Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề số 1


Câu 1. Từ được gạch chân trong câu văn sau thuộc từ loại nào? Đất trời như được tắm rửa sạch sẽ sau trận mưa lớn. A. Động từ B. Tính từ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Môn: Tiếng Việt

Đề số 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

Câu 1. Từ được gạch chân trong câu văn sau thuộc từ loại nào?

Đất trời như được tắm rửa sạch sẽ sau trận mưa lớn.

A. Động từ

B. Tính từ

C. Danh từ

D. Đại từ

Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến?

A. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để thầy cô và cha mẹ vui lòng.

B. Tối nay cậu có đi dự sinh nhật của bạn Lan không?

C. Bố tôi đi công tác về làm cho chị em tôi rất vui mừng.

D. Anh đi nhanh lên không thì trễ giờ tàu!

Câu 3. Từ ngữ nào làm thành phần chủ ngữ trong câu văn sau?

Hình ảnh người thầy với ánh mắt trìu mến, nụ cười nhân hậu chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm hồn lũ học trò chúng tôi.

A. Hình ảnh

B. Hình ảnh người thầy

C. Hình ảnh người thầy với ánh mắt trìu mến

D. Hình ảnh người thầy với ánh mắt trìu mến, nụ cười nhân hậu

Câu 4. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng tự trọng?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề

B. Thăng như ruột ngựa

C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức

D. Thất bại là mẹ thành công

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:

Mùa đông tạm biệt đi xa

Chợt mùa xuân đến mượt mà chồi non

Đàn chim vui hót véo von

Từng đôi bướm lượn rập rờn dưới hoa

(Đón xuân, Nguyễn Lãm Thắng)

a. Tìm các tính từ có trong đoạn thơ trên.

b. Chỉ ra những hình ảnh và âm thanh miêu tả cảnh mùa xuân. Hãy cho biết tác dụng của sự kết hợp hình ảnh và âm thanh đó.

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:

     (1) Tôi vừa quét vừa nhón vội những hạt gạo già nắng vừa tách khỏi vỏ trầu do bị miết mạnh dưới bàn cào, bỏ vào miệng nhai. (2) Hạt gạo giòn bùi và thơm mùi nắng, đượm cả vị mặn mời của mồ hôi. (3) Đó là dư vị tuổi thơ mà cho đến tận bây giờ thi thoảng tôi vẫn nhớ đến xao lòng.

(Những cơn dông, Tạ Thị Thanh Hài)

a. Nêu nghĩa của từ "già" trong "già nắng". Đây là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ "già"?

b. Phân tích thành phần câu của câu văn sau và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu gì?

"Hạt gạo giòn bùi và thơm mùi nắng, đượm cả vị mặn mòi của mồ hôi."

c. Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

d. Trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với hạt gạo.

Câu 3 (3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu) giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất trong một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc (được nghe).

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. D

3. D

4. A

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Từ được gạch chân trong câu văn sau thuộc từ loại nào?

Đất trời như được tắm rửa sạch sẽ sau trận mưa lớn.

A. Động từ

B. Tính từ

C. Danh từ

D. Đại từ

Phương pháp giải:

Em nhớ lại khái niệm của các từ loại.

Lời giải chi tiết :

"Sạch sẽ" là tính từ miêu tả đặc điểm của sự vật.

Đáp án B.

Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến?

A. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để thầy cô và cha mẹ vui lòng.

B. Tối nay cậu có đi dự sinh nhật của bạn Lan không?

C. Bố tôi đi công tác về làm cho chị em tôi rất vui mừng.

D. Anh đi nhanh lên không thì trễ giờ tàu!

Phương pháp giải:

Em dựa vào các từ ngữ cầu khiến và dấu chấm than cuối câu để xác định câu khiến.

Lời giải chi tiết :

Câu A là câu kể, câu B là câu hỏi, câu C là câu kể, câu D là câu khiến.

Dấu hiệu nhận diện: Từ có ý giục giá "nhanh lên" và dấu chấm than cuối câu.

Đáp án D.

Câu 3. Từ ngữ nào làm thành phần chủ ngữ trong câu văn sau?

Hình ảnh người thầy với ánh mắt trìu mến, nụ cười nhân hậu chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm hồn lũ học trò chúng tôi.

A. Hình ảnh

B. Hình ảnh người thầy

C. Hình ảnh người thầy với ánh mắt trìu mến

D. Hình ảnh người thầy với ánh mắt trìu mến, nụ cười nhân hậu

Phương pháp giải:

Em đặt câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ.

Lời giải chi tiết :

Chủ ngữ: Hình ảnh người thấy với ánh mắt trìu mền, nụ cười nhân hậu".

Cách xác định: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: "Cái gì chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm hồn lũ học trò chúng tôi?".

Đáp án D.

Câu 4. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng tự trọng?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề

B. Thăng như ruột ngựa

C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức

D. Thất bại là mẹ thành công

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ.

Lời giải chi tiết :

Câu A: Nói về lòng tự trọng, giữ gìn phẩm chất trong sạch.

Câu B: Nói về sự trung thực, thẳng thắn.

Câu C: Nói về tinh thần vượt khó.

Câu D: Nói về tinh thần kiên trì, vượt khó.

Đáp án A.

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:

Mùa đông tạm biệt đi xa

Chợt mùa xuân đến mượt mà chồi non

Đàn chim vui hót véo von

Từng đôi bướm lượn rập rờn dưới hoa

(Đón xuân, Nguyễn Lãm Thắng)

a. Tìm các tính từ có trong đoạn thơ trên.

b. Chỉ ra những hình ảnh và âm thanh miêu tả cảnh mùa xuân. Hãy cho biết tác dụng của sự kết hợp hình ảnh và âm thanh đó.

Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ đoạn thơ và ghi lại những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động.

b. Em đọc lại đoạn thơ và chỉ ra những hình ảnh, âm thanh có từ ngữ miêu tả cảnh mùa xuân. Em trả lời câu hỏi: Sự kết hợp hình ảnh và âm thanh đó làm nổi bật điều gì và thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

Lời giải chi tiết:

a. Các tính từ có trong đoạn thơ: xa, mượt mà, non, vui, véo von, rập rờn

b.

- Hình ảnh: sự mượt mà của chồi non, những đôi bướm bay lượn rập rờn dưới những đóa hoa.

- Âm thanh: tiếng hót véo von của đàn chim như một bản nhạc vui tươi của mùa xuân.

- Việc kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh như vậy có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân trong lòng người đọc: đầy sức sống, non trẻ, tươi vui. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:

     (1) Tôi vừa quét vừa nhón vội những hạt gạo già nắng vừa tách khỏi vỏ trầu do bị miết mạnh dưới bàn cào, bỏ vào miệng nhai. (2) Hạt gạo giòn bùi và thơm mùi nắng, đượm cả vị mặn mời của mồ hôi. (3) Đó là dư vị tuổi thơ mà cho đến tận bây giờ thi thoảng tôi vẫn nhớ đến xao lòng.

(Những cơn dông, Tạ Thị Thanh Hài)

a. Nêu nghĩa của từ "già" trong "già nắng". Đây là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ "già"?

b. Phân tích thành phần câu của câu văn sau và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu gì?

"Hạt gạo giòn bùi và thơm mùi nắng, đượm cả vị mặn mòi của mồ hôi."

c. Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

d. Trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với hạt gạo.

Phương pháp giải:

a. Em đọc lại câu văn có cụm từ “già nắng” và giải nghĩa từ “già”. Từ đó phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “già” trong trường hợp này.

b. Em xác định các thành phần câu và cho biết đây là câu đơn hay câu ghép.

c. Em nhớ lại các phép liên kết và tìm các từ ngữ thể hiện phép lặp đó.

d. Em đọc lại đoạn văn và nêu cảm nhận về tình cảm của tác giả với hạt gạo.

Lời giải chi tiết:

a. Từ "già" trong "già nắng" có nghĩa là được phơi nhiều nắng. Đây là từ được dùng theo nghĩa chuyển.

b. Hạt gạo // giòn bùi và thơm mùi nắng, đượm cả vị mặn mòi của mô hôi.

      CN                           VN

Đây là câu đơn.

c. Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép lặp (lặp từ ngữ: hạt gạo), phép thế (từ ngữ: "đó" ở câu (3) thay thế cho các từ vị bùi, thơm mùi nắng, đượm cả vị mặn mòi của mồ hôi đã nói đến ở câu (2)).

d. Tác giả có tình cảm nhớ thương sâu đậm với hạt gạo, coi nó như biểu tượng của tuổi thơ và công sức của con người vất vả lao động. Hạt gạo gợi lên trong tác giả những kí ức ngọt ngào và xúc động.

Câu 3 (3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu) giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất trong một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc (được nghe).

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đề bài và xác định bố cục, nội dung và hình thức.

- Cấu trúc và nội dung:

+ Mở đoạn giới thiệu nhân vật trong câu chuyện cổ tích

+ Thân đoạn đưa ra những lí do giải thích vì sao em ấn tượng với nhân vật đó.

+ Kết đoạn khẳng định lại tình cảm yêu thích của mình đối với nhân vật.

- Hình thức, dung lượng, diễn đạt:

+ Đảm bảo hình thức của một đoạn văn.

+ Dung lượng khoảng 8 - 10 câu.

+ Không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

- Sáng tạo: Có câu văn hay, thể hiện ý tưởng sáng tạo, cái nhìn riêng của người viết.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo:

            Từ thuở nhỏ, em đã được nghe nhiều câu chuyện cổ tích do bà ngoại kể. Nhưng em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh bởi vì có nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh. Chàng Thạch Sanh phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn do sớm m côi cha mẹ. Mặc dù vậy, chàng vẫn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, không tham lam, chăm chỉ, chịu khó. Thấy người gặp nguy hiểm, chàng liền lập tức ra tay cứu giúp không chút chần chừ. Đặc biệt, dù trải qua bao nhiêu biến cố, bao lần bị hãm hại, Thạch Sanh vẫn luôn là chính mình, không hề bị tha hoá, độc ác. Cách mà Thạch Sanh tha thứ cho mẹ con Lí Thông chính là cách chàng khẳng định những phẩm chất của một người anh hùng có tấm lòng bao dung, lương thiện. Có thể nói, Thạch Sanh chính là tượng đài người anh hùng vĩ đại nhất trong lòng em. Cho đến ngày nay, Thạch Sanh vẫn luôn là tấm gương để em học tập và noi theo.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí