Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ..

Phân tích văn bản Dương phụ hành


I. Mở bài -Giới thiệu sơ lược các thông tin về tác giả, tác phẩm. -Tác giả Cao Bá Quát và tác phẩm Dương Phụ hành

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

-Giới thiệu sơ lược các thông tin về tác giả, tác phẩm.

-Tác giả Cao Bá Quát và tác phẩm Dương Phụ hành

II. Thân bài

1. Tác giả

- Là một trong các nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XIX.

- Nhân cách: cứng rắn, ngang tàn.

- Phong cách nghệ thuật: phong phú trong nội dung, cảm hứng sáng tác.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Indonesia.

- Nội dung: nói về người đàn bà Phương Tây đã gợi cho tác giả suy nghĩ về hạnh phúc và nỗi sầu chia li.

3. Tổng kết giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang tới

III. Kết bài

-Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Bài tham khảo Mẫu 1

Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn, một tên tuổi sáng chói của văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng bởi nhân cách cứng cỏi, ngang tàng và văn tài sắc sảo, mới mẻ. Thơ ông có thể ví là cây đàn điệu hết sức phong phú về nội dung cảm hứng. Đó là những tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, là sự đồng cảm sâu sắc với bao người khổ đau, bất hạnh, là niềm tự hào về quá khứ lịch sử của dân tộc và thái độ phê phán mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến đương thời. Đặc biệt, khác với nhiều cây bút cùng thời, qua sáng tác của mình, Cao Bá Quát bộc lộ một trí tuệ sáng suốt, nhạy cảm tiếp nhận những hương vị, màu sắc xa lạ với quan niệm truyền thống và một tâm hồn phóng khoáng biết hướng tới cái đẹp đích thực không bị bó buộc, đóng khung bởi những khuôn khổ của tình cảm theo lễ giáo Khổng - Mạnh.

Ở Bài hành về người, thiếu phụ phương Tây được sáng tác trong dịp Cao Bá Quát theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán ở Inđônêxia. Tiếng là được “dương trình hiệu lực” nhưng thực chất là điều đi phục dịch để “lấy công chuộc tội”. Tuy thế “có cuộc hoạn du mới biết cá lớn nghìn dặm”, trên hải trình công cán, nhà thơ mới có dịp tiếp xúc với những người châu Âu, với một nền văn minh xa lạ, từ đó mở rộng tầm mắt và tâm hồn. Đặc biệt, chuyến đi đã giúp tác giả phát hiện ra những nét mới đáng yêu của người đàn bà Tây phương và trong mắt Cao Bá Quát, người đàn bà Tây Phương hiện lên thật sinh động, hấp dẫn:

“Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau,
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu,”

Cuộc đời nhiều thăng trầm và bôn ba đã rèn cho Cao Bá Quát năng lực quan sát nhạy bén, sắc sảo. Chỉ vài chi tiết cụ thể theo lối tả thực, nhà thơ đã khắc họa được một hình ảnh đầy ấn tượng. Đó là màu áo trắng - “ tuyết” của người thiếu phụ Tây dương. Người phương Đông vốn vẫn coi màu trắng là màu của tang tóc. Ở đây, tác giả kín đáo cảm nhận màu áo đó như một vẻ đẹp. Tinh ý, ta có thể nhận thấy điều đó qua lối so sánh. Nhưng lạ hơn là hành vi của nàng “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu”. Người đàn bà Phương Đông mẫu mực, hiền thục là ke lo phận sự “nàng không sửa túi” cho chồng và cũng chỉ quen với việc “cử án tề mi” đâu có dám "tựa vai chồng” để cùng ngồi ngắm trăng một cách vừa “thiếu ý tứ“ vừa “vô lè’" như vậy? ơ đây, thậm chí, còn ngồi ngay trước sự quan sát của tất cả mọi người. Nhưng không thể phủ nhận đó là một cảnh rất đẹp. Màu trắng của áo, ánh sáng của vầng trăng và cử chỉ tựa vai chồng thật trữ tình, lãng mạn. Chắc chắn, đằng sau những nét bút miêu tả đó là cái nhìn ngạc nhiên, thú vị. Thú vị hơn vẫn là những cử chỉ thân mật, tự nhiên của nàng:

“Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,
Kéo áo rầm rì nói với nhau”

Nhưng tất cả những điều đó chưa gây ngạc nhiên bằng những hình ảnh tiếp theo sau này:

“Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy.”

Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy vẻ kiều mị, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình nũng nịu đòi sự chăm sóc chiều chuộng của chồng vẫn thật dễ thương. Tất cả đều được quan sát bằng một đôi mắt thật tinh tế và một ngòi bút miêu tả thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng chỉ được bộc lộ một cách kín đáo. Chính vì vậy mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong bài thơ mới mang những nét riêng đặc sắc. Ngày nay, những lời nói, cử chỉ hồn nhiên kia đối với con người Việt Nam hiện đại là quá đỗi bình thường, thậm chí chẳng có mấy ý nghĩa đặc biệt. Nhưng với thời bấy giờ, khi mà xã hội phong kiến Việt Nam còn bó buộc trong những quan điểm bảo thủ, thiển cận trong những lối tự tôn lố bịch, mù quáng thì việc tán thưởng, đồng tình với một vẻ dẹp xa lạ như thế là hành vi nghệ thuật thể hiện một quan niệm mới mẻ, hiện đại.

Những mạch cảm xúc trữ tình của tác giả không dừng lại ở đó. Toàn bộ bức tranh đầy gợi cảm về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, về cặp vợ chồng người Phương Tây dù được miêu ta rất thực, rất sinh động vẫn có vẻ như đóng vai trò của những chi tiết nhằm dồn nén cảm xúc để đến dòng thơ cuối cùng, con người ôm nỗi thống khổ rối bời và đặc biệt kín đáo ấy không thể kìm giữ được nữa, phải thốt lên lời tự than:

“Biết đâu nỗi khách biệt li này!”

Tưởng đâu là nỗi sầu xa xứ. Không phải, nỗi biệt li được gợi lên từ cảnh hạnh phúc, trìu mến của lứa đôi. Và ta có thể đoán được dòng chảy ngầm của tâm trạng tác giả: nỗi khát khao hạnh phúc gia đình, nỗi nhớ nhung tình chồng vợ. Sự giãi bày này lại cũng là một phương diện bộc lộ vẻ đẹp nhân văn sâu sắc trong tâm hồn người trí thức ngang tàng, phóng túng.

Bài tham khảo Mẫu 2

Thông qua bài thơ ta thấy Cao Bá Quát có cái nhìn sắc sảo, tinh tế, nhạy cảm bắt nguồn từ tình cảm tha thiết gắn bó với quê hương, nhớ thương người thân, không chịu được những nghịch cảnh, trớ trêu đầu trên quê hương hay những nơi khác lạ. Sau khi được định tội, triều đình tạm tha cho Cao Bá Quát và cho đi xuất dương hiệu lực trong phái đoàn do Đào Phú Trí là trưởng đoàn, Trần Tú Dĩnh là phó đoàn. Ở triều Nguyễn, đối với một người có thể sử dụng mà không may mắc tội thì nhà vua thường tạm tha và phân phối đi đến một đồn quân nào đó phục dịch để chuộc tội. Đó là hình thức “quân tiền hiệu lực”. Hoặc khi có một phái bộ nào xuất dương đi giao thiệp với nước ngoài thì những phạm nhân ấy cũng được đi theo phục dịch để lấy công chuộc tội gọi là "dương trình hiệu lực”, Cao Bá Quát cũng được xử trí theo những “đặc ân” đó.

Ngồi trên thuyền, giữa trùng dương rộng lớn, ông lại cảm thấy trong lòng đầy hào hứng, hùng khí lại ngùn ngụt như xưa:

“Gió Bắc đưa thuyền qua muôn trùng biển cả,

Ta ngâm câu thơ dưới cánh buồm mát dịu,

Có ai thử đem câu thơ kinh người của chàng Tiểu Tạ.

Mà đề lên khắp cái núi ở chân trời kia!”

Khi cánh buồm lộng gió đi vào trời nước bao la, ông tự hỏi: “Có ai học được nét vẽ của Tôn Vị ngày xưa để thử vẽ cái cảnh hùng vĩ này của một chàng ngâm thơ trên đầu ngọn sóng!”.

Ông ví mình như con hạc bị ốm, con chim hồng bị đau, đã bao lâu không con hi vọng, nên lại chắp cánh bay trên đường bay rộng lớn của chim bằng. Giận cho mình bao lâu chỉ làm một tài tử khốn cùng trong bút mực, anh trượng phu tầm thường giữa núi mây!

Ra nước ngoài, tầm con mắt ngài thêm mở rộng. “Cuộc ngoạn du, mới biết cá lớn nghìn dặm. Kiến thức hẹp hòi, khác nào nhìn con báo qua một chiếc ống chỉ thấy nó có một vằn".

Ông nghĩ tới lối học từ chương, thái độ đóng cửa không chịu tìm hiểu nước ngoài thật là nguy hiểm. Ý nghĩ này cọn được nêu lên trong bài ông đề cập Yên Đài Anh Ngữ của Bùi Ngọc Quỹ. Ông này đã đi sứ nước ngoài học được nhiều điều mới lạ. Cao tự trách mình: “Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt giũa câu văn, lải nhải nhai từng câu từng chữ. Có khác gì con sâu đo, muốn đo cả trời đất”.

Phái đoàn của ông đi Indonesia và Campuchia mục đích chủ yếu là đem đường bán cho nước ngoài để mua sắm những hàng xa xỉ cho triều đình. Ra nước ngoài, ông đã thấy đời sống của người Tây phương, lại thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng, ông cũng phần nào nhận thức được sự phát triển của các Tây phương và nguy cơ bị xâm lược của các nước Á Đông. Lòng yêu nước được kích thích, ông càng nhìn rõ hơn sự nhu nhược và bất lực của triều đình, tin tưởng vào sức mạnh phản kháng của nhân dân trước nạn ngoại xâm”.

Trở lại bài thơ Dương phụ hành, Cao Bá Quát như cầm bút viết ngay một cảnh tượng về cuộc sống của người phụ nữ Tây phương lướt qua con mắt quan sát của nhà thơ. Đây là một cuộc sống đối lập với người phụ nữ Việt Nam: Giữa cái thùy mị, kín đáo với cái nũng nịu phô trương từ cách ăn mặc đến cử chỉ:

“Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau

Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu”

Và, nhiều khi họ có cái nhìn tò mò đối với người lạ rồi bình phẩm, bàn tán - một thói xấu, một cử chỉ đến khó chịu:

“Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói

Kéo áo rầm rì nói với nhau...”

Ta hiểu người đàn bà Tây dương “níu áo chồng” rồi nói những gì đó với nhau, ẩn sau câu thơ là sự căm ghét của nhà thơ đối với lối sống đó.

Tiếp đó, Cao Bá Quát miêu tả bằng những lời thơ mộc mạc nhưng nói lên đầy đủ lối sống khác lạ, phè phỡn, no đầy của họ:

“Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay

Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay...”

Tay cầm cốc sữa mà “hững hờ” không muốn uống, cảnh tượng này đối lập với con người trong bài thơ “Giữa đường gặp người đói” - lời thơ như tiếng kêu xé lòng:

“Một con người thất thểu

Áo rách nón tả tơi...

Ngày hai cố chiếc tráp

Ngày ba nhịn đói dài...

Cảnh tiếp theo đối lập ngay với chính tâm trạng của nhà thơ:

Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy

Biết đâu nỗi khách biệt li này...”

Nghĩa là ở đây thì “bà đầm" uốn éo với chồng, nằm xuống được nhưng khi ngồi dậy phải có chồng nâng! Trong khi đó thì chính nhà thơ đang ở trong cảnh biệt li!

Thông qua bài thơ ta thấy Cao Bá Quát có cái nhìn sắc sảo, tinh tế, nhạy cảm bắt nguồn từ tình cảm tha thiết gắn bó với quê hương, nhớ thương người thân, không chịu được những nghịch cảnh, trớ trêu dầu trên quê hương hay những nơi khác lạ!

Như vậy ở bài thơ này, nhà thơ vừa nhìn thấy cái khác lạ trong đời thường, lại vừa thấm thía với bản thân mình.

Bài tham khảo Mẫu 3

Cao Bá Quát, một nhà thơ nổi tiếng thời kỳ triều Nguyễn, để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học Việt Nam. Thơ của ông không chỉ phản ánh lòng yêu nước và lòng nhân ái mà còn thể hiện sự sáng tạo và độc đáo trong cách viết. Bài thơ 'Dương Phụ Hành' là một minh chứng rõ ràng cho điều này.

Dương phụ hành là một tác phẩm được Cao Bá Quát viết khi ông đang phục vụ ở Indonesia. Mặc dù là một hành trình đi phục vụ nhưng nó cũng là cơ hội để ông tiếp xúc với vẻ đẹp mới và tiếp thu những trải nghiệm mới. Trong bài thơ, ông miêu tả hình ảnh một người phụ nữ Tây phương duyên dáng và xinh đẹp trong áo trắng tinh khôi.

“Thiếu phụ Tây Dương, mặc áo trắng tinh khôi,
Tựa vai chồng dưới ánh trăng vắng.”

Dường như với phần lớn người dân phương Đông, màu trắng pha không được xem là một màu sắc đẹp, mà thường mang theo một cảm giác tang thương, buồn bã. Ít ai dám mặc tự tin diện trang phục trắng ra ngoài, thường chỉ sử dụng như là lớp áo lót được che giấu bên trong, được che phủ bởi những mảnh trang phục khác màu. Tuy nhiên, người phụ nữ phương Tây lại vượt ra khỏi những quan niệm đó khi mặc một bộ váy trắng pha. Đáng ngạc nhiên hơn, trang phục ấy càng làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ. Hơn nữa, cô ấy công khai tỏ ra hạnh phúc khi tựa vào vai chồng để ngắm nhìn 'bóng trăng thâu', một hình ảnh mà đối với ngày nay có thể coi là lãng mạn, nhưng trong mắt của những người đã trải qua thời kỳ lễ giáo xưa thì lại có một sức hút đặc biệt. Tuy nhiên, với tầm nhìn và suy tư rộng lớn của mình, Cao Bá Quát lại cảm thấy hình ảnh ấy thật đẹp, thật duyên dáng và thật ngọt ngào, làm ông mơ ước rằng mình cũng có thể trải qua điều đó trong cuộc đời. Nhà thơ có vẻ ngạc nhiên và hứng thú như khi phát hiện ra điều gì đó mới lạ và thú vị, ông tiếp tục nhìn những cử chỉ thân mật, âu yếm mà người phụ nữ dành cho chồng mình, một cách tự nhiên và ấm áp.

“Nhìn thuyền Nam, đèn le lói,
Kéo áo rì rầm nói cùng nhau.”

Người phụ nữ kia thấy điều thú vị trên con thuyền, vì vậy cô nhẹ nhàng giật áo chồng để trò chuyện, chia sẻ, nhìn cô thật dễ thương và gần gũi. Hành động này đã đủ khiến người ta ngạc nhiên, nhưng nó vẫn chưa bằng ba câu sau đây:

“Cốc sữa đưa tay lười biếng,
Trời đêm gió sương lạnh thay!
Uốn éo muốn chồng dỗ dành dậy,”

Vợ chồng dựa vào nhau, cùng trải qua gió đêm lạnh lẽo, họ có ý định quay về nhà. Cô vợ thể hiện sự yếu đuối của mình bằng cử chỉ 'Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy'. Cái cử chỉ đó khiến người ta cảm thấy xao xuyến và đáng yêu đến lạ thường, đồng thời thấy lòng thương cho phụ nữ phương Đông, mà đôi khi không nghĩ tới việc được chồng quan tâm. Lời thơ của Cao Bá Quát như hơi thở dài và lòng ngưỡng mộ trước một nền văn hóa xa lạ. Tất cả những điều ông nhìn thấy từ vợ chồng người thiếu phụ chỉ là lý do, là động lực cho hàng ngàn cảm xúc dồn nén từ bấy lâu. Chỉ một câu thơ cuối mới tiết lộ tâm tư sâu kín của nhà thơ:

“Ai biết đâu nỗi xa lìa này!”

Nhà thơ nhìn thấy tình cảm ấm áp của vợ chồng và cảm thấy xót xa cho sự xa quê, xa nhà của mình. Tình cảm ấy khiến ông mường tượng về người vợ ở quê nhà, về một gia đình hạnh phúc, một mối quan hệ hòa thuận giữa chồng vợ, một tình cảm mà tốt biết mấy. Câu thơ cuối là lời than vãn của sự thiếu vắng nơi đất khách, đồng thời thể hiện cái tính cách phóng khoáng, cái vẻ đẹp nhân văn, mới lạ trong tâm hồn của nhà thơ.
Dương phụ hành là một tác phẩm nhân văn sâu sắc, phản ánh khát khao sâu thẳm trong con người, không kể đến màu da hay tôn giáo, mà là khao khát về một gia đình hạnh phúc, ấm áp. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm về quyền của phụ nữ trong gia đình, họ có quyền được chăm sóc, được âu yếm và được yêu thương sau tất cả những gì họ đóng góp cho gia đình.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!