
-
C.
Lev Tolstoy.
-
D.
Ernest Hemingway.
Đáp án : B
Nhớ lại tên tác giả của tác phẩm.
Tác giả của tác phẩm là Victor Hugo.
Tác phẩm Những người khốn khổ thuộc thể loại gì?
-
A.
Truyện ngắn.
-
B.
Truyện vừa.
-
C.
Tiểu thuyết.
-
D.
Anh hùng ca.
Đáp án : C
Nhớ lại thể loại của tác phẩm.
Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết.
Hoàn cảnh của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?
-
A.
Xinh đẹp.
-
B.
Ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.
-
C.
Khỏe mạnh, vui vẻ.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý đoạn văn đầu miêu tả hoàn cảnh của Phăng-tin để trả lời câu hỏi.
Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả: Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.
Khi nhìn thấy Gia - ve, Phăng - tin có thái độ như thế nào?
-
A.
Tỏ ra khinh miệt.
-
B.
Cảm thấy vui mừng.
-
C.
Rất sợ hãi và hốt hoảng.
-
D.
Tỏ ra thờ ơ.
Đáp án : C
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý đoạn văn đầu miêu tả hoàn cảnh của Phăng-tin để trả lời câu hỏi.
Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.
Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
-
A.
Vì để tránh nhầm lẫn.
-
B.
Vì đó là tên trước kia khi ông là thị trưởng, giờ ông là người bị truy nã.
-
C.
Vì nhân vật muốn quên đi quá khứ.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý vào đoạn văn có câu “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi” và tên của nhân vật Giăng Van-giăng trước kia để giải thích lý do.
Người kể chuyện lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”:
- Vì để tránh nhầm lẫn tên Giăng Van-giăng với tên trước kia của ông là Ma-đơ-len.
- Trước kia, ông lấy tên Ma-đơ-len với thân phận là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi còn từ giờ ông là Giăng Van-giăng – kẻ đang bị pháp luật truy nã.
Giọng nói của Gia - ve được miêu tả như thế nào?
-
A.
Giọng nói man rợ.
-
B.
Giọng nói uy quyền.
-
C.
Giọng nói điềm tĩnh.
-
D.
Giọng nói khàn đục.
Đáp án : A
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve và chú ý giọng nói của hắn.
Gia-ve có giọng nói chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm” đến mức không có lời nào ghi được giọng nói của hắn.
Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?
-
A.
Vì chị phát hiện sự thật về con gái.
-
B.
Vì chị thất vọng về chính bản thân mình.
-
C.
Vì chị thấy thất vọng với người mà mình vốn tin tưởng là Giăng Van - giăng.
-
D.
Vì chị bị Gia - ve đe dọa.
Đáp án : C
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý câu văn viết về tâm trạng của Phăng-tin khi cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” để nêu lý do.
Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” vì chị nhìn thấy người mà mình đã đặt hết hi vọng vào đó - ông thị trưởng Ma-đơ-len hay chính là Giăng Van-giăng đang cúi đầu trước tên chó săn Gia-ve.
Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại với Gia - ve hiện lên như thế nào?
-
A.
Ngôn ngữ mềm mỏng, điềm tĩnh.
-
B.
Ngôn ngữ xu nịnh.
-
C.
Ngôn ngữ thể hiện sự mất bình tĩnh.
-
D.
Ngôn ngữ cộc lốc, thiếu tôn trọng.
Đáp án : A
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ đoạn đối thoại của Gia-ve và Giăng Van-giăng ở trang 41.
- Chú ý ngôn ngữ của Giăng Van-giăng trong cuộc đối thoại đó.
Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.
Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?
-
A.
Kích động.
-
B.
Hiện rõ sự lo lắng bất an.
-
C.
Thể hiện sự bình tĩnh.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý những câu văn miêu tả cảm xúc của Phăng-tin khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình để trả lời câu hỏi.
Cảm xúc và phản ứng của Phăng-tin khi nghe nhắc đến con gái của mình trước hết là sự kích động, sau đó là lo lắng, bất an khi chưa tìm được đứa con đáng thương của mình.
Thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng như thế nào?
-
A.
Thái độ thờ ơ.
-
B.
Thái độ xem trọng.
-
C.
Thái độ coi thường.
-
D.
Thái độ run sợ.
Đáp án : C
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ đoạn văn trang 41 và tập trung vào thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.
Thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng là một thái độ coi thường, khinh thường dành cho một tên tội phạm bị truy nã.
Tác dụng của việc sử dụng hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện trong văn bản là gì?
-
A.
Gợi cho người đọc sự tò mò.
-
B.
Dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.
-
C.
Thể hiện thắc mắc.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ đoạn văn có câu hỏi trong lời của người kể chuyện ở trang 42 và lưu ý hình thức câu hỏi đó.
Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.
Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào?
-
A.
Lời nói cộc lốc.
-
B.
Điệu cười ghê tởm.
-
C.
Có bộ mặt gớm ghiếc.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.
- Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:
- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền?
-
A.
Gia - ve.
-
B.
Giăng Van - giăng.
-
C.
Phăng - tin
-
D.
Mọi người đều có quyền lực riêng.
Đáp án : B
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Dựa vào những gì đã tìm hiểu về các nhân vật trong đoạn trích để chỉ ra nhân vật thật sự có uy quyền.
- Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.
- Xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Dưới bóng hoàng lan Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Một chuyện đùa nho nhỏ Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm bài Một đời như kẻ tìm đường Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Phân tích Con đường không chọn Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài Về chính chúng ta Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức