Phần câu hỏi bài 4 trang 11 Vở bài tập toán 6 tập 1


Giải phần câu hỏi bài 4 trang 11 VBT toán 6 tập 1. Hãy nối mỗi ô của cột trái với một ô của cột phải để được khẳng định đúng...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 8.

Hãy nối mỗi ô của cột trái với một ô của cột phải để được khẳng định đúng.

1) Tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(x - 10 = 7\)

 

 

 

 

(A) Có vô số phần tử

2) Tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(x + 8 = 5\)

(B) Có hai phần tử

3) Tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(x.0 = 0\)

(C) Có một phần tử

4) Tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(\left( {x - 2} \right).\left( {x - 3} \right) = 0\)

(D) Không có phần tử nào

Phương pháp giải:

1) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

2) Tập hợp số tự nhiên là \(N = {\rm{\{ }}0;1;2;3;...{\rm{\} }}.\)

3) Tích của mọi số tự nhiên với \(0\) đều bằng \(0.\)

4) Một tích bằng \(0\) nếu có ít nhất một thừa số của tích bằng \(0.\)

\(a.b = 0\) \( \Rightarrow a = 0\) hoặc \(b = 0.\)

Lời giải chi tiết:

1)

\(\begin{array}{l}x - 10 = 7\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 7 + 10\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 17\end{array}\)

Vậy tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(x - 10 = 7\) có một phần tử.

2) \(x + 8 = 5\)

Nhận xét: \(8 > 5\) mà \(x \in \mathbb{N}\) do đó \(x + 8 > 5\).

Vậy tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(x + 8 = 5\) không có phần tử nào.

3) \(x.0 = 0\)

Với mọi giá trị của \(x\) ta đều có \(x.0 = 0\).

Vậy tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(x.0 = 0\) có vô số phần tử.

4) \(\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\)

\( \Rightarrow x - 2 = 0\) hoặc \(x - 3 = 0\)

\( \Rightarrow x = 2\) hoặc \(x = 3.\)

Vậy có hai giá trị của \(x\) thỏa mãn.

Vậy tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\) có hai phần tử.

Ta nối như sau:

1 nối với (C).

2 nối với (D).

3 nối với (A).

4 nối với (B).

Câu 9.

Cho các tập hợp

\(A = {\rm{\{ }}1;6;5\} ;\,B{\rm{\{ }}1;7;5\} ;\)

\(E = {\rm{\{ }}1;5;6\} ;\,F = {\rm{\{ }}1;5;6;8\} .\)

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong mỗi khẳng đinh sau.

\(\begin{array}{l}(A)\,A \subset E\;\;\;\square\\(B)\,E \subset A\;\;\;\square\\(C)\,A = E\;\;\;\square\\(D)\,A \subset B\;\;\;\square\\(E)\,A \subset F\;\;\;\square\\(G)\,A = F\;\;\;\square\\(H)\,B \subset F\;\;\;\square\\(I)\,E \subset F\;\;\;\square\end{array}\)

Phương pháp giải:

Nếu mọi phần tử của tập hợp \(A\) đều thuộc tập hợp \(B\) thì tập hợp \(A\) gọi là tập hợp con của tập hợp \(B\). Kí hiệu: \(A \subset B\)  hay \(B \supset A.\)

Nếu \( A \subset   B\) và \( B \subset A\) thì ta nói \(A\) và \(B\) là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu \(A=B\).

Lời giải chi tiết:

 

(A) Đ; (B) Đ; (C) Đ;

(D) S. Vì \(6 \in A\) nhưng \(6 \notin B\) do đó \(A \not\subset B.\)

(E) Đ

(G) S. Vì \(8 \in F\) nhưng \(8 \notin A\) do đó \(F \not\subset A\) hay \(A \ne F\).

(H) S. Vì \(7 \in B\) nhưng \(7 \notin F\) do đó \(B \not\subset F.\)

(I) Đ.

Câu 10.

Cho tập hợp \(M = {\rm{\{ }}a,b,c,d{\rm{\} }}.\) Số các tập hợp con của \(M\) mà có ba phần tử là

\(\begin{array}{l}(A)\,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,3\\(C)\,4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)\,5\end{array}\)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Phương pháp giải:

Nếu mọi phần tử của tập hợp \(A\) đều thuộc tập hợp \(B\) thì tập hợp \(A\) gọi là tập hợp con của tập hợp \(B\). Kí hiệu: \(A \subset B\)  hay \(B \supset A.\)

Lời giải chi tiết:

Các tập con của \(M\) có ba phần tử là:

\[{\rm{\{ }}a,b,c{\rm{\} }};\,{\rm{\{ }}a,b,d{\rm{\} }};{\rm{\{ }}a,c,d{\rm{\} }};{\rm{\{ b,c,d\} }}.\]

Vậy có tất cả \(4\) tập con của \(M\) có ba phần tử.

Chọn C.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.