Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 chân trời sáng tạo Chủ đề 3. Hình tam giác, hình thang, hình tròn SGK Toán..

Toán lớp 5 Bài 43. Hình tam giác - SGK chân trời sáng tạo


Đề bài Nêu tên các hình tam giác, các cạnh, các góc của mỗi hình tam giác dưới đây và cho biết tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. tam giác đều. Nêu đường cao và đáy tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây. Dùng ê-ke, thước thẳng để vẽ đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC và đáy PR của tam giác PQR (sử dụng tờ giấy có hình vẽ các tam giác như hình bên).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

 

 

Thực hành Câu 1

Video hướng dẫn giải

 

Nêu tên các hình tam giác, các cạnh, các góc của mỗi hình tam giác dưới đây và cho biết tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. tam giác đều.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của các tam giác:

- Hình tam giác có một góc vuông là tam giác vuông.

- Hình tam giác có một góc tù là tam giác tù.

- Hình tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn.

- Hình tam giác có ba góc 600  là tam giác đều.

 

Lời giải chi tiết:

- Hình tam giác ABC là tam giác vuông có:  các cạnh AB, BC, AC và các góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc vuông đỉnh C.

- Hình tam giác HKI là tam giác tù có:  các cạnh HK, KI, HI và các góc đỉnh H, góc đỉnh I, góc tù đỉnh K.

- Hình tam giác LMN là tam giác nhọn có:  các cạnh LN, LM, MN và các góc đỉnh L, góc đỉnh M, góc đỉnh N.

- Hình tam giác DEG là tam giác đều có:  các cạnh DE, EG, DG và các góc đỉnh D, góc đỉnh E, góc đỉnh G.

Ta có: độ dài các cạnh của tam giác đều bằng nhau.

 

Thực hành Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi 2 trang 90 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

 

Nêu đường cao và đáy tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây. 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về đáy và đường cao trong tam giác.

 

Lời giải chi tiết:

- Hình tam giác ABC: Đáy là AB, đường cao tương ứng là CK.

- Hình tam giác MNP: Đáy là NP, đường cao tương ứng là MH.

- Hình tam giác STU: Đáy là SU, đường cao tương ứng là TI.

- Hình tam giác DEG: Đáy là EG, đường cao tương ứng là DE.

 

Thực hành Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi 3 trang 90 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

 

Dùng ê-ke, thước thẳng để vẽ đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC và đáy PR của tam giác PQR (sử dụng tờ giấy có hình vẽ các tam giác như hình bên).

 

Phương pháp giải:

- Cách vẽ đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC:

Bước 1: Đặt ê-ke.

Bước 2: Vẽ

Bước 3: Ghi tên đường cao.

- Cách vẽ đường cao tương ứng với đáy PR của tam giác PQR:

Bước 1: Vẽ kéo dài cạnh PR.

Bước 2: Đặt ê-ke và Vẽ

Bước 3: Ghi tên đường cao.

 

Lời giải chi tiết:

 

Khám phá

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 90 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

 

An đố Nhiên: Mình có hai tấm bìa hình tam giác như hình bên. Làm thế nào để cắt một hình thành hai mảnh rồi ghép với hình còn lại để được một hình chữ nhật? Em hãy giúp bạn Nhiên nhé!

 

Phương pháp giải:

Vận dụng tính chất về đường cao của tam giác, tính chất của hình chữ nhật.

 

Lời giải chi tiết:

Vì 2 hình tam giác có kích thước bằng nhau nên ta cắt hình tam giác nhạt màu thành 2 hình tam giác bé theo đường cao tương ứng với đáy BC.

Sau đó ghép lại ta được hình chữ nhật từ hai hình tam giác đã cho.

 

Bình chọn:
4.2 trên 11 phiếu
  • Toán lớp 5 Bài 44. Diện tích hình tam giác- SGK chân trời sáng tạo

    Tính diện tích mỗi hình tam giác sau: Tính diện tích hình tam giác có: a) Độ dài đáy là 6 m, chiều cao là $frac{2}{3}$m. b) Độ dài đáy là 4 dm, chiều cao là 30 cm. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h. a) a = 0,6 dm; h = 1,4 dm. b) a = $frac{1}{2}$cm; h = $frac{4}{5}$cm. Một khu đất dạng hình tam giác có đáy là 12 m và chiều cao tương ứng là 18 m.Tính diện tích của khu đất đó. Số? Một tờ giấy hình chữ nhật được tô màu như hình bên. Diện tích phần tô màu đ

  • Toán lớp 5 Bài 45. Hình thang - SGK chân trời sáng tạo

    Trong hình dưới đây, hình nào là hình thang? Xác định vị trí điểm C để có hình thang ABCD, biết: Quan sát hình thang MNPQ. - Hình thang này có mấy góc vuông? - Nêu tên cạnh bên vuông góc với hai đáy. Ghép hai mảnh bìa ở hình bên để được: a) Một hình thang. b) Một hình tam giác.

  • Toán lớp 5 Bài 46. Diện tích hình thang - SGK chân trời sáng tạo

    Tính diện tích mỗi hình thang sau: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy là a và b, chiều cao là h. Lâm ghép bốn miếng bìa hình thang để tạo thành một khung tranh (xem hình bên). Mỗi miếng bìa có độ dài hai đáy là 30 cm và 50 cm, chiều cao là 10 cm. Tính diện tích khung tranh. Một mảnh vườn hình thang có độ dài hai đáy là 24 m và 18 m, chiều cao là 12 m.

  • Toán lớp 5 Bài 47. Đường tròn, hình tròn- SGK chân trời sáng tạo

    Với mỗi đường tròn dưới đây, nói theo mẫu: Số đo?

  • Toán lớp 5 Bài 48. Chu vi hình tròn - SGK chân trời sáng tạo

    Tính chu vi của hình tròn biết đường kính d. a) d = 3 m b) d = 4,2 dm Tính chu vi của hình tròn biết bán kính r. a) r = 36 mm b) r = 0,7 cm Đề bài Tính chu vi của các hình tròn sau: Đề bài Vành của chiếc nón lá có dạng đường tròn. Hỏi một nón lá có đường kính vành nón là 40 cm thì độ dài vành nón là bao nhiêu? Đề bài Một sợi dây thép được sử dụng để làm một cái khung như hình bên. Biết độ dài đường kính của hai hình tròn là 0,6 m và 0,9 m. Tính độ dài sợi dây thép đó.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí