Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lập Thạch

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lập Thạch năm 2025

Tải về

Câu 1: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả? A. Táng thành, buồn rầu, bàn luận. B. Tán thành, nắng nót, cây bàng. C. Tán thành, buồng rầu, bàn luận D. Tán thành, nắn nót, buồn rầu.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH

ĐỀ CHÍNH THỨC

BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS LẬP THẠCH

NĂM HỌC 2025-2026

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian làm bài: 35 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả?

A. Táng thành, buồn rầu, bàn luận.

B. Tán thành, nắng nót, cây bàng.

C. Tán thành, buồng rầu, bàn luận

D. Tán thành, nắn nót, buồn rầu.

Câu 2: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.

B. Mỗi bữa, nó chỉ ăn một bát cơm.

C. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.         

D. Bé ăn cơm rất ngon.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…) cho câu sau:

“Bài thơ có sức … mạnh mẽ.”

A. truyền tụng.

B. truyền cảm.

C. truyền thụ. 

D. truyền khẩu.

Câu 4: Công dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa  xuân của Hà Nội thân yêu.” là gì?

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

D. Đánh dấu các ý liệt kê.

Câu 5: Hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong các câu sau:

“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu. Người chị Nhà trò bự những phấn như mới lột.”

A. ông tay.

B. ông ấy.

C. em ấy.

D. chị ta.

Câu 6: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?

A. Tất cả những gì do con người tạo ra.

B. Tất cả những gì không do con người tạo ra.

C. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.

D. Tất cả nhà cửa, cây cối, rừng núi, biển trời, muông thú.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7 (1 điểm): Tìm một từ trái nghĩa với từ “trung thực” và đặt câu với từ đó.

Câu 8 (1 điểm): Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các thành ngữ sau:

- Đi ngược về xuôi.

- Nhìn xa trông rộng.

- Nước chảy bèo trôi.

Danh từ: .............................................................................................................................................

Động từ: .............................................................................................................................................

Tính từ: .............................................................................................................................................

Câu 9 (2 điểm): Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của mỗi câu sau:

a) Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

b) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

Câu 10 (1 điểm): Trong bài thơ “Hà Nội”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

“Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao.”

            Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa có trong đoạn  thơ trên.

Câu 11 (2 điểm): Trong bài thơ “Ngày của cha” của tác giả Phan Thanh Tùng  có câu:

“Bao nhiêu ngày khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan.”

            Dựa vào nội dung câu thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu đến 12 câu) miêu tả người cha yêu quý của mình.

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả?

A. Táng thành, buồn rầu, bàn luận.

B. Tán thành, nắng nót, cây bàng.

C. Tán thành, buồng rầu, bàn luận

D. Tán thành, nắn nót, buồn rầu.

Phương pháp giải:

Em loại trừ các đáp án sai chính tả.

Lời giải chi tiết:

Câu A từ “táng thành” sai chính tả.

Câu B từ “nắng nót” sai chính tả.

Câu C từ “buồng rầu” sai chính tả.

Dòng viết đúng chính tả là “Tán thành, nắn nót, buồn rầu”.

Đáp án D.

Câu 2: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.

B. Mỗi bữa, nó chỉ ăn một bát cơm.

C. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.         

D. Bé ăn cơm rất ngon.

Phương pháp giải:

Em xác định nghĩa của từ “ăn” trong từng trường hợp.

Lời giải chi tiết:

Từ “ăn” trong câu C được dùng với nghĩa chuyển, "ăn lương" mang nghĩa nhận tiền công.

Câu A, B, D đều dùng "ăn" với nghĩa gốc.

Đáp án C.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…) cho câu sau:

“Bài thơ có sức … mạnh mẽ.”

A. truyền tụng.

B. truyền cảm.

C. truyền thụ. 

D. truyền khẩu.

Phương pháp giải:

Em điền từng từ vào chỗ chấm và chọn câu rõ nghĩa, phù hợp ngữ cảnh.

Lời giải chi tiết:

Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là “truyền cảm”.

"Truyền cảm" có nghĩa là truyền đi cảm xúc, gây ấn tượng mạnh mẽ, phù hợp với ngữ cảnh của câu.

Đáp án B.

Câu 4: Công dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa  xuân của Hà Nội thân yêu.” là gì?

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

D. Đánh dấu các ý liệt kê.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các tác dụng của dấu gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

Dấu gạch ngang ở đây dùng để bổ sung, giải thích rõ hơn cho cụm từ "mùa xuân ơi" chính là "mùa xuân của Hà Nội thân yêu"

Đáp án C.

Câu 5: Hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong các câu sau:

“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu. Người chị Nhà trò bự những phấn như mới lột.”

A. ông tay.

B. ông ấy.

C. em ấy.

D. chị ta.

Phương pháp giải:

Em chọn từ vào bộ phận in đậm sao cho câu giữ nguyên nghĩa ban đầu.

Lời giải chi tiết:

"Chị ta" là đại từ phù hợp để thay thế cho "chị Nhà Trò" mà vẫn giữ được sự liên kết trong câu.

Đáp án D.

Câu 6: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?

A. Tất cả những gì do con người tạo ra.

B. Tất cả những gì không do con người tạo ra.

C. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.

D. Tất cả nhà cửa, cây cối, rừng núi, biển trời, muông thú.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để giải nghĩa từ “thiên nhiên”.

Lời giải chi tiết:

Từ “thiên nhiên” nghĩa là tất cả nhà cửa, cây cối, rừng núi, biển trời, muông thú.

Đáp án D.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7 (1 điểm): Tìm một từ trái nghĩa với từ “trung thực” và đặt câu với từ đó.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “trung thực” để tìm từ trái nghĩa với nó rồi đặt câu.

Lời giải chi tiết:

- Từ trái nghĩa với "trung thực": gian dối, lừa dối, dối trá,…

- Đặt câu:

Kẻ gian dối sẽ không bao giờ được tin tưởng.

Câu 8 (1 điểm): Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các thành ngữ sau:

- Đi ngược về xuôi.

- Nhìn xa trông rộng.

- Nước chảy bèo trôi.

Danh từ: .............................................................................................................................................

Động từ: .............................................................................................................................................

Tính từ: .............................................................................................................................................

Phương pháp giải:

Em dựa vào nghĩa của từng từ để xác định từ loại.

Lời giải chi tiết:

Danh từ: nước, bèo.

Động từ: đi, về, nhìn, trông, chảy, trôi.

Tính từ: ngược, xuôi, xa, rộng.

Câu 9 (2 điểm): Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của mỗi câu sau:

a) Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

b) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

Phương pháp giải:

Em đặt câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.

Lời giải chi tiết:

a) Cối xay tre (CN) // nặng nề quay (VN1), từ nghìn đời nay (TN), xay nắm thóc (VN2).

b) Thoắt cái (TN), trắng long lanh (VN) // một cơn mưa tuyết (CN) /trên những cành đào, lê, mận (TN).

Câu 10 (1 điểm): Trong bài thơ “Hà Nội”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

“Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao.”

            Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa có trong đoạn  thơ trên.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung của câu thơ để xác định tác dụng của biện pháp nhân hoá.

Lời giải chi tiết:

Ngọn tháp Bút được nhân hóa qua từ " viết thơ ".

Biện pháp nhân hoá trong đoạn thơ có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của các địa danh ở Hà Nội, làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình,  gợi cảm . 

Câu 11 (2 điểm): Trong bài thơ “Ngày của cha” của tác giả Phan Thanh Tùng  có câu:

“Bao nhiêu ngày khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan.”

            Dựa vào nội dung câu thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu đến 12 câu) miêu tả người cha yêu quý của mình.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đề bài và xác định bố cục, nội dung và hình thức.

- Nội dung:

+ Mở đoạn: Giới thiệu chung về người cha và cảm nhận của bản thân khi đọc câu thơ.

+ Thân đoạn:

  • Miêu tả hình ảnh người cha (ngoại hình, tính cách, công việc).
  • Nhấn mạnh sự vất vả, hy sinh của cha, liên hệ với hình ảnh “chuyến đò gian nan” trong câu thơ.
  • Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của bản thân đối với cha.

+ Kết đoạn: Khẳng định vai trò của cha trong cuộc đời và tình cảm của bản thân.

- Hình thức: đảm bảo hình thức của một đoạn văn, bố cục rõ ràng.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Đọc câu thơ “Bao nhiêu ngày khổ nhọc cam go / Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan” của Phan Thanh Tùng, em không khỏi xúc động khi nghĩ về người cha yêu quý của mình. Cha em là một người đàn ông giản dị, dáng người cao gầy, đôi tay chai sần vì làm việc vất vả. Hằng ngày, cha dậy sớm, lặng lẽ làm việc để lo cho cả gia đình, chẳng bao giờ than vãn. Công việc của cha không nhẹ nhàng, từ những ngày nắng cháy trên đồng ruộng đến những đêm dài sửa máy móc, tất cả đều như “chuyến đò gian nan” chở đầy trách nhiệm. Cha luôn dạy em rằng cuộc sống cần sự kiên nhẫn và nỗ lực không ngừng. Dù mệt mỏi, cha vẫn dành cho em nụ cười ấm áp và những lời động viên chân thành. Nhìn những nếp nhăn trên trán cha, em hiểu được sự hy sinh thầm lặng của người. Cha không chỉ là người chèo lái gia đình qua khó khăn mà còn là chỗ dựa vững chắc cho tôi. Em luôn biết ơn và tự hào về gười cha giản dị nhưng đầy yêu thương. Trong lòng em, cha mãi là người hùng, là ngọn lửa sưởi ấm cả gia đình. Em hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để không phụ lòng cha.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí