Trắc nghiệm Phân tích Con đường không chọn Văn 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
-
A.
Một người con xa quê.
-
B.
Một người khách lữ hành.
-
C.
Một người dân địa phương.
-
D.
Đáp án khác.
Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
-
A.
Là những con đường dường như chưa ai đặt chân tới.
-
B.
Là những con đường sầm uất, đông đúc người đi lại.
-
C.
Một con đường vắng vẻ, một con đường sầm uất.
-
D.
Hai con đường được trải đầy hoa và cây cỏ.
“Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
-
A.
Con đường là những lựa chọn và lối rẽ là quyết định cuối cùng.
-
B.
Con đường là câu hỏi và lối rẽ là những lựa chọn.
-
C.
Cả hai là những khó khăn trong cuộc sống.
-
D.
Cả hai đều là những sự lựa chọn trong cuộc sống.
Vì sao nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
-
A.
Vì hai lối rẽ đều tốt.
-
B.
Vì anh không tin vào bản thân mình.
-
C.
Vì hai lối rẽ quá giống nhau.
-
D.
Vì anh sợ lựa chọn sai.
Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
-
A.
Anh chọn lối mòn nhiều người đi lại.
-
B.
Anh chọn lối mòn ít có ai đi lại.
-
C.
Anh đã lựa chọn tự mở con đường mới cho mình.
-
D.
Anh không chọn lối rẽ nào.
Sau khi lựa chọn, nhân vật trữ tình có tâm lý như thế nào?
-
A.
Hoàn toàn tin tưởng vào con đường mình chọn.
-
B.
Còn đôi chút băn khoăn và phân vân, chưa thật sự tin vào quyết định của mình.
-
C.
Có tâm lý ngay lập tức muốn đổi lựa chọn sang con đường kia.
-
D.
Đáp án khác.
Thông điệp rút ra được sau khi đọc bài thơ là?
-
A.
Cần dứt khoát, quyết tâm khi đưa ra sự lựa chọn.
-
B.
Can đảm đối diện với những gì mình sắp gặp phải.
-
C.
Lắng nghe con tim và lý trí để có được sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Lời giải và đáp án
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
-
A.
Một người con xa quê.
-
B.
Một người khách lữ hành.
-
C.
Một người dân địa phương.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
- Đọc bài thơ Con đường không chọn.
- Dựa vào nội dung khổ thơ đầu để xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành.
Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
-
A.
Là những con đường dường như chưa ai đặt chân tới.
-
B.
Là những con đường sầm uất, đông đúc người đi lại.
-
C.
Một con đường vắng vẻ, một con đường sầm uất.
-
D.
Hai con đường được trải đầy hoa và cây cỏ.
Đáp án : A
Đọc kĩ ba khổ đầu của bài thơ, tập trung vào chi tiết miêu tả lối rẽ để trả lời câu hỏi.
Hai lối rẽ là hai con đường dường như chưa có ai đặt chân đến, chúng nằm giữa rừng lá vàng; một lối rẽ trải dài khuất dạng sau một bụi cây; còn lối rẽ bên kia có một mặt cỏ rậm trên mặt đường và có chút ít dấu mòn không rõ.
“Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
-
A.
Con đường là những lựa chọn và lối rẽ là quyết định cuối cùng.
-
B.
Con đường là câu hỏi và lối rẽ là những lựa chọn.
-
C.
Cả hai là những khó khăn trong cuộc sống.
-
D.
Cả hai đều là những sự lựa chọn trong cuộc sống.
Đáp án : B
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Dựa vào nội dung bài thơ và ý nghĩa của ẩn dụ “con đường”, “lối rẽ” để trả lời câu hỏi.
Những ẩn dụ “con đường” và “lối rẽ” gợi cho tôi nghĩ đến những khó khăn khi phải lựa chọn, sự phân vân và băn khoăn không biết nên chọn gì. “Con đường” là câu hỏi và “lối rẽ” là những lựa chọn được đưa ra.
Vì sao nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
-
A.
Vì hai lối rẽ đều tốt.
-
B.
Vì anh không tin vào bản thân mình.
-
C.
Vì hai lối rẽ quá giống nhau.
-
D.
Vì anh sợ lựa chọn sai.
Đáp án : C
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Tập trung vào ba khổ thơ đầu miêu tả hai lối rẽ trong rừng để trả lời câu hỏi.
Vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.
Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
-
A.
Anh chọn lối mòn nhiều người đi lại.
-
B.
Anh chọn lối mòn ít có ai đi lại.
-
C.
Anh đã lựa chọn tự mở con đường mới cho mình.
-
D.
Anh không chọn lối rẽ nào.
Đáp án : B
Đọc kĩ đoạn cuối của bài thơ để biết nhân vật trữ tình chọn lối rẽ nào.
Nhân vật trữ tình đã chọn lối mòn ít có ai đi lại với mong muốn được khám phá thêm nhiều thứ mới lạ.
Sau khi lựa chọn, nhân vật trữ tình có tâm lý như thế nào?
-
A.
Hoàn toàn tin tưởng vào con đường mình chọn.
-
B.
Còn đôi chút băn khoăn và phân vân, chưa thật sự tin vào quyết định của mình.
-
C.
Có tâm lý ngay lập tức muốn đổi lựa chọn sang con đường kia.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.
- Tập trung vào khổ thơ cuối, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi lựa chọn một lối rẽ để trả lời câu hỏi.
Khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.
Thông điệp rút ra được sau khi đọc bài thơ là?
-
A.
Cần dứt khoát, quyết tâm khi đưa ra sự lựa chọn.
-
B.
Can đảm đối diện với những gì mình sắp gặp phải.
-
C.
Lắng nghe con tim và lý trí để có được sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc kĩ bài thơ.
- Rút ra thông điệp.
Thông điệp rút ra từ bài thơ:
- Cần phải có sự dứt khoát, quyết tâm hơn khi lựa chọn. Dù cho lựa chọn có khó khăn đến đâu thì cũng cần phải quyết tâm, đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân.
- Can đảm đối diện với những gì mình sắp gặp phải.
- Lắng nghe con tim và lý trí để có được sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Một đời như kẻ tìm đường Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Về chính chúng ta Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm bài Một đời như kẻ tìm đường Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Phân tích Con đường không chọn Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài Về chính chúng ta Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức