Trắc nghiệm bài Bảo kính cảnh giới - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Bài thơ thuộc thể loại gì?
-
A.
Thất ngôn.
-
B.
Lục ngôn.
-
C.
Thất ngôn xen lục ngôn.
-
D.
Ngũ ngôn.
Bố cục của bài thơ gồm mấy phần?
-
A.
2 phần.
-
B.
3 phần.
-
C.
4 phần.
-
D.
5 phần.
Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?
-
A.
Bên ngoài thư thái, nhưng bên trong vẫn nhiều ưu tư.
-
B.
Tâm trạng thư thái, không lo âu.
-
C.
Nhiều ưu tư, phiền muộn.
-
D.
Đáp án khác.
Màu sắc nào sau đây không được tác giả nhắc tới trong bức tranh mùa hè?
-
A.
Màu đỏ của hoa lựu.
-
B.
Màu xanh của cây hòe.
-
C.
Màu trắng của hoa dành dành.
-
D.
Màu hồng của hoa sen.
Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận mùa hè?
-
A.
Thị giác, thính giác, khứu giác.
-
B.
Thị giác, thính giác, xúc giác.
-
C.
Thị giác, thính giác, vị giác.
-
D.
Thính giác, xúc giác, vị giác.
Ý nào sau đây đúng khi nói về nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên của Nguyễn Trãi?
-
A.
Nguyễn Trãi đã rất tinh tế và thể hiện một cách độc đáo những dấu hiệu của mùa hè đặc trưng vùng Bắc Bộ.
-
B.
Thiên nhiên trong thơ ông được hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng lại đem lại cho người đọc một cảm giác mới lạ, bất ngờ.
-
C.
Thiên nhiên trong thơ ông là thiên nhiên đặc trưng của vùng núi phía Bắc.
-
D.
A và B đúng.
Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào?
-
A.
Hình ảnh một làng chợ cá với những âm thanh “lao xao” của những con người lao động.
-
B.
Hình ảnh “lầu tịch dương” với âm thanh tiếng ve kêu rắn rỏi.
-
C.
Hình ảnh của lũ trẻ con và tiếng xôn xao.
-
D.
A và B đúng.
Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
-
A.
Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.
-
B.
Ông là người văn võ toàn tài, có cái tâm trong sáng, luôn sống ngay thẳng với phẩm cách trung thực, cao thượng.
-
C.
Nguyễn Trãi đã dành trọn cuộc đời mình với tư tưởng cao cả đó là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, khát khao nhân dân được ấm no hạnh phúc.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Lời giải và đáp án
Bài thơ thuộc thể loại gì?
-
A.
Thất ngôn.
-
B.
Lục ngôn.
-
C.
Thất ngôn xen lục ngôn.
-
D.
Ngũ ngôn.
Đáp án : C
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Từ đó xác định thể loại bài thơ.
Thể loại bài thơ: Thất ngôn xen lục ngôn.
Bố cục của bài thơ gồm mấy phần?
-
A.
2 phần.
-
B.
3 phần.
-
C.
4 phần.
-
D.
5 phần.
Đáp án : A
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Nêu bố cục bài thơ.
- Bố cục: Chia làm 2 phần:
+ 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.
+ 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?
-
A.
Bên ngoài thư thái, nhưng bên trong vẫn nhiều ưu tư.
-
B.
Tâm trạng thư thái, không lo âu.
-
C.
Nhiều ưu tư, phiền muộn.
-
D.
Đáp án khác.
Đáp án : B
- Đọc bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Dựa vào phần khái quát về hoàn cảnh ra đời bài thơ để khái quát những thông tin về cuộc sống, tâm trạng nhân vật trữ tình mà câu thơ đem lại.
Câu thơ đầu tiên: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” cho thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình là một tâm trạng thư thái, không lo âu sầu muộn, hòa mình vào thiên nhiên, “hóng mát” những ngày dài vô tận.
Màu sắc nào sau đây không được tác giả nhắc tới trong bức tranh mùa hè?
-
A.
Màu đỏ của hoa lựu.
-
B.
Màu xanh của cây hòe.
-
C.
Màu trắng của hoa dành dành.
-
D.
Màu hồng của hoa sen.
Đáp án : C
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý vào những hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa hè.
Bức tranh mùa hè hiện lên rực rỡ với: màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.
→ màu sắc không được nhắc đến là màu trắng của hoa dành dành.
Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận mùa hè?
-
A.
Thị giác, thính giác, khứu giác.
-
B.
Thị giác, thính giác, xúc giác.
-
C.
Thị giác, thính giác, vị giác.
-
D.
Thính giác, xúc giác, vị giác.
Đáp án : A
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý vào những hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa hè.
- Rút ra kết luận về các giác quan.
Bên cạnh đó, không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khứu giác.
Ý nào sau đây đúng khi nói về nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên của Nguyễn Trãi?
-
A.
Nguyễn Trãi đã rất tinh tế và thể hiện một cách độc đáo những dấu hiệu của mùa hè đặc trưng vùng Bắc Bộ.
-
B.
Thiên nhiên trong thơ ông được hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng lại đem lại cho người đọc một cảm giác mới lạ, bất ngờ.
-
C.
Thiên nhiên trong thơ ông là thiên nhiên đặc trưng của vùng núi phía Bắc.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý vào những hình ảnh miêu tả cảnh sắc mùa hè.
- Phân tích hình ảnh, chỉ ra nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi đã rất tinh tế và thể hiện một cách độc đáo những dấu hiệu của mùa hè đặc trưng vùng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ ông được hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng lại đem lại cho người đọc một cảm giác mới lạ, bất ngờ.
Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào?
-
A.
Hình ảnh một làng chợ cá với những âm thanh “lao xao” của những con người lao động.
-
B.
Hình ảnh “lầu tịch dương” với âm thanh tiếng ve kêu rắn rỏi.
-
C.
Hình ảnh của lũ trẻ con và tiếng xôn xao.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Chú ý những âm thanh, hình ảnh được sử dụng trong bài.
Cuộc sống con người được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh, âm thanh:
- Đó là hình ảnh một làng chợ cá với những âm thanh “lao xao” của những con người lao động.
- Bức tranh cuộc sống con người còn được tái hiện bằng hình ảnh “lầu tịch dương” với âm thanh tiếng ve kêu rắn rỏi.
Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
-
A.
Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.
-
B.
Ông là người văn võ toàn tài, có cái tâm trong sáng, luôn sống ngay thẳng với phẩm cách trung thực, cao thượng.
-
C.
Nguyễn Trãi đã dành trọn cuộc đời mình với tư tưởng cao cả đó là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, khát khao nhân dân được ấm no hạnh phúc.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc kĩ bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Dựa vào tiểu sử con người Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời bài thơ để nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ.
Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ:
- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc. Nhà thơ luôn muốn được hòa mình cùng thiên nhiên, nhưng lại không hề quên đi cuộc sống thực tại.
- Ông là người văn võ toàn tài, có cái tâm trong sáng, luôn sống ngay thẳng với phẩm cách trung thực, cao thượng. Nguyễn Trãi đã dành trọn cuộc đời mình với tư tưởng cao cả đó là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, khát khao nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Dục Thúy sơn Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Bình Ngô đại cáo Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu về Tác gia Nguyễn Trãi Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm bài Một đời như kẻ tìm đường Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Phân tích Con đường không chọn Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài Về chính chúng ta Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu Văn 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức