Tổng hợp 50 bài văn phân tích một tác phẩm thơ l..

Phân tích bài thơ Bầu trời trên giàn mướp của nhà thơ Hữu Thỉnh lớp 9


Bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân là một tác phẩm thơ hay và ý nghĩa. Bài thơ đã khắc họa thành công khung cảnh buổi trưa hè ở nông thôn Việt Nam với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Bàng Bá Lân – một cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới, nổi bật với những bài thơ viết về thiếu nhi và nông thôn.

- Giới thiệu bài thơ "Trưa hè" – bức tranh sống động và yên ả của một buổi trưa mùa hè ở làng quê Việt Nam.

II. Thân bài

1. Bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt buổi trưa hè ở làng quê

a. Không gian đồng quê tĩnh lặng, nên thơ

- Hình ảnh đàn trâu nằm nghỉ trong bóng râm: gợi sự an nhiên, chậm rãi.

- Âm thanh tiếng ve, tiếng gà – đặc trưng của trưa hè.

- Hơi thở mùa hè nồng nàn, say nắng.

- Bầu trời cao lặng, không gió – cảm giác tĩnh tại, gần như ngưng đọng.

- Hình ảnh đồng lúa mềm mại như sóng lụa, gợi sự trù phú, thanh bình.

b. Cuộc sống sinh hoạt đời thường

- Hình ảnh quán cũ, bà hàng ngủ trưa – nét đặc trưng của nếp sống nông thôn.

- Cánh diều lặng lẽ – biểu tượng của tuổi thơ, sự thanh thản, mộng mơ.

- Cành thưa không có chim, quả chín rụng 

- Các cô gái đi chợ về – nét sinh hoạt nhẹ nhàng, đầy chất quê.

- Hành động “sửa lại vành khăn” – chi tiết nhỏ nhưng rất sinh động, gợi vẻ duyên dáng mộc mạc của người phụ nữ quê.

2. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc

- Ngôn ngữ trong sáng, dung dị, dễ hiểu nhưng gợi cảm.

- Nhiều hình ảnh giàu tính tạo hình: “sóng lụa trôi trên lúa”, “cánh lượt hồng”, “đứng lặng trong mây một cánh diều”.

- Kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh tạo nên bức tranh sinh động, vừa thực vừa thơ.

- Sử dụng các từ láy, các từ gợi âm thanh (ve ve, tiếng đồng, gáy dài...) làm tăng tính nhạc cho bài thơ.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị bài thơ: "Trưa hè" là bức tranh trữ tình tuyệt đẹp về làng quê Việt Nam, thể hiện cảm xúc tinh tế và tình yêu sâu sắc với thiên nhiên, cuộc sống nông thôn.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân là một tác phẩm thơ hay và ý nghĩa. Bài thơ đã khắc họa thành công khung cảnh buổi trưa hè ở nông thôn Việt Nam với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi. 

Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc để miêu tả khung cảnh thiên nhiên buổi trưa hè. Hình ảnh “gốc đa già”, “vũng bóng”, “đàn trâu”, “ve ve”, “ruồi say nắng”, “gà gáy”... đều là những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Những hình ảnh này được tác giả sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động. 

Tiếp theo, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên buổi trưa hè. Hình ảnh “đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng”, “sóng lụa trôi trên lúa”, “cánh diều đứng lặng trong mây”,.. đều là những hình ảnh đẹp đế, gợi lên trong lòng người đọc cảm giác thư thái, yên bình. 

Cuối cùng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để thể hiện sự sống động, linh hoạt của các sự vật trong thiên nhiên buổi trưa hè. Hình ảnh “quả chín bâng khuâng rụng trước hè”, “cô về chợ buông quang thúng sửa lại vành khăn dưới bóng tre”, “là ngập ngừng sa nhẹ lướt ao”... đều là những hình ảnh sinh động, giàu sức biểu cảm. Tất cả những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần tạo nên thành công cho bài thơ “Trưa hè”. 

Bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dịu dàng, êm ái khi nhớ về quê hương, đất nước.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Bàng Bá Lân với bài thơ “Trưa hè” đã khắc họa thành công một bức tranh trưa đồng quê ngưng đọng, vừa quen thuộc, vừa đầy chất thơ mang theo hơi thở cuộc sống và những xúc cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.

Ngay từ khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một không gian đầy tĩnh lặng dưới bóng râm mát rượi của cây đa làng - nơi gắn liền với bao ký ức tuổi thơ và thấm đẫm hơi thở thôn quê.

Hình ảnh “vũng bóng” là một cách diễn đạt giàu tính tạo hình khiến người đọc có thể hình dung ra vùng bóng râm mát mẻ, dày đặc, đối lập hoàn toàn với cái nắng oi ả đang bao trùm không gian. Đàn trâu “ngẫm nghĩ nhai” là một nhân hóa tinh tế, biến hoạt động nhai lại thường ngày thành một hành động có hồn tạo nên vẻ thong dong, thảnh thơi. Âm thanh ve kêu, ruồi bay, gà gáy rải rác trong thôn như tô điểm cho cái tĩnh lặng bằng những chuyển động và tiếng động nhẹ nhàng gợi nên một không gian sống vừa quen thuộc, vừa nên thơ. 

Từ góc nhìn gần nơi gốc đa, không gian thơ được mở rộng ra cánh đồng rộng lớn, tràn ngập ánh sáng và sự sống. Bầu trời “lơ cao vút không buông gió” gợi cảm giác lặng gió giữa cái nắng gắt trưa hè khiến cả không gian như ngưng đọng. Những đợt cỏ bị “cào” để lộ ra “cánh lượt hồng”, một hình ảnh rất gợi cảm, vừa cụ thể lại vừa lung linh, như vải vóc trải dài dưới nắng. Câu thơ “sóng lụa trôi trên lúa” là một ví von tinh tế, vừa gợi chuyển động nhẹ nhàng, vừa tạo nên một nét đẹp mềm mại, uyển chuyển. Âm thanh tiếng vó ngựa “rắc tiếng đồng” là điểm nhấn âm thanh duy nhất trong không gian ấy, vang lên từ xa, mờ ảo như vọng lại từ ký ức. Thiên nhiên ở đây vừa gần gũi, vừa phảng phất vẻ đẹp cổ điển, đầy chất nhạc và chất họa.

Trở lại nhịp sống thôn quê, tác giả không quên khắc họa những sinh hoạt đời thường giữa trưa hè đơn sơ mà sâu sắc, giản dị mà đậm tình. Hình ảnh “quán cũ nằm lười” là một nhân hóa độc đáo, thể hiện rõ cái uể oải của không gian dưới cái nắng chói chang. “Bà hàng ngủ thiu thiu” là hình ảnh quen thuộc ở nông thôn vừa gợi sự nhàn hạ, vừa tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Câu thơ “nghe mồ hôi chảy đầm như tắm” miêu tả trực diện cái oi bức nhưng lại rất sống động, chân thực. Và rồi, giữa không gian đó, “một cánh diều đứng lặng trong mây” - một biểu tượng gợi mơ mộng như chấm phá thêm một nét thi vị cho bức tranh trưa hè yên ả. 

Hình ảnh “cành thưa, nắng tưới” tạo nên một không gian đầy ánh sáng chói chang đến mức chim cũng “không đứng” đó là một cách nói ẩn dụ cho sự oi nồng khiến muôn loài phải tránh né. Trái “chín bâng khuâng rụng” là một nhân hóa đầy chất trữ tình gợi sự nhẹ nhàng, chậm rãi và mang chút vấn vương. Cảnh các cô gái đi chợ về, buông thúng rồi “sửa lại vành khăn” là một chi tiết gợi cảm vừa thực vừa thơ thể hiện nét đẹp duyên dáng, nền nã và yên bình của người phụ nữ nông thôn. Cả khổ thơ là một bản phối nhẹ nhàng giữa thiên nhiên và con người, dung dị nhưng đượm chất tình.

Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ bằng một không gian đậm chất mộng - nơi thời gian như ngưng lại để người đọc kịp lắng nghe, kịp cảm nhận.

Về phương diện nghệ thuật, bài thơ “Trưa hè” là một minh chứng rõ nét cho tài năng quan sát tinh tế và ngôn ngữ giàu hình ảnh của Bàng Bá Lân. Nhà thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo và nhịp điệu nhẹ nhàng để khắc họa một bức tranh làng quê vừa chân thực vừa nên thơ. 

“Trưa hè” là khúc nhạc dịu dàng của làng quê Việt Nam – nơi những giá trị thuần hậu, giản đơn vẫn luôn tồn tại và lặng lẽ đẹp. Đọc bài thơ, ta như được trở về tuổi thơ, trở về những buổi trưa hè ngồi dưới bóng tre, nghe tiếng ve và ngắm cánh diều giữa trời xanh. 

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Bàng Bá Lân là nhà thơ của tuổi thơ và làng quê Việt Nam. Bài thơ "Trưa hè" là một bức tranh sinh động và đầy chất thơ về không gian làng quê trong cái nắng oi ả của một buổi trưa mùa hè. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó sâu sắc với quê hương.

Ngay từ khổ đầu, hình ảnh đàn trâu nằm mát dưới gốc đa, tiếng ve ve, ruồi vo ve, gà gáy tạo nên một không khí rất đặc trưng của trưa hè nông thôn. Không gian yên tĩnh, thanh bình, đầy âm thanh nhưng lại không hề ồn ào.

Các khổ thơ tiếp theo mở rộng khung cảnh ra cánh đồng lúa mềm mại như sóng lụa, trời cao không gió, và những âm thanh xa xăm như tiếng ngựa leng keng, tiếng trống trường làng. Cuộc sống con người cũng hiện lên nhẹ nhàng: bà hàng ngủ trưa, cô gái sửa khăn, quán cũ nằm lười trong sóng nắng – tất cả đều chậm rãi, thư thái.

Hình ảnh lá rơi nhẹ, quả chín rụng, cánh diều đứng yên, khói bếp bay mơ hồ càng làm tăng thêm cảm giác thời gian như ngừng lại giữa cái nắng oi ả. Đó là một vẻ đẹp vừa thực, vừa mơ, vừa tĩnh lặng, vừa sống động.

Với ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, giàu nhạc điệu và cảm xúc, bài thơ "Trưa hè" không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn gợi nên một tâm hồn say mê, yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết.

Bài tham khảo Mẫu 1

Trong kho tàng thi ca Việt Nam, thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận đặc biệt là hình ảnh làng quê với nhịp sống thanh bình, chậm rãi. Nhiều nhà thơ đã từng tái hiện vẻ đẹp bốn mùa quê hương nhưng để miêu tả sâu sắc và tinh tế cái tĩnh lặng, yên ả của một buổi trưa hè thì không phải ai cũng làm được. Bàng Bá Lân với bài thơ “Trưa hè” đã khắc họa thành công không gian ấy - một bức tranh trưa đồng quê ngưng đọng, vừa quen thuộc, vừa đầy chất thơ mang theo hơi thở cuộc sống và những xúc cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.

Ngay từ khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một không gian đầy tĩnh lặng dưới bóng râm mát rượi của cây đa làng - nơi gắn liền với bao ký ức tuổi thơ và thấm đẫm hơi thở thôn quê:

“Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,

Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.

Ve ve rung cánh, ruồi say nắng;

Gà gáy trong thôn những tiếng dài.”

Hình ảnh “vũng bóng” là một cách diễn đạt giàu tính tạo hình khiến người đọc có thể hình dung ra vùng bóng râm mát mẻ, dày đặc, đối lập hoàn toàn với cái nắng oi ả đang bao trùm không gian. Đàn trâu “ngẫm nghĩ nhai” là một nhân hóa tinh tế, biến hoạt động nhai lại thường ngày thành một hành động có hồn tạo nên vẻ thong dong, thảnh thơi. Âm thanh ve kêu, ruồi bay, gà gáy rải rác trong thôn như tô điểm cho cái tĩnh lặng bằng những chuyển động và tiếng động nhẹ nhàng gợi nên một không gian sống vừa quen thuộc, vừa nên thơ. Khổ thơ mở đầu như một bức tranh thủy mặc tĩnh mà không lặng, đầy chất dân dã và đượm tình quê.

Từ góc nhìn gần nơi gốc đa, không gian thơ được mở rộng ra cánh đồng rộng lớn, tràn ngập ánh sáng và sự sống.

“Trời lơ cao vút không buông gió;

Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng,

Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;

Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng.”

Bầu trời “lơ cao vút không buông gió” gợi cảm giác lặng gió giữa cái nắng gắt trưa hè khiến cả không gian như ngưng đọng. Những đợt cỏ bị “cào” để lộ ra “cánh lượt hồng”, một hình ảnh rất gợi cảm, vừa cụ thể lại vừa lung linh, như vải vóc trải dài dưới nắng. Câu thơ “sóng lụa trôi trên lúa” là một ví von tinh tế, vừa gợi chuyển động nhẹ nhàng, vừa tạo nên một nét đẹp mềm mại, uyển chuyển. Âm thanh tiếng vó ngựa “rắc tiếng đồng” là điểm nhấn âm thanh duy nhất trong không gian ấy, vang lên từ xa, mờ ảo như vọng lại từ ký ức. Thiên nhiên ở đây vừa gần gũi, vừa phảng phất vẻ đẹp cổ điển, đầy chất nhạc và chất họa.

Trở lại nhịp sống thôn quê, tác giả không quên khắc họa những sinh hoạt đời thường giữa trưa hè đơn sơ mà sâu sắc, giản dị mà đậm tình.

“Quán cũ nằm lười trong sóng nắng,

Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu

Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...

Đứng lặng trong mây một cánh diều.”

Hình ảnh “quán cũ nằm lười” là một nhân hóa độc đáo, thể hiện rõ cái uể oải của không gian dưới cái nắng chói chang. “Bà hàng ngủ thiu thiu” là hình ảnh quen thuộc ở nông thôn vừa gợi sự nhàn hạ, vừa tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Câu thơ “nghe mồ hôi chảy đầm như tắm” miêu tả trực diện cái oi bức nhưng lại rất sống động, chân thực. Và rồi, giữa không gian đó, “một cánh diều đứng lặng trong mây” - một biểu tượng gợi mơ mộng như chấm phá thêm một nét thi vị cho bức tranh trưa hè yên ả. Có thể nói, khổ thơ này chạm đến chiều sâu cảm xúc bởi nó kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và chất thơ bay bổng.

Từ sự lặng lẽ của cảnh vật, ánh nhìn của nhà thơ hướng về con người - những người lao động bình dị với những hành động đời thường vẫn mang vẻ duyên dáng riêng.

“Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng;

Quả chín bâng khuâng rụng trước hè.

Vài cô về chợ buông quang thúng

Sửa lại vành khăn dưới bóng tre.”

Hình ảnh “cành thưa, nắng tưới” tạo nên một không gian đầy ánh sáng chói chang đến mức chim cũng “không đứng” đó là một cách nói ẩn dụ cho sự oi nồng khiến muôn loài phải tránh né. Trái “chín bâng khuâng rụng” là một nhân hóa đầy chất trữ tình gợi sự nhẹ nhàng, chậm rãi và mang chút vấn vương. Cảnh các cô gái đi chợ về, buông thúng rồi “sửa lại vành khăn” là một chi tiết gợi cảm vừa thực vừa thơ thể hiện nét đẹp duyên dáng, nền nã và yên bình của người phụ nữ nông thôn. Cả khổ thơ là một bản phối nhẹ nhàng giữa thiên nhiên và con người, dung dị nhưng đượm chất tình.

Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ bằng một không gian đậm chất mộng - nơi thời gian như ngưng lại để người đọc kịp lắng nghe, kịp cảm nhận.

“Thời gian dừng bước trên đồng vắng;

Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao.

Như mơ đường khói lên trời nắng;

Trường học làng kia tiếng trống vào.”

“Thời gian dừng bước” là một hình ảnh đậm chất biểu tượng - diễn tả sự tĩnh lặng tuyệt đối khiến cả thời gian cũng như chậm lại trước vẻ yên bình của làng quê. Chiếc lá “ngập ngừng” rơi - một hình ảnh gợi cảm xúc rất nhẹ mà sâu. Đường khói “như mơ” bay lên giữa trưa nắng gợi cảm giác bảng lảng, mơ hồ, như nối giữa thực và ảo. Và tiếng trống trường - âm thanh báo hiệu một sự chuyển động, kết thúc khoảng lặng và đưa mọi thứ trở lại với nhịp sống thường ngày vang lên như một nốt nhạc cuối tròn trịa cho bản hòa tấu trưa hè.

Về phương diện nghệ thuật, bài thơ “Trưa hè” là một minh chứng rõ nét cho tài năng quan sát tinh tế và ngôn ngữ giàu hình ảnh của Bàng Bá Lân. Nhà thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo và nhịp điệu nhẹ nhàng để khắc họa một bức tranh làng quê vừa chân thực vừa nên thơ. Tác giả không cần những hình ảnh to tát, chỉ bằng những chi tiết giản dị như đàn trâu, cây đa, cánh diều, giọt mồ hôi mà đã vẽ nên một không gian sống đầy sức gợi và giàu chất mộng. Từng khổ thơ như một khuôn hình điện ảnh quay chậm, đưa người đọc lạc bước trong không gian tĩnh lặng nhưng đong đầy hồn quê.

“Trưa hè” là khúc nhạc dịu dàng của làng quê Việt Nam – nơi những giá trị thuần hậu, giản đơn vẫn luôn tồn tại và lặng lẽ đẹp. Đọc bài thơ, ta như được trở về tuổi thơ, trở về những buổi trưa hè ngồi dưới bóng tre, nghe tiếng ve và ngắm cánh diều giữa trời xanh. Trong thời đại hiện nay, khi nhịp sống ngày càng gấp gáp, “Trưa hè” như một khoảng lặng quý giá, nhắc ta trân trọng những khoảnh khắc bình yên của cuộc sống thường ngày.

Bài tham khảo Mẫu 2

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Bàng Bá Lân là một trong những cây bút có phong cách thơ rất riêng, mang đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và cuộc sống. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ "Trưa hè", một bức tranh mùa hè đầy thi vị và sâu lắng. Từ những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên, tác giả đã khắc họa một không gian vừa tĩnh lặng, vừa đầy cảm xúc, thể hiện vẻ đẹp của đất nước và tình yêu cuộc sống trong tâm hồn con người.

         Bài thơ "Trưa hè" của Bàng Bá Lân là một bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sống động, qua đó tác giả gửi gắm những suy tư và cảm xúc về cuộc sống, về thời gian và con người. Mùa hè hiện lên trong bài thơ không chỉ là mùa của ánh nắng chói chang, mà còn là thời điểm của sự lặng yên, tĩnh mịch. Cảnh vật trong thơ được miêu tả với những hình ảnh quen thuộc nhưng rất gần gũi với người dân Việt Nam, như tiếng ve, bóng cây, dòng sông, cánh đồng, hình ảnh những chú trâu nằm nghỉ dưới bóng râm. Những chi tiết này không chỉ là miêu tả cảnh vật mà còn gợi lên không khí đặc trưng của mùa hè làng quê, một không gian gần gũi, thân thuộc mà cũng rất bình dị. Mỗi chi tiết đều thể hiện vẻ đẹp tĩnh lặng, yên bình của thiên nhiên mùa hè.

       Trong không gian thiên nhiên ấy, tác giả không chỉ miêu tả bức tranh mùa hè mà còn thể hiện những suy tư sâu lắng của mình. Giữa cái nắng oi ả, tiếng ve râm ran, hình ảnh con người và thiên nhiên hòa quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thư thái, an nhiên. Những cảm xúc nhẹ nhàng, êm dịu ấy giúp người đọc cảm nhận được sự giao hòa giữa con người và đất trời, giữa con người và thiên nhiên. Tác giả thể hiện niềm yêu mến sâu sắc với thiên nhiên, đồng thời cũng là sự hoài niệm về một thời gian đã qua, về một tuổi thơ gắn bó với đất trời.

             Bài thơ "Trưa hè" của Bàng Bá Lân không chỉ gây ấn tượng bởi nội dung mà còn bởi nghệ thuật rất tinh tế và độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh và nhịp điệu. Tác giả sử dụng những hình ảnh đặc trưng của mùa hè như tiếng ve, bóng cây, con trâu, dòng sông để tạo nên một không gian thiên nhiên chân thực, sống động. Hình ảnh tiếng ve không chỉ là âm thanh của mùa hè mà còn là biểu tượng của thời gian, của những kỷ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh con trâu nhai cỏ, dòng sông êm đềm, bóng cây mát rượi không chỉ phản ánh cảnh vật mà còn gợi lên cảm giác bình yên, thư thái

               Nhịp điệu trong bài thơ nhẹ nhàng, khoan thai, phản ánh đúng không khí của một buổi trưa hè. Tiếng ve ngân vang trong không gian không chỉ là âm thanh của thiên nhiên mà còn là nhịp điệu của cuộc sống. Các câu thơ với những từ ngữ nhẹ nhàng, uyển chuyển, không gấp gáp tạo ra một cảm giác thư giãn, như thể người đọc đang được sống trong không gian yên bình của mùa hè.

 Bàng Bá Lân sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng lại rất sâu sắc. Những từ ngữ quen thuộc của làng quê như "nắng vàng", "triền sông", "ve sầu", "mênh mông" không chỉ là những hình ảnh thiên nhiên cụ thể mà còn mang trong đó những cảm xúc dạt dào, tươi sáng. Ngôn ngữ này gần gũi và dễ tiếp cận, nhưng lại có sức gợi lớn về những xúc cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.

               Bài thơ "Trưa hè" không chỉ khắc họa cảnh sắc thiên nhiên mùa hè mà còn phản ánh những suy tư của tác giả về thời gian, cuộc sống và con người. Tác phẩm thể hiện sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, với những giá trị giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Bằng cách khắc họa một mùa hè đầy sống động, bài thơ mang đến cho người đọc cảm giác về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, giữa sự tĩnh lặng và sự chuyển động của thời gian. Đây là một thông điệp về sự quý trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

             "Trưa hè" của Bàng Bá Lân là một tác phẩm thể hiện tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và nhịp điệu. Với những hình ảnh sinh động và gợi cảm, bài thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa hè vừa tươi mới, vừa đầy thi vị. Tác phẩm không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn gửi gắm những suy tư về thời gian, về cuộc sống. Bàng Bá Lân đã khéo léo thể hiện những cảm xúc sâu lắng và tinh tế của mình trong từng câu thơ, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị về cả nội dung lẫn hình thức. Bài thơ "Trưa hè" là một minh chứng cho khả năng cảm nhận và biểu đạt tinh tế của Bằng Bá Luân, đồng thời cũng là một lời mời gọi người đọc dừng lại, lắng nghe và cảm nhận vẻ đẹp trong những điều giản dị của cuộc sống.

Bài tham khảo Mẫu 3

Bài thơ "Trưa hè" của Bàng Bá Lân đã miêu tả một bức tranh làng quê vào buổi trưa hè thật bình dị mà đầy sâu sắc. Qua những câu thơ giản dị, tác giả đã gợi lên một không gian yên tĩnh, êm đềm và tràn đầy sức sống.

Hình ảnh “dưới gốc đa già, trong vũng bóng” là khởi đầu cho không gian thơ mộng, gợi lên cảm giác mát mẻ và tĩnh lặng. Trong cái nắng gay gắt của mùa hè, đàn trâu nằm nhai cỏ một cách thảnh thơi, gợi lên sự bình yên của thiên nhiên và cuộc sống. Hình ảnh "ve ve rung cánh, ruồi say nắng" hay "gà gáy trong thôn những tiếng dài" càng làm nổi bật sự yên tĩnh, lặng lẽ của làng quê trong cái nắng trưa.

Những câu thơ tiếp theo mô tả bầu trời “lơ cao vút không buông gió”, một không gian tĩnh lặng nhưng không kém phần sống động với “đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng” và “sóng lụa trôi trên lúa”. Ở đây, tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh để gợi lên một khung cảnh mùa hè không chỉ về mặt thị giác mà còn về mặt cảm giác – từ cái nắng gay gắt đến cơn gió nhẹ mơn man. Cảnh vật dường như chậm lại trong cái nóng, từ những âm thanh ve kêu, tiếng ruồi vo ve, tiếng gà gáy vọng xa, đến hình ảnh bà hàng quán thưa thớt khách ngủ trong giấc mơ lơ mơ. Những hình ảnh này không chỉ mô tả khung cảnh mà còn diễn tả cảm giác mệt mỏi, lười biếng nhưng lại rất đỗi thanh bình và yên tĩnh.

Cuối cùng, hình ảnh thời gian dường như ngừng lại khi "lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao" và tiếng trống trường học làng xa xa vang lên, tất cả tạo nên một bức tranh trưa hè hoàn chỉnh, đong đầy cảm xúc. Những âm thanh, hình ảnh trong bài thơ đều toát lên sự yên bình, thanh thản, khiến người đọc như lạc vào không gian trưa hè tĩnh lặng, nơi mọi lo toan của cuộc sống như tan biến, chỉ còn lại sự bình yên, êm đềm của làng quê Việt Nam.

Bài thơ "Trưa hè" của Bàng Bá Lân là một tác phẩm đẹp, giàu cảm xúc. Qua những câu thơ giản dị, tác giả đã vô cùng khéo léo gợi lên trong lòng người đọc một nỗi nhớ da diết về những ngày tháng bình yên, nơi làng quê với bao kỷ niệm không bao giờ quên.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí