Trắc nghiệm Tìm hiểu về Tác gia Nguyễn Trãi Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Nguyễn Trãi hiệu là gì?

  • A.

    Thanh Hiên.

  • B.

    Ức Trai.

  • C.

    Quế Sơn.

  • D.

    Hy Văn.

Câu 2 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tiểu sử của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Nguyễn Trãi quê gốc ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội nhưng lớn lên ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương.

  • B.

    Thân phụ Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, đỗ thái học sinh dưới triều Trần.

  • C.

    Thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

  • D.

    Ông sinh năm 1380, mất năm 1442.

Câu 3 :

Ý nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về cuộc đời của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều Hồ.

  • B.

    Khoảng năm 1432, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách.

  • C.

    Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn (Hải Dương).

  • D.

    Năm 1443, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu án "tru di tam tộc".

Câu 4 :

Nguyễn Trãi được vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" vào năm bao nhiêu?

  • A.

    1979.

  • B.

    1980.

  • C.

    1981.

  • D.

    1982.

Câu 5 :

Những sáng tác của Nguyễn Trãi thuộc những lĩnh vực nào?

  • A.

    Chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.

  • B.

    Quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, thiên văn học.

  • C.

    Quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.

  • D.

    Quân sự, chính trị, lịch sử, văn học.

Câu 6 :

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Ức Trai thi tập.

  • B.

    Quốc âm thi tập.

  • C.

    Quân trung từ mệnh tập.

  • D.

    Lam Sơn thực lục.

Câu 7 :

Tư tưởng nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi là:

  • A.

    Tư tưởng nhân nghĩa.

  • B.

    Tình yêu thiên nhiên.

  • C.

    Ưu tư về thế sự.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Câu 8 :

Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi là gì?

  • A.

    Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.

  • B.

    Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.

  • C.

    Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Câu 9 :

Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào?

  • A.

    Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn- nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa cũng thiên nhiên.

  • B.

    Thiên nhiên trong thơ ông vừa mĩ lệ vừa bình dị, gần gũi.

  • C.

    Thiên nhiên trong thơ ông là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mĩ lệ.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 10 :

Nỗi niềm thế sự được thể hiện như thế nào trong thơ Nguyễn Trãi?

  • A.

    Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái.

  • B.

    Thơ ông có những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công.

  • C.

    Thơ ông ca ngợi những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 11 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về đặc điểm văn chính luận của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Văn chính luận của Nguyễn Trãi luôn đạt đến trình độ mẫu mực.

  • B.

    Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự.

  • C.

    Cách lập luận và bố cục trong văn chính luận Nguyễn Trãi chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyễn Trãi hiệu là gì?

  • A.

    Thanh Hiên.

  • B.

    Ức Trai.

  • C.

    Quế Sơn.

  • D.

    Hy Văn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại những kiến thức về tác giả.

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai.

Câu 2 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tiểu sử của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Nguyễn Trãi quê gốc ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội nhưng lớn lên ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương.

  • B.

    Thân phụ Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, đỗ thái học sinh dưới triều Trần.

  • C.

    Thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

  • D.

    Ông sinh năm 1380, mất năm 1442.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần tiểu sử trong văn bản.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng là ý A: Nguyễn Trãi quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây( nay thuộc Hà Nội).

Câu 3 :

Ý nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về cuộc đời của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều Hồ.

  • B.

    Khoảng năm 1432, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách.

  • C.

    Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn (Hải Dương).

  • D.

    Năm 1443, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu án "tru di tam tộc".

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần tiểu sử của tác giả.

- Phương pháp loại trừ.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng là ý D: Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu án "tru di tam tộc".

Câu 4 :

Nguyễn Trãi được vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" vào năm bao nhiêu?

  • A.

    1979.

  • B.

    1980.

  • C.

    1981.

  • D.

    1982.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần tiểu sử tác giả.

- Chú ý năm tác giả được vinh danh.

Lời giải chi tiết :

Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".

Câu 5 :

Những sáng tác của Nguyễn Trãi thuộc những lĩnh vực nào?

  • A.

    Chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.

  • B.

    Quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, thiên văn học.

  • C.

    Quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.

  • D.

    Quân sự, chính trị, lịch sử, văn học.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần sự nghiệp sáng tác

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế một di sản văn hóa quý giá, trong đó nổi bật là những sáng tác được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, thuộc nhiều lĩnh vực: quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.

Câu 6 :

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Ức Trai thi tập.

  • B.

    Quốc âm thi tập.

  • C.

    Quân trung từ mệnh tập.

  • D.

    Lam Sơn thực lục.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần sự nghiệp sáng tác.

- Phương pháp loại trừ.

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm không phải viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi là: Quốc âm thi tập (Tác phẩm viết bằng chữ Nôm).

Câu 7 :

Tư tưởng nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi là:

  • A.

    Tư tưởng nhân nghĩa.

  • B.

    Tình yêu thiên nhiên.

  • C.

    Ưu tư về thế sự.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần 1. Nội dung thơ văn.

Lời giải chi tiết :

Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự.

Câu 8 :

Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi là gì?

  • A.

    Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.

  • B.

    Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.

  • C.

    Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần 1. Nội dung thơ văn.

- Chú ý những câu văn viết về tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết :

- Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.

- Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.

Câu 9 :

Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào?

  • A.

    Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn- nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa cũng thiên nhiên.

  • B.

    Thiên nhiên trong thơ ông vừa mĩ lệ vừa bình dị, gần gũi.

  • C.

    Thiên nhiên trong thơ ông là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mĩ lệ.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi.

- Rút ra kết luận về biểu hiện của tình yêu thiên nhiên trong thơ ông.

Lời giải chi tiết :

Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được thể hiện:

- Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn- nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa cũng thiên nhiên.

- Thiên nhiên trong thơ ông vừa mĩ lệ vừa bình dị, gần gũi.

 

Câu 10 :

Nỗi niềm thế sự được thể hiện như thế nào trong thơ Nguyễn Trãi?

  • A.

    Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái.

  • B.

    Thơ ông có những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công.

  • C.

    Thơ ông ca ngợi những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần nỗi niềm thế sự trong thơ Nguyễn Trãi.

- Rút ra kết luận về biểu biện của nỗi niềm thế sự trong thơ ông.

Lời giải chi tiết :

Nỗi niềm thế sự được thể hiện trong thơ Nguyễn Trãi:

- Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái.

- Thơ ông có những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công.

Câu 11 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về đặc điểm văn chính luận của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Văn chính luận của Nguyễn Trãi luôn đạt đến trình độ mẫu mực.

  • B.

    Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự.

  • C.

    Cách lập luận và bố cục trong văn chính luận Nguyễn Trãi chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần văn chính luận của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết :

- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.

- Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự.

- Cách lập luận và bố cục trong văn chính luận Nguyễn Trãi chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc.