Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Ôn tập cuối năm SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng..

Toán lớp 5 Bài 90. Ôn tập phép cộng, phép trừ - SGK chân trời sáng tạo


a) Dựa vào hình ảnh dưới đây, viết các phép tính để tìm: Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, thay .?. bằng từ thích hợp. a) Nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau? Thay .?. bằng chữ thích hợp. a) Phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau: Tính bằng cách thuận tiện. a) (398 + 436) + 564 = 398 + (436 + 564) Số? a) 68 074 + .?. = 68 074 Thực hiện phép trừ rồi thử lại bằng phép cộng. Tính giá trị của biểu thức. a) 3 526 + 709 + 81

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 79 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

a) Dựa vào hình ảnh dưới đây, viết các phép tính để tìm:

- Số bánh còn lại của Mèo Xám.

- Số bánh Mèo Trắng đã ăn.

b) Dùng ba số 15; 6; 9 để viết hai phép cộng và hai phép trừ.

Gọi tên các thành phần của từng phép tính đó.

c) Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong mỗi phép tính sau.

732 + .?. = 965

.?. – 1,25 = 4,3

$\frac{1}{2} - .?. = \frac{1}{6}$

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) - Số bánh còn lại của Mèo Xám: 15 – 6 = 9

- Số bánh Mèo Trắng đã ăn: 9 + 6 = 15

b) Dùng ba số 15; 6; 9 để viết hai phép cộng là:

6 + 9 = 15

(Số 6 và 9 gọi là số hạng; Số 15 gọi là tổng)

9 + 6 = 15

(Số 6 và 9 gọi là số hạng; Số 15 gọi là tổng)

Dùng ba số 15; 6; 9 để viết hai phép trừ là:

15 – 9 = 6

(Số 15 là số bị trừ; số 9 là số trừ; 6 là hiệu)

 15 – 6 = 9

(Số 15 là số bị trừ; số 6 là số trừ; 9 là hiệu)

c) 732 + .?. = 965        

Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.          

.?. – 1,25 = 4,3        

Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ                  

$\frac{1}{2} - .?. = \frac{1}{6}$

Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 79 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, thay .?. bằng từ thích hợp.

a) Nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau?

- Vinh có .?. Hà 12 viên bi.

- Hà có .?. Vinh 12 viên bi.

- Nếu số bi của Vinh bớt đi 12 viên thì số bi của hai bạn.?.

- Nếu Hà được thêm 12 viên bi thì số bi của hai bạn .?.

b) Trung bình cộng hay bằng nhau?

- Nếu Vinh cho Hà 6 viên bi thì số bi của hai bạn .?.

- Khi đó số viên bị của mỗi bạn là .?. số viên bị lúc đầu của Vinh và Hà.

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng và điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

a) - Vinh có nhiều hơn Hà 12 viên bi

- Hà có ít hơn Vinh 12 viên bi

- Nếu số bi của Vinh bớt đi 12 viên thì số bi của hai bạn bằng nhau

- Nếu Hà được thêm 12 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau

b) - Vinh cho Hà 6 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau

- Khi đó số viên bị của mỗi bạn là trung bình cộng số viên bị lúc đầu của Vinh và Hà.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 80 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Thay .?. bằng chữ thích hợp.

a) Phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:

- Tính chất giao hoán: a + b = .?. + a

- Tính chất kế hợp: (a + b) + c = a + (.?. + c)

- Cộng với 0: a + 0 = 0 + .?. = .?.

b) Các phép trừ đặc biệt.

a – 0 = .?.

a - .?. = 0

Phương pháp giải:

Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

a)

- Tính chất giao hoán: a + b = b + a

- Tính chất kế hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

- Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a

b) a – 0 = a

a - a = 0

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 80 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Tính bằng cách thuận tiện.

a) (398 + 436) + 564 = 398 + (436 + 564)

$\frac{1}{6} + \left( {\frac{5}{{11}} + \frac{5}{6}} \right)$ = $\left( {\frac{1}{6} + \frac{5}{6}} \right) + \frac{5}{{11}}$

(2,72 + 14,54) + 7,28 = (2,72 + 7,28) + 14,54

b) 181 + 810 + 190 + 919 = (181 + 919) + (810 + 190)

$\frac{1}{3} + \frac{3}{{14}} + \frac{{10}}{{15}} + \frac{3}{{14}}$ = $\left( {\frac{1}{3} + \frac{{10}}{{15}}} \right) + \left( {\frac{3}{{14}} + \frac{3}{{14}}} \right)$

57,25 + 64,36 + 5,64 + 42,75 = (57,25 + 42,75) + (64,36 + 5,64)

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ….

- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các phân số có cùng mẫu số với nhau.

Lời giải chi tiết:

a) (398 + 436) + 564

= 398 + (436 + 564)

= 398 + 1 000

= 1 398

$\frac{1}{6} + \left( {\frac{5}{{11}} + \frac{5}{6}} \right)$

= $\left( {\frac{1}{6} + \frac{5}{6}} \right) + \frac{5}{{11}}$

= $\frac{6}{6} + \frac{5}{{11}}$

= $1 + \frac{5}{{11}}$

= $\frac{{11}}{{11}} + \frac{5}{{11}} = \frac{{16}}{{11}}$

(2,72 + 14,54) + 7,28

= (2,72 + 7,28) + 14,54

= 10 + 14,54

= 24,54

b) 181 + 810 + 190 + 919

= (181 + 919) + (810 + 190)

= 1 100 + 1 000

= 2 100

$\frac{1}{3} + \frac{3}{{14}} + \frac{{10}}{{15}} + \frac{3}{{14}}$

= $\left( {\frac{1}{3} + \frac{{10}}{{15}}} \right) + \left( {\frac{3}{{14}} + \frac{3}{{14}}} \right)$

= $\left( {\frac{5}{{15}} + \frac{{10}}{{15}}} \right) + \frac{6}{{14}}$

= $\frac{{15}}{{15}} + \frac{3}{7}$

= 1 + $\frac{3}{7}$

= $\frac{7}{7} + \frac{3}{7} = \frac{{10}}{7}$

57,25 + 64,36 + 5,64 + 42,75

= (57,25 + 42,75) + (64,36 + 5,64)

= 100 + 70

= 170

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 80 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Số?

a) 68 074 + .?. = 68 074

b) $\frac{3}{5} - .?. = \frac{6}{{10}}$

Phương pháp giải:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

Lời giải chi tiết:

a) 68 074 + .?. = 68 074

.?. = 68 074 – 68 074

.?. = 0

b) $\frac{3}{5} - .?. = \frac{6}{{10}}$

.?. = $\frac{3}{5} - \frac{6}{{10}}$

.?.= 0

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 80 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Thực hiện phép trừ rồi thử lại bằng phép cộng.

a) 4 905 – 1 677

21 859 – 8 954

b) 3,742 – 1,806

42,5 – 9,35

c) $\frac{7}{{18}} - \frac{1}{3}$

2 - $\frac{4}{9}$

Phương pháp giải:

Thực hiện theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

c) $\frac{7}{{18}} - \frac{1}{3} = \frac{7}{{18}} - \frac{6}{{18}} = \frac{1}{{18}}$

Thử lại:  $\frac{1}{{18}} + \frac{1}{3} = \frac{1}{{18}} + \frac{6}{{18}} = \frac{7}{{18}}$

2 - $\frac{4}{9}$ = $\frac{{18}}{9} - \frac{4}{9} = \frac{{14}}{9}$

Thử lại: $\frac{{14}}{9} + \frac{4}{9} = \frac{{18}}{9} = 2$

Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 80 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Tính giá trị của biểu thức.

a) 3 526 + 709 + 81

b) 12,74 – 1,38 – 5,2

c) $\frac{1}{3} - \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}$

d) $\frac{1}{3} - \left( {\frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}} \right)$

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ….

Lời giải chi tiết:

a) 3 526 + 709 + 81

= 3 526 + (709 +81)

= 3 526 + 790

= 4 316

b) 12,74 – 1,38 – 5,2

= 11,36 – 5,2

= 6,16

c) $\frac{1}{3} - \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}$ = $\frac{4}{{12}} - \frac{2}{{12}} + \frac{1}{{12}} = \frac{3}{{12}} = \frac{1}{4}$

d) $\frac{1}{3} - \left( {\frac{1}{6} + \frac{1}{{12}}} \right)$

= $\frac{1}{3} - \left( {\frac{2}{{12}} + \frac{1}{{12}}} \right)$

= $\frac{1}{3} - \frac{3}{{12}}$

= $\frac{4}{{12}} - \frac{3}{{12}}$

= $\frac{1}{{12}}$


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Toán lớp 5 Bài 91. Ôn tập phép cộng, phép trừ (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo

    Dựa vào tóm tắt dưới đây, thay .?. ở bài toán bằng các từ thích hợp rồi giải bài toán đó. Một lớp học có $frac{1}{4}$ số học sinh tham gia nhóm bơi và $frac{5}{8}$ số học sinh tham gia nhóm bóng rổ. Anh Hai đã sơn được $frac{1}{5}$ bức tường. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Việt Nam ước tính là 99 329 145 người, tăng 784 706 người so với năm 2021.

  • Toán lớp 5 Bài 92. Ôn tập phép nhân, phép chia - SGK chân trời sáng tạo

    Dựa vào hình ảnh dưới đây, thực hiện các yêu cầu. a) Số? Chia đều 78 quyển vở cho 35 bạn, mỗi bạn được .?. quyển, còn dư .?. quyển. Chọn sơ đồ phù hợp với sự liên quan giữa số lớn và số bé. Thay .?. bằng chữ hoặc số thích hợp. Tính nhẩm. a) 127 x 100 a) Hoàn thiện các câu sau. - Khi nhân một số với 0,1; 0,01; … ta có thể lấy số đó chia cho .?., .?. , … a) Nhân hay chia? - Khi nhân một số với 0,5; 0,25 ta có thể lấy số đó .?. cho 2;4. Tính bằng cách thuận.

  • Toán lớp 5 Bài 93. Ôn tập phép nhân, phép chia (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo

    Câu nào đúng, câu nào sai? a) Xếp đều 48 cái bánh vào 12 hộp. Để tìm số bánh trong 4 hộp, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách: Chọn ý trả lời đúng. Thầy giáo xếp đều 144 quả bóng vào 18 hộp. Quan sát biểu đồ sau: Bác Năm có 33 000 000 đồng, bác dùng $frac{2}{3}$ số tiền này để mua một con bò mẹ và một con bò con. Một trường tiểu học có 1 225 học sinh, trong đó số học sinh khối lớp 4 và 5 chiếm 40%. Số học sinh khối lớp 2 và 3 gấp 2 lần số học sinh khối lớp 1. Ông Tư và bà B

  • Toán lớp 5 Bài 94. Ôn tập hình phẳng và hình khối - SGK chân trời sáng tạo

    a) Nêu tên các hình dưới đây a) Nêu tên rồi đọc mỗi hình sau. a) Đo góc đỉnh O, cạnh OA, OB. Thay .?. bằng hình nào, hình đó màu gì? Ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc ở vùng núi phía bắc nước ta là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. a) Gọi tên các hình sau. Tìm hình khai triển của mỗi hình sau. a) Mỗi bạn chọn một hình dưới đây để vẽ trên lưới ô vuông. Xếp hình. Tháp nghiêng Pi-da (Pisa) ở nước Ý là một tòa tháp nổi tiếng trên thế giới. Tòa tháp này có dạng h

  • Toán lớp 5 Bài 95. Ôn tập độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, tiền Việt Nam - SGK chân trời sáng tạo

    Chọn dụng cụ đo phù hợp với đơn vị đo. a) Số? Chọn số đo phù hợp với lượng nước trong mỗi hình. Chọn ý trả lời thích hợp. a) Đơn vị tiền Việt Nam là gì? Hãy nêu giá trị của mỗi tờ tiền sau. Tấn, tạ, yến, ki-lô-gam hay gam? Một số động vật, mặc dù không phải loài chim nhưng có thể dễ dàng bay liệng. Em đọc bảng số liệu và biểu đồ dưới đây.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí