Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Phúc Yên- V..

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Phúc Yên năm 2025

Tải về

Câu 1. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây là kết từ? A. Bé và cơm rất nhanh. B. Cuốn truyện đó rất hay. C. Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. D. Quyển sách để cao quá, chị với không tới.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

HS DỰ TUYỂN VÀO LỚP 6 THCS PHÚC YÊN

NĂM HỌC 2025 - 2026

MÔN: TIẾNG VIỆT (10 điểm)

Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Viết vào tờ giấy thi chỉ một chữ cái in hoa trước phương án đúng.

Câu 1. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây là kết từ?

A. Bé cơm rất nhanh.

B. Cuốn truyện đó rất hay.

C. Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở.

D. Quyển sách để cao quá, chị với không tới.

Câu 2. Các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

“Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã để chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không?”

A. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ

B. Lặp từ ngữ

C. Thay thế từ ngữ

D. Dùng từ ngữ nối

Câu 3. Từ họ trong câu: “Buổi tối, đoàn leo núi nghỉ ở lán gỗ của người dân địa phương, họ sẽ chuẩn bị cho đoàn bữa tối đậm chất vùng cao: thịt lợn cắp nách, gà bản, cá suối, rau rừng, ....” là:

A. đại từ xưng hô

B. đại từ nghi vấn

C. đại từ thay thế

D. danh từ

Câu 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “ngập ngừng” trong câu “Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn chưa tỉnh giấc”

A. do dự

B. quả quyết

C. dừng lại

D. mau lẹ

Câu 5. Hai từ “chạm” trong hai câu sau có mối quan hệ thế nào?

Cậu chạm vào tay tớ rồi đó.

Những hình ảnh đó đã chạm đến nỗi nhớ quê hương.

A. trái nghĩa

B. đa nghĩa

C. đồng âm

D. đồng nghĩa

Câu 6. Trong câu: Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp, các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ. Từ ngữ nào đặt trong dấu ngoặc kép?

A. cái tên rái cá

B. rất ngộ

C. rái cá

D. giỏi nhất lớp

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)                                                                                                            

Câu 7. Xếp các từ in đậm có trong đoạn văn sau vào các nhóm: danh từ, động từ, tính từ, kết từ

Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

Câu 8. Em hãy chỉ ra lỗi sai và sửa lại những câu sau cho đúng.

a) Đi qua vườn trường, thấy có nhiều hoa nở.

b) Bạn Hoa, học sinh giỏi lớp tôi.

Câu 9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Những bông lúa trĩu bông cùng hương thơm của lúa mới thoang thoảng trong không gian mang đến cảm giác xuyến xang, thân thuộc đến lạ.

b) Mùa xuân đến mang theo hơi thở mới, đất trời và cảnh vật đều được khoác trên mình những chiếc áo đầy màu sắc rực rỡ.

Câu 10. Trong bài “Dừa ơi” nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương.

Em hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì về người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 11. Cho khổ thơ.

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trương Nam Hương – Trong lời mẹ hát)

Với cảm xúc được gợi ra từ khổ thơ trên, em hãy viết đoạn văn tả lại những thay đổi.

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây là kết từ?

A. Bé cơm rất nhanh.

B. Cuốn truyện đó rất hay.

C. Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở.

D. Quyển sách để cao quá, chị với không tới.

Phương pháp:

Em nhớ lại về kết từ.

Lời giải chi tiết:

Từ in đậm “như” trong câu C là kết từ.

Đáp án C.

Câu 2. Các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

“Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã để chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không?”

A. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ

B. Lặp từ ngữ

C. Thay thế từ ngữ

D. Dùng từ ngữ nối

Phương pháp giải:

Em nhớ lại dấu hiệu của các cách liên kết câu.

Lời giải chi tiết:

Câu (1) liên kết với câu (2) bằng từ ngữ nối “nhưng” và thay thế từ ngữ “Chôm” bằng “chú bé” ở câu (2).

Câu (2) liên kết với câu (3) bằng thay thế từ ngữ “nhà vua” bằng “ngài” ở câu (3).

Đáp án A.

Câu 3. Từ họ trong câu: “Buổi tối, đoàn leo núi nghỉ ở lán gỗ của người dân địa phương, họ sẽ chuẩn bị cho đoàn bữa tối đậm chất vùng cao: thịt lợn cắp nách, gà bản, cá suối, rau rừng, ....” là:

A. đại từ xưng hô

B. đại từ nghi vấn

C. đại từ thay thế

D. danh từ

Phương pháp giải:

Em xác định từ loại của từ đã cho.

Lời giải chi tiết:

Từ “họ” là đại từ thay thế cho “đoàn leo núi”.

Đáp án C.

Câu 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “ngập ngừng” trong câu “Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn chưa tỉnh giấc”

A. do dự

B. quả quyết

C. dừng lại

D. mau lẹ

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “ngập ngừng” trong câu và tìm từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ có thể thay thế cho từ “ngập ngừng” là “do dự” vì hai từ đều mang nghĩa là e ngại, chưa quyết định dứt khoát được.

Đáp án A.

Câu 5. Hai từ “chạm” trong hai câu sau có mối quan hệ thế nào?

Cậu chạm vào tay tớ rồi đó.

Những hình ảnh đó đã chạm đến nỗi nhớ quê hương.

A. trái nghĩa

B. đa nghĩa

C. đồng âm

D. đồng nghĩa

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa hai từ “chạm” trong từng câu để xác định mối quan hệ giữa chúng.

Lời giải chi tiết:

Từ "chạm" ở câu thứ nhất mang nghĩa gốc, chỉ hành động chạm nhẹ giữa hai vật thể hoặc hai phần cơ thể.

Từ "chạm" ở câu thứ hai mang nghĩa chuyển, chỉ sự tác động, gợi lên cảm xúc, làm lay động tâm hồn.

Vây hai từ “chạm” có mối quan hệ đa nghĩa.

Đáp án B.

Câu 6. Trong câu: Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp, các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ. Từ ngữ nào đặt trong dấu ngoặc kép?

A. cái tên rái cá

B. rất ngộ

C. rái cá

D. giỏi nhất lớp

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các tác dụng của dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp, các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên “rái cá” nghe rất ngộ.

Dấu ngoặc kép trong câu trên được dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng vơi sý nghĩa đặc biệt.

Đáp án C.

Câu 7. Xếp các từ in đậm có trong đoạn văn sau vào các nhóm: danh từ, động từ, tính từ, kết từ

Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

Phương pháp:

Em xác định từ loại của từng từ in đậm.

Lời giải chi tiết:

Danh từ: gió, đất đỏ, cụm, bờ suối

Động từ: nối nhau, nổi lên, trải, quây quần

Tính từ: vàng óng, nhẹ, tít tắp, thấp thoáng, dài

Kết từ: như, hoặc

Câu 8. Em hãy chỉ ra lỗi sai và sửa lại những câu sau cho đúng.

a) Đi qua vườn trường, thấy có nhiều hoa nở.

b) Bạn Hoa, học sinh giỏi lớp tôi.

Phương pháp:

Em xem câu đã đủ hai thành phần chính chưa, dấu câu đã phù hợp chưa.

Lời giải chi tiết:

a) Sai: Thiếu chủ ngữ

Sửa: Đi qua vườn trường, em thấy có nhiều hoa nở.

b) Sai: Thiếu vị ngữ

Sửa: Bạn Hoa là học sinh giỏi lớp tôi

Câu 9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Những bông lúa trĩu bông cùng hương thơm của lúa mới thoang thoảng trong không gian mang đến cảm giác xuyến xang, thân thuộc đến lạ.

b) Mùa xuân đến mang theo hơi thở mới, đất trời và cảnh vật đều được khoác trên mình những chiếc áo đầy màu sắc rực rỡ.

Phương pháp:

Em nhớ lại đặc điểm của chủ ngữ, vị ngữ.

Lời giải chi tiết:

a) Những bông lúa trĩu bông cùng hương thơm của lúa mới thoang thoảng trong không gian (CN) / mang đến cảm giác xuyến xang, thân thuộc đến lạ (VN).

b) Mùa xuân đến (CN1) / mang theo hơi thở mới (VN1), đất trời và cảnh vật (CN2) / đều được khoác trên mình những chiếc áo đầy màu sắc rực rỡ (VN2).

Câu 10. Trong bài “Dừa ơi” nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương.

Em hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì về người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phương pháp:

Em dựa vào những tính từ, động từ tác giả dùng để miêu tả cây dừa để nói lên những phẩm chất, tình cảm của người dân miền Nam.

Lời giải chi tiết:

- Phẩm chất kiên cường, anh dũng hiên ngang....

- Phẩm chất trong sáng, thuỷ chung,....

- Tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.

Câu 11. Cho khổ thơ.

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trương Nam Hương – Trong lời mẹ hát)

Với cảm xúc được gợi ra từ khổ thơ trên, em hãy viết đoạn văn tả lại những thay đổi.

Phương pháp:

Em xác định nội dung và hình thức của đoạn văn:

- Hình thức: đúng cấu trức đoạn văn.

- Nội dung bao gồm các ý sau:

+ Sự thay đổi về ngoại hình: Từ ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp trở thành người phụ nữ với bao nếp nhăn trên gương mặt, mái tóc bạc, đôi bàn tay thô ráp,... Đó là sự hi sinh thầm lặng, nhường những điều tốt đẹp nhất cho con, mong con khôn lớn, trưởng thành.

+ Sự hi sinh của mẹ để bồi đắp tương lai cho những đứa con...

+ Lời hứa

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Đọc đoạn thơ “Trong lời mẹ hát”, nhà thơ Trương Nam Hương đã khiến em nhận ra những sự thay đổi của mẹ - người luôn đồng hành bên em. Thời gian dần trôi, mái tóc mẹ từ đen nhánh, óng ả, giờ đã điểm những sợi bạc trắng, khiến lòng em xúc động. Lưng mẹ cũng đã hơi còng xuống, không còn thẳng tắp như xưa. Mẹ đã gánh bao nhiêu gánh nặng cuộc đời, gánh cả ước mơ và tương lai của em trên đôi vai gầy ấy.  Những thay đổi ấy làm em hiểu rằng, đó là sự hy sinh lớn lao của mẹ để em khôn lớn nên người. Em sẽ luôn ghi nhớ và yêu thương mẹ thật nhiều.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí