Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024>
Tải vềPHẦN I (4,75 điểm) Khoanh vào chữ cái trước một (hoặc những) phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4) 1. Câu tục ngữ nào có lời khuyên gần giống với câu tục ngữ “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. a. Học thầy không tày học bạn. b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Đề bài
UBND QUẬN THANH XUÂN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC
|
KỲ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 40 phút |
PHẦN I (4,75 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước một (hoặc những) phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4)
1. Câu tục ngữ nào có lời khuyên gần giống với câu tục ngữ “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”.
a. Học thầy không tày học bạn.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
d. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li.
2. Xét về mặt từ loại và cấu tạo của từ, các từ “mềm mỏng, mềm dẻo, mềm oặt, mềm lòng” đều là:
a. Từ ghép và tính từ.
b. Từ láy và động từ.
c. Từ đồng nghĩa và tính từ.
d. Từ phức và từ đồng nghĩa.
3. Có mấy quan hệ từ trong câu sau?
Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh ắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ.
a. 2 quan hệ từ
b. 3 quan hệ từ (của và để)
c. 4 quan hệ từ
d. 5 quan hệ từ
4. Câu nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa?
a. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
b. Nắng bắt đầu len tới rừng cây rực rỡ sắc vàng hòa với ánh sáng chói chang trưa hè.
c. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn chắc chiu dòng sữa ngọt sữa ngon của những chùm quả cuối mùa.
d. Cây cối như được tắm gội sạch sẽ, nở nụ cười tươi mới, tràn đầy sức sống của bình minh.
5. Gạch dưới các động từ trong 2 câu dưới đây:
Ông nhíu mắt lắng nghe những loài hoa thỏ thẻ ban chiều. Chúng mời ông bay lên theo bảy sắc cầu vồng: đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
6. Khoanh vào từ ngữ không cùng nhóm với những từ ngữ còn lại trong mỗi dòng sau:
a. ầm ầm, rì rầm, cuồn cuộn, tí tách, rầm rầm, ầm ĩ
b. quan sát, trực quan, tổng quan, tham quan, quan ngại
7. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Chú bọ ngựa con đầu tiên “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh,(1) giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, (2) mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, (3) ngước nhìn từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức hcisng xác và mau lẹ. Chú đứng trên quả chanh,(4) mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa,(5) hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu.
(Vũ Tú Nam)
Nhận định nào sau đây không đúng? Hãy khoanh vào chữ cái trước phương án trả lời em chọn (các phương án a, b, c).
a. Các dấu phẩy (1), (2), (4) và (5) đều dùng để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
b. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách lặp và thay thế từ ngữ.
c. Câu ghép trong đoạn văn trên có 2 vế câu.
d. Tìm trong đoạn văn trên 1 từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu: “Chú bọ ngựa con đầu tiên “nhảy dù” trúng một quả chanh non”. Hãy khoanh vào từ em tìm được trong đoạn văn.
8. Gạch dưới những từ có nghĩa chuyển trong đoạn thơ sau:
“Đứng giữa nhà mà cháy
Mà tỏa sáng xung quanh
Chỉ thương cây đèn ấy
Không sáng nổi chân mình…”
(Trần Đăng Khoa)
9. Gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:
Những đám mây khổng lồ, nặng trĩu hơi nước lừng lững bay đầy trời để lại những cái bóng nặng nề trên ngôi nhà cổ.
PHẦN II (6,25 điểm)
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Lời của hoa
Ông nhíu mắt lắng nghe những loài hoa thỏ thẻ ban chiều. Chúng mời ông bay lên theo bảy sắc cầu vồng: đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm – tím. Hương thơm ngào ngạt nhờ chị gió chia đều cho khắp vườn. Những cánh hoa rung rinh cả trời chiều, đính giọt nắng lung linh từng nhánh lá. Chú dế nào vuốt râu cười khoái trá, góp vào vườn hoa tiếng hát màu nâu.
Em hỏi:
- Sao ông nghe được tiếng của loài hoa?
Ông xoa đầu em và mỉm cười hiền hậu:
- Những bông hoa kia rất giống cháu, khi rét đòi sưởi ấm, lúc nắng to muốn được che râm, buổi hanh khô gọi mang cho nước mát.
Em thèm được nghe lời của hoa nên cứ mở to đôi mắt, chỉ thấy tiếng rì rào của lá, của cây…
Rồi một chiều ông đã lên mây. Cả vườn hoa rầu rầu ủ rũ. Và bất chợt em nghe được lời hoa nhắn nhủ:
- Bạn ơi, tưới nước cho mình!
Em đi trong vườn làm những việc như ông. Hoa kể về công ông vun trồng và khen em đã biết miệt mài chăm sóc. Em cũng nhíu mắt lắng nghe và nhìn lên trời bật khóc: “Ông ơi, cháu đã nghe được những lời nói của hoa!”.
(Hoài Khánh)
Khoanh vào chữ cái trước một (hoặc những) phương án trả lời đúng:
1. Câu chuyện được kể theo lời của ai?
a. Bông hoa
b. Người ông.
c. Người cháu
d. Tác giả
2. Qua lời kể, ông của bạn nhỏ đã nghe được hoa nói điều gì?
a. Hoa mời ông bay theo bảy sắc cầu vồng.
b. Cầu vồng mời ông ngắm vẻ đẹp bảy màu.
c. Hương hoa nhờ chị gió chia cho khắp vườn.
d. Tiếng một chú dế hát trong vườn hoa.
3. Đọc đoạn truyện: “Em hỏi … buổi hanh khô gọi mang cho nước mát.” và cho biết người ông muốn cháu hiểu điều gì qua câu trả lời của mình.
a. Ông tài giỏi nên nghe được tiếng của loài hoa.
b. Nếu yêu quý, coi hoa như người thân sẽ biết hoa cần làm gì để chăm sóc.
c. Nếu biết cách chăm sóc hoa thì hoa sẽ nở rất đẹp.
d. Nếu yêu quý hoa như yêu quý người thân thì sẽ nghe được tiếng của loài hoa.
Qua câu chuyện ngụ ngôn Mèo và Cừu em rút ra bài học gì?
Em hãy tưởng tượng em là một người bạn của Cừu đưa ra lời khuyên giúp Cừu (khoảng 5 câu).
---Hết---
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I
1. Câu tục ngữ nào có lời khuyên gần giống với câu tục ngữ “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”.
a. Học thầy không tày học bạn.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
d. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li.
Lời giải:
Câu tục ngữ nào có lời khuyên gần giống với câu tục ngữ “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” là Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Đáp án B.
2. Xét về mặt từ loại và cấu tạo của từ, các từ “mềm mỏng, mềm dẻo, mềm oặt, mềm lòng” đều là:
a. Từ ghép và tính từ.
b. Từ láy và động từ.
c. Từ đồng nghĩa và tính từ.
d. Từ phức và từ đồng nghĩa.
Lời giải:
Các từ “mềm mỏng, mềm dẻo, mềm oặt, mềm lòng” đều là từ ghép và tính từ.
Đáp án A.
3. Có mấy quan hệ từ trong câu sau?
Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh ắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ.
a. 2 quan hệ từ
b. 3 quan hệ từ
c. 4 quan hệ từ
d. 5 quan hệ từ
Lời giải:
3 quan hệ từ là của, và, để.
Đáp án B.
4. Câu nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa?
a. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
b. Nắng bắt đầu len tới rừng cây rực rỡ sắc vàng hòa với ánh sáng chói chang trưa hè.
c. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn chắc chiu dòng sữa ngọt sữa ngon của những chùm quả cuối mùa.
d. Cây cối như được tắm gội sạch sẽ, nở nụ cười tươi mới, tràn đầy sức sống của bình minh.
Lời giải:
Câu văn sử dụng cả hai biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa là:
- Như một bà mẹ thương con, cây nhãn chắc chiu dòng sữa ngọt sữa ngon của những chùm quả cuối mùa.
- Cây cối như được tắm gội sạch sẽ, nở nụ cười tươi mới, tràn đầy sức sống của bình minh.
Đáp án C, D.
5. Gạch dưới các động từ trong 2 câu dưới đây:
Ông nhíu mắt lắng nghe những loài hoa thỏ thẻ ban chiều. Chúng mời ông bay lên theo bảy sắc cầu vồng: đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
Lời giải:
Ông nhíu mắt lắng nghe những loài hoa thỏ thẻ ban chiều. Chúng mời ông bay lên theo bảy sắc cầu vồng: đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
6. Khoanh vào từ ngữ không cùng nhóm với những từ ngữ còn lại trong mỗi dòng sau:
a. ầm ầm, rì rầm, cuồn cuộn, tí tách, rầm rầm, ầm ĩ
b. quan sát, trực quan, tổng quan, tham quan, quan ngại
Lời giải:
a. cuồn cuộn
b. quan ngại
7. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Chú bọ ngựa con đầu tiên “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh,(1) giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, (2) mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, (3) ngước nhìn từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức hcisng xác và mau lẹ. Chú đứng trên quả chanh,(4) mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa,(5) hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu.
(Vũ Tú Nam)
Nhận định nào sau đây không đúng? Hãy khoanh vào chữ cái trước phương án trả lời em chọn (các phương án a, b, c).
a. Các dấu phẩy (1), (2), (4) và (5) đều dùng để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
b. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách lặp và thay thế từ ngữ.
c. Câu ghép trong đoạn văn trên có 2 vế câu.
d. Tìm trong đoạn văn trên 1 từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu: “Chú bọ ngựa con đầu tiên “nhảy dù” trúng một quả chanh non”. Hãy khoanh vào từ em tìm được trong đoạn văn.
Lời giải:
- Nhận định không đúng là: a. Các dấu phẩy (1), (2), (4) và (5) đều dùng để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
- Từ đồng nghĩa với từ “trúng” là từ “chính xác”.
8. Gạch dưới những từ có nghĩa chuyển trong đoạn thơ sau:
“Đứng giữa nhà mà cháy
Mà tỏa sáng xung quanh
Chỉ thương cây đèn ấy
Không sáng nổi chân mình…”
(Trần Đăng Khoa)
Lời giải:
“Đứng giữa nhà mà cháy
Mà tỏa sáng xung quanh
Chỉ thương cây đèn ấy
Không sáng nổi chân mình…”
9. Gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:
Những đám mây khổng lồ, nặng trĩu hơi nước lừng lững bay đầy trời để lại những cái bóng nặng nề trên ngôi nhà cổ.
Lời giải:
Những đám mây khổng lồ, nặng trĩu hơi nước lừng lững bay đầy trời để lại những cái bóng nặng nề
trên ngôi nhà cổ.
PHẦN II (6,25 điểm)
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Lời của hoa
Ông nhíu mắt lắng nghe những loài hoa thỏ thẻ ban chiều. Chúng mời ông bay lên theo bảy sắc cầu vồng: đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm – tím. Hương thơm ngào ngạt nhờ chị gió chia đều cho khắp vườn. Những cánh hoa rung rinh cả trời chiều, đính giọt nắng lung linh từng nhánh lá. Chú dế nào vuốt râu cười khoái trá, góp vào vườn hoa tiếng hát màu nâu.
Em hỏi:
- Sao ông nghe được tiếng của loài hoa?
Ông xoa đầu em và mỉm cười hiền hậu:
- Những bông hoa kia rất giống cháu, khi rét đòi sưởi ấm, lúc nắng to muốn được che râm, buổi hanh khô gọi mang cho nước mát.
Em thèm được nghe lời của hoa nên cứ mở to đôi mắt, chỉ thấy tiếng rì rào của lá, của cây…
Rồi một chiều ông đã lên mây. Cả vườn hoa rầu rầu ủ rũ. Và bất chợt em nghe được lời hoa nhắn nhủ:
- Bạn ơi, tưới nước cho mình!
Em đi trong vườn làm những việc như ông. Hoa kể về công ông vun trồng và khen em đã biết miệt mài chăm sóc. Em cũng nhíu mắt lắng nghe và nhìn lên trời bật khóc: “Ông ơi, cháu đã nghe được những lời nói của hoa!”.
(Hoài Khánh)
Khoanh vào chữ cái trước một (hoặc những) phương án trả lời đúng:
1. Câu chuyện được kể theo lời của ai?
a. Bông hoa
b. Người ông.
c. Người cháu
d. Tác giả
2. Qua lời kể, ông của bạn nhỏ đã nghe được hoa nói điều gì?
a. Hoa mời ông bay theo bảy sắc cầu vồng.
b. Cầu vồng mời ông ngắm vẻ đẹp bảy màu.
c. Hương hoa nhờ chị gió chia cho khắp vườn.
d. Tiếng một chú dế hát trong vườn hoa.
3. Đọc đoạn truyện: “Em hỏi … buổi hanh khô gọi mang cho nước mát.” và cho biết người ông muốn cháu hiểu điều gì qua câu trả lời của mình.
a. Ông tài giỏi nên nghe được tiếng của loài hoa.
b. Nếu yêu quý, coi hoa như người thân sẽ biết hoa cần làm gì để chăm sóc.
c. Nếu biết cách chăm sóc hoa thì hoa sẽ nở rất đẹp.
d. Nếu yêu quý hoa như yêu quý người thân thì sẽ nghe được tiếng của loài hoa.
Lời giải:
1. Câu chuyện được kể theo lời của người cháu.
Đáp án C.
2. Qua lời kể, ông của bạn nhỏ đã nghe được hoa mời ông theo bảy sắc cầu vồng,
Đáp án A.
3. Người ông muốn cháu hiểu rằng nếu yêu quý, coi hoa như người thân sẽ biết hoa cần làm gì để chăm sóc.
Đáp án B.
Qua câu chuyện ngụ ngôn Mèo và Cừu em rút ra bài học gì?
Lời giải:
Qua câu chuyện này, em học được rằng mỗi loài động vật có cách thể hiện tình cảm khác nhau, và không phải lúc nào chúng ta làm giống người khác cũng được chấp nhận. Cừu muốn được yêu thương như mèo, nhưng lại hành động quá mạnh bạo nên bị bác mu-gích tức giận. Bài học là khi muốn được yêu thương, chúng ta cần phải hiểu cách cư xử đúng đắn và phù hợp.
Em hãy tưởng tượng em là một người bạn của Cừu đưa ra lời khuyên giúp Cừu (khoảng 5 câu).
Lời giải:
Cừu ơi, tớ hiểu là cậu muốn được bác mu-gích yêu thương giống như mèo, nhưng cậu cần phải kiên nhẫn và biết cách cư xử nhé. Cậu không nên làm bác mu-gích ngã, vì như vậy có thể làm bác giận và sẽ không được đối xử tốt đâu. Cậu nên học cách làm sao để tiếp cận bác nhẹ nhàng, không làm phiền bác quá. Đôi khi, yêu thương không phải chỉ là ôm ấp hay quấn quýt, mà là biết tôn trọng không gian của người khác. Cậu cứ từ từ, chắc chắn bác sẽ hiểu và yêu quý cậu hơn!
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022