Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2020>
Câu sau đây có một số từ và cụm từ chưa được viết hoa đúng cách. Hãy viết lại cho đúng: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.
Đề thi
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2020
Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1 điểm) Câu sau đây có một số từ và cụm từ chưa được viết hoa đúng cách. Hãy viết lại cho đúng:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.
Các từ, cụm từ được viết hoa lại cho đúng là:
(1) …………………………………………………………………………
(2) …………………………………………………………………………
(3) …………………………………………………………………………
(4) …………………………………………………………………………
Câu 2 (1 điểm) Đọc các câu sau và viết câu trả lời:
(1) Chiếc áo mẹ mặc nhiều năm nay đã bay màu.
(2) Từng đàn chim nối đuôi nhau bay về phương Nam tránh rét.
(3) Sống chết mặc bay, đừng nói với ông nữa!
(4) Bác thợ nề khéo léo dùng bay trát lại những vết nứt trên tường.
a. Từ “bay” trong câu số (…………) là danh từ.
b. Từ “bay” trong câu số (1) có nghĩa là …………………………………………
c. Từ “bay” trong câu số (3) có nghĩa là …………………………………………
d. Từ “bay” trong câu số (2) và từ “bay” trong câu số (3) là hai từ có quan hệ.................................
Câu 3 – 5. Cho đoạn văn sau:
Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
Tôi chầm chậm gỡ chiếc cổng rong bước vào. Cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Hoa nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.
Hoa nhài đã trắng xóa ở bên vại nước. Hoa gọi người bằng hương, bằng sắc. Những bông hoa nhài xinh xinh, trắng một màu tinh khôi, hương ngào ngạt, sực nức.
Dọc bụi tre, những lá già cuốn theo gió đông nam thổi về, trút một lượt dưới gốc. Tiếng tre kẽo kẹt là một thứ tiếng vườn. Không bao giờ tôi quên được.
(Theo Ngô Văn Phú)
Câu 3 (0.5 điểm) Sắp xếp các từ in đậm trong đoạn văn trên vào hai nhóm từ sau:
Từ ghép |
Từ láy |
……………………………………… ……………………………………… |
……………………………………… ……………………………………… |
Câu 4 (0.5 điểm) Trong đoạn văn trên, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Trong đoạn văn trên, câu văn nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh là:
- Trong đoạn văn trên, câu văn nói về hoa có sử dụng biện pháp nhân hóa là:
Câu 5 (1 điểm)
a) Từ “lá” trong cụm từ “những chiếc lá già cuốn theo gió đông nam thổi về” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “lá” trong cụm từ này.
Từ “lá” trong cụm từ “những chiếc lá già cuốn theo gió đông nam thổi về” được dùng với
Nghĩa của từ “lá” trong cụm từ này là
b) Đặt câu có từ “lá” được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 6 (0.5 điểm) Điền một dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mỗi câu sau:
a. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm mùi hương nồng ấm của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông.
b. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật muôn loài bừng giấc say.
Câu 7 – 9. Cho đoạn văn sau:
(1) Cha yêu quý! (2) Thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng. (3) Vết thương không nặng lắm. (4) Đại thể là nó đang lên da non. (5) Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác! (6) Con van cha đấy! (7) Con luôn nhớ đến cha, đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. (8) Nhưng tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời.
(Theo Pau-tốp-xki)
Câu 7 (0.5 điểm) Xác định các đại từ xưng hô được dùng trong đoạn văn trên.
(Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án đúng)
A. cha, con
B. cha, con, cha con ta, chúng ta
C. cha, con, nó, cha con ta, chúng ta
D. cha, con, nó, cha con ta, chúng ta, đó, đâu
Câu 8 (1 điểm) Chỉ ra các quan hệ từ có trong đoạn văn trên. Trong các quan hệ từ đó, quan hệ từ nào dùng để liên kết câu?
- Các quan hệ từ có trong đoạn văn trên là:
- Quan hệ từ dùng để liên kết câu trong đoạn văn trên là:
Câu 9 (1 điểm) Xếp các câu trong đoạn văn trên vào bảng phân loại câu theo mục đích nói. (Ghi số thứ tự của câu vào bảng)
Câu kể |
Câu cảm |
Câu khiến |
|
|
|
Câu 10 (3 điểm)
Trong những ngày gần đây, trên báo chí lan truyền bức ảnh em bé năm tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh một mình đi cách li, điều trị COVID-19 (ảnh dưới). Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy xúc động trong hành trình em bé rời xa gia đình đến ở khu cách li.
Hãy tưởng tượng và kể về hành trình trên của em bé.
---Hết---
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (1 điểm)
Các từ, cụm từ được viết hoa lại cho đúng là:
(1) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
(2) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
(3) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Câu 2 (1 điểm)
a. Từ “bay” trong câu số (2) là danh từ.
b. Từ “bay” trong câu số (1) có nghĩa là phai mất đi, không còn giữ nguyên màu sắc như ban đầu
c. Từ “bay” trong câu số (3) có nghĩa là di chuyển ở trên không
d. Từ “bay” trong câu số (2) và từ “bay” trong câu số (3) là hai từ có quan hệ gần nghĩa.
Câu 3 – 5. Cho đoạn văn sau:
Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
Tôi chầm chậm gỡ chiếc cổng rong bước vào. Cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Hoa nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.
Hoa nhài đã trắng xóa ở bên vại nước. Hoa gọi người bằng hương, bằng sắc. Những bông hoa nhài xinh xinh, trắng một màu tinh khôi, hương ngào ngạt, sực nức.
Dọc bụi tre, những lá già cuốn theo gió đông nam thổi về, trút một lượt dưới gốc. Tiếng tre kẽo kẹt là một thứ tiếng vườn. Không bao giờ tôi quên được.
(Theo Ngô Văn Phú)
Câu 3 (0.5 điểm) Sắp xếp các từ in đậm trong đoạn văn trên vào hai nhóm từ sau:
Từ ghép |
Từ láy |
trắng xóa, tinh khôi |
chầm chậm, tua tủa, xinh xinh, ngào ngạt, kẽo kẹt, sực nức |
Câu 4 (0.5 điểm) Trong đoạn văn trên, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Trong đoạn văn trên, câu văn nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh là:
Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân.
- Trong đoạn văn trên, câu văn nói về hoa có sử dụng biện pháp nhân hóa là:
Hoa gọi người bằng hương, bằng sắc.
Câu 5 (1 điểm)
c) Từ "lá" trong cụm từ "những chiếc lá già cuốn theo gió đông nam thổi về" được dùng với nghĩa gốc
Nghĩa của từ "lá" trong cụm từ này là bộ phận của cây, mọc ra ở cành hoặc thân.
d) Đặt câu có từ "lá" được dùng với nghĩa chuyên.
- Trên đỉnh núi là lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
- Rừng A-ma-dôn được coi là "lá phồi xanh" của trái đất.
Câu 6 (0.5 điểm)
a. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông.
b. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng, nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật muôn loài bừng giấc say.
Câu 7 – 9. Cho đoạn văn sau:
(1) Cha yêu quý! (2) Thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng. (3) Vết thương không nặng lắm. (4) Đại thể là nó đang lên da non. (5) Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác! (6) Con van cha đấy! (7) Con luôn nhớ đến cha, đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. (8) Nhưng tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời.
(Theo Pau-tốp-xki)
Câu 7 (0.5 điểm)
C. cha, con, nó, cha con ta, chúng ta
Câu 8 (1 điểm)
- Các quan hệ từ có trong đoạn văn trên là: Thế là, Đại thể là, và, của, Nhưng, như.
- Quan hệ từ dùng để liên kết câu trong đoạn văn trên là: Thế là, Đại thể là, Nhưng.
Câu 9 (1 điểm)
Câu kể |
Câu cảm |
Câu khiến |
(2), (3), (4), (8) |
(1), (7) |
(5), (6) |
Câu 10 (3 điểm)
Trong những ngày gần đây, trên báo chí lan truyền bức ảnh em bé năm tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh một mình đi cách li, điều trị COVID-19 (ảnh dưới). Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy xúc động trong hành trình em bé rời xa gia đình đến ở khu cách li.
Hãy tưởng tượng và kể về hành trình trên của em bé.
Gợi ý
Bài viết cần đảm bảo được các ý sau:
- Giới thiệu về hoàn cảnh phải đi cách li.
- Em cần chuẩn bị những đồ đạc gì?
- Tâm trạng trên đường đi, khi đến nơi cách li thế nào?
- Trong những ngày ở khu cách li em có cảm xúc, hành động gì?
- Mọi người quan tâm, chăm sóc em ra sao?
- Suy nghĩ, cảm xúc của em.
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2018
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2019
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2020
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2020
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024